Danh mục

Hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn - Hội An

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.06 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn - Hội An HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG THU BỒN – HỘI AN Triệu Trân Huân1 Võ Văn Minh2 Triệu Thy Hòa3 Tóm tắt: Bài báo này tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae). Hệ thực vật bậc cao ven bờ khu vực hạ lưu sông Thu Bồn có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn khu vực. Có 4 kiểu thảm thực vật chính tại khu vực đó là: Quần hợp Cứt lợn (Ageratum conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa); Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis); Quần hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Lau (Saccharum arundinaceum) – Sậy (Phragmites communis); Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans) Từ khóa: thực vật bậc cao, phân bố thực vật, quần hợp, hạ lưu sông Thu Bồn 1. Mở đầu Sông Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ thống các nhánh sông chằng chịt ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại, Hội An. Sông có độ dốc lớn, hằng năm thường xuyên có lũ xuất hiện, gây ngập lụt và sạt lở ở nhiều nơi. Để đối phó với hiện tượng sạt lở thì hiện nay người ta có xu hướng sử dụng thực vật thích hợp để giữ lại bờ sông, nó ít tốn kém và cung cấp nhiều lợi ích. Nội dung cơ bản của giải pháp trên là nghiên cứu lựa chọn những loại thực vật có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện ngập nước thường xuyên hoặc ở khu vực mái bờ chịu sự dao động của nước để trồng ở bờ sông nhằm phòng chống sạt lở vùng bờ. Việc nghiên cứu hệ thực vật ven sông có vai trò quan trọng để có thể đưa ra giải pháp quản lý, bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ và phòng chống sạt lở. Ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An, các nghiên cứu về hệ thực vật chỉ mới tập trung vào rừng dừa nước Bảy Mẫu [3], về quần xã cỏ biển [5], chưa có các đề tài nghiên cứu về thảm thực vật ven sông Thu Bồn. Bài báo này cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An, là cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm phòng chống và kiểm soát hiện tượng sạt lở ở khu vực này. 2. Nội dung 2.1 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu tài liệu 1 ThS, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng PGS.TS, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 3 ThS, Khoa Lý-Hóa-Sinh, Trường Đại học Quảng Nam 2 35 TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA - Phương pháp lập tuyến điều tra thực vật: Để tiến hành thu thập các số liệu về thành phần loài của hệ thực vật ven bờ chúng tôi sử dụng phương pháp lập tuyến điều tra 2 bên bờ sông. Lập 4 tuyến, mỗi tuyến dài 1km được đánh dấu tọa độ bằng máy GPS thuộc 4 địa điểm: Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Nam, Cẩm Thanh. - Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa: Sử dụng phương pháp thu mẫu thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn [8]. Các mẫu thu gồm có bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản. Mỗi mẫu đều được gắn nhãn (etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy, các đặc điểm quan trọng như dạng thân; màu sắc lá, hoa, quả; mùi vị đặc trưng (nếu có); có nhựa mủ hay không; môi trường sống...Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu mẫu, ép tạm thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm cồn 70%. - Phương pháp xác định danh tính khoa học: Sử dụng phương pháp so sánh hình thái kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu như: Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l'Indo-Chine); Bộ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam); Cây cỏ Việt Nam (3 tập) của Phạm Hoàng Hộ (1999). - Phương pháp lập bản đồ: Căn cứ vào số liệu về phân bố thực vật trong quá trình điều tra thực địa (bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo, xây dựng bản đồ phân bố thực vật. 2.2 Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thành phần loài thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn Thành phần loài sinh vật là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự đa dạng cũng như khả năng bền vững của hệ sinh thái. Kết quả điều tra theo tuyến nghiên cứu đã xác định được 46 loài thực vật bậc cao thuộc 43 chi 29 họ thực vật thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài, ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae) có 45 loài. Bảng 1. Danh mục thành phần loài TVBC ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn Stt Họ Loài Tên Khoa học Tên VN Ds I. NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) 1 Họ Ráng (Pteridaceae) Acrostichum aureum Ráng đại C II. NGÀNH THỰC VẬT HẠT KÍN (ANGIOSPERMAE) 36 2 Họ Rau dền (Amaranthaceae) Amaranthus spinosus Dền gai C 3 Họ Hoa tán (Apiaceae) Centella asiatica Rau má C 4 Họ Ráy (Araceae) Alocasia macrorrhizos Ráy C 5 Họ Cau dừa (Arecaceae) Nypa fruticans Dừa nước B 6 Họ Cúc Asteraceae) Ageratum conyzoides Cứt lợn C 7 Bidens pilosa Xuyến chi C 8 Eupatorium odoratum Cỏ lào B HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ… Stt Họ 9 Loài Tên Khoa học Tên VN Ds Wedelia chinensis Sài đất C 10 Họ Gạo (Bombacaceae) Ceiba pentandra Bông gòn G 11 Họ Vòi voi (Boraginaceae) Heliotropium indicum Vòi voi C 12 Họ Màn màn (Capparaceae) Gynandropsis gynandra Màn màn C 13 Họ Phi lao (Casuarinaceae) Casuarina equisetifolia Phi lao G 14 Họ Bàng (Combretaceae) Terminalia catappa Bàng G 15 Họ Trúc đào (Apocynaceae) Plumeria rubra Hoa sứ G Cyperus malaccensis Cỏ lác C Cyperus sp. Cỏ năng C Acalypha indica Tai tượng ấn C Euphorbia hirta Cỏ sữa lá lớn C Ricinus communis Thầu dầu B Sauropus androgynous Rau ngót B Crotalaria mucronata Lục lạc 3 lá B Mimosa pudica Trinh nữ C Mimosa pigra Mai dương B Clerodendrum aniculatum Xích đồng nam B Sida rhombifolia Ké hoa vàng C Urena lobata Ké hoa đào B 16 17 Họ Cói (Cyperaceae) 18 19 20 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 21 22 23 24 25 26 27 Họ Đậu (Fabaceae) Họ Hoa môi (Lamiaceae) Họ Bông (Malvaceae) 28 H ...

Tài liệu được xem nhiều: