Danh mục

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI Ở THAI TRƯỞNG THÀNH

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.98 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiểu ối là tình trạng thường gặp trong thai kì. Tần suất thiểu ối trong thai kì rất thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, công cụ chẩn đoán. Điều trị thiểu ối có nhiều phương pháp như: truyền dung dịch nhược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối, cho thai phụ uống nhiều nước, trong đó, uống nước là biện pháp điều trị được cho là có khả năng gia tăng thể tích ối, không xâm lấn và dễ thực hiện. Tại Việt Nam, việc cho thai phụ uống nước chưa được áp dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI Ở THAI TRƯỞNG THÀNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI Ở THAI TRƯỞNG THÀNH TÓM TẮT Thiểu ối là tình trạng thường gặp trong thai kì. Tần suất thiểu ối trong thai kì rất thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, công cụ chẩn đoán. Điều trị thiểu ối có nhiều phương pháp như: truyền dung dịch nh ược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối, cho thai phụ uống nhiều nước, trong đó, uống nước là biện pháp điều trị được cho là có khả năng gia tăng thể tích ối, không xâm lấn và dễ thực hiện. Tại Việt Nam, việc cho thai phụ uống nước chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của việc uống nước có thể làm tăng thật sự thể tích ối. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu nay nhằm đánh giá hiệu quả của việc uống nước ở thai phụ thiểu ối ở thai đủ trưởng thành có làm tăng thể tích ối và làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai hay không. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng tiến hành trên 158 trường hợp thai phụ thiểu ối (AFI# 5cm) có tuổi thai # 37 tuần. 79 thai phụ được phân bố ngẫu nhiên theo bảng block vào nhóm uống nước theo nhu cầu (nhóm A), 79 thai phụ còn lại vào nhóm uống 2 lít nước trong vòng hai giờ mỗi ngày cho đến lúc vào chuyển dạ (nhóm B). Chỉ số ối được đo trước phân nhóm và sau phân nhóm 5 giờ ở cả hai nhóm (sau khi hoàn tất việc uống nước 3 giờ ở nhóm uống nước) và được đo lặp lại mỗi ngày cho đến khi vào chuyển dạ. Hai nhóm được phân bố ngẫu nhiên và đồng đều về tuổi thai, thời gian theo dõi trước sanh, lượng nước ối trung bình trước nghiên cứu không khác nhau (p= 0.93). Kết quả: Chỉ số ối ở nhóm B sau uống nước 3 giờ tăng 2.15 cm so với nhóm A, KTC 95%: 1.52 – 2.77, p< 0.0001. Chỉ số ối đo ở ngày vào chuyển dạ ở nhóm B cao hơn nhóm A là 0.87 cm, KTC 95%: 0.11 – 1.62; p= 0.024. Than phiền thường gặp là đi tiểu nhiều lần nhưng trong mức độ chấp nhận được. Tỉ lệ chấp nhận uống nước của thai phụ là 98.73%. Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhóm A cao hơn nhóm B nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Uống nước giúp làm tăng chỉ số ối và đạt được sự chấp nhận điều trị của các thai phụ cao, do đó có thể ứng dụng cho điều trị thiểu ối. Để khảo sát vai trò của uống nước có thể cải thiện nguy cơ cho mẹ và thai chúng tôi cần nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn. ABSTRACT Objective: Oral maternal hydration is a tr eatment that may increase amniotic fluid index and may help decreasing maternal and fetal risks. Method: We conducted a randomized controlled trial on 158 pregnant who had AFI # 5 cm and beyond 37 weeks of gestation. They were randomized with 79 pregnant drank as they need (group A) and 79 pregnant drank 2 litres of fresh water within 2 hours everyday to delivery (group B). All pregnant in 2 groups were measured amniotic fluid index after randomized 5 hours (after 3 hours finished drinking water in group B) and repeated everyday til l delivery. Two groups had good randomize in basis characteristics, and mean AFI before randomized in 2 groups was not different (p= 0.93). Results: Mean AFI after 3 hours drinking water of group B was 2.15 cm higher than that of group A (95%CI : 1.52 – 2.77, p< 0.0001). Mean AFI on the delivery day of group B was 0.87 cm higher than group A (95%CI: 0.11 – 1.62; p= 0.024). The common complain was frequent urination but it was acceptable. 98.73% pregnant accepted to oral maternal hydration. The rate of C-section in group A was higher than group B but not significant. Conclusion: Oral maternal hydration help increasing amniotic fluid and and was mostly acceptable, so this treatment can be applied. We need further research with bigger sample size to evaluate the role of oral maternal hydration on maternal and fetal risks. Đặt vấn đề Thiểu ối là tình trạng thường gặp trong thai kì. Tần suất thiểu ối trong thai kì rất thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, công cụ chẩn đoán, dao động từ 2.3%(3) đến 4%(5); ở những trường hợp thai quá ngày tỉ lệ thiểu ối lên đến 12%(2). Thiểu ối thường đi kèm với những nguy cơ cho thai phụ và thai nhi khá rõ ràng: tăng tỷ lệ mổ sanh, tăng tỷ lệ thai suy và Apgar thấp sau sanh(1,5,8,14). Ở nước ta, do thiếu nhân lực và phương tiện theo dõi, thiểu ối được xem là thai kì có nguy cơ. Sự can thiệp ở những trường hợp thiểu ối rất đáng kể. Xử trí thiểu ối ở thai đủ trưởng thành thường được chọn là mổ sanh với tỷ lệ khá cao từ 35%(25), 45%(21) đến 98.9%(23). Có nhiều biện pháp điều trị thiểu ối đ ược nghiên cứu như: truyền dung dịch nhược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối, cho thai phụ uống nhiều nước(13,15-19), trong đó, uống nước là biện pháp điều trị được cho là có khả năng gia tăng thể tích ối, không xâm lấn và dễ thực hiện(7,15,24). Tại Việt Nam, việc cho thai phụ uống nước ...

Tài liệu được xem nhiều: