Hoàn thiện quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật Hình sự 2015
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 931.93 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ để xác định chính xác các yếu tố cấu thành tội phạm nhằm phục vụ công tác định tội danh; chỉ ra những hạn chế trong kỹ thuật trình bày điều luật cũng như trong việc áp dụng quy định pháp luật từ đó kiến nghị các giải pháp để khắc phục những hạn chế đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật Hình sự 2015 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 Nguyễn Khánh Hùng 1, Nguyễn Thị Hoàng Yến 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một tội phạm được quy định trongBộ luật Hình sự, là công cụ pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi phạm tội cũng như trong côngtác đấu tranh phòng, chống tội phạm này có hiệu quả. Hiện tại, quy định về tội phạm này trong Bộluật Hình sự còn chưa hợp lý dẫn đến việc hiểu các quy định của pháp luật và áp dụng tội phạmnày trên thực tiễn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Trong bài viết này, tác giả phân tích các dấuhiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ để xác định chính xác cácyếu tố cấu thành tội phạm nhằm phục vụ công tác định tội danh; chỉ ra những hạn chế trong kỹthuật trình bày điều luật cũng như trong việc áp dụng quy định pháp luật từ đó kiến nghị các giảipháp để khắc phục những hạn chế đó. Từ khóa: tội phạm giao thông đường bộ, vi phạm tham gia giao thông, quy định về tham giagiao thông đường bộ1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thường xuyên, gây ra những hậu quả rất nghiêmtrọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia giao thông. Theo các nghiên cứu trướcđây, 80% các vụ tai nạn giao thông xảy ra có nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông,do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông, quy tắc giao thông và văn hoá ứng xử khi tham giagiao thông (Đinh Thị Phương Dung, 2021). Trong đó chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan,đó là ý thức chấp hành các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người tham gia giao thôngkém dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên. Do đó, pháp luật hình sự quy địnhhành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng, nếu đủ các dấu hiệucủa tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự chính là:“Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định trong Bộ luật Hình sự năm2015 (sau đây gọi là BLHS). Trong BLHS, tội phạm này được quy định cụ thể như sau: “Điều 260. Tội vi phạm QUY định về tham gia giao thông đường bộ 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đườngbộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 219 a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quámức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tếdẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngănchặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giamgiữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Đây là một tội danh mới được xây dựng dựa trên cơ sở mở rộng yếu tố chủ thể cũng như hànhvi vi phạm của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy địnhtrong BLHS 1999 (Điều 202 BLHS 1999) (Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, 2018). Trong BLHS 2015,tội phạm này được quy định tại Điều 260.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp kết hợp bình luận. Trongđó, tác giả sẽ: - Phân tích diễn giải các khái niệm, các yếu tố cấu thành tội phạm và quy định của pháp luậthiện hành về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. - Tổng hợp các vụ án trong các bản án, diễn giải thành các tình huống phạm tội ngắn gọnnhằm minh họa cho các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.3. KHÁI NIỆM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAMGIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 3.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Định nghĩa tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có nănglực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạmđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật Hình sự 2015 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 Nguyễn Khánh Hùng 1, Nguyễn Thị Hoàng Yến 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một tội phạm được quy định trongBộ luật Hình sự, là công cụ pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi phạm tội cũng như trong côngtác đấu tranh phòng, chống tội phạm này có hiệu quả. Hiện tại, quy định về tội phạm này trong Bộluật Hình sự còn chưa hợp lý dẫn đến việc hiểu các quy định của pháp luật và áp dụng tội phạmnày trên thực tiễn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Trong bài viết này, tác giả phân tích các dấuhiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ để xác định chính xác cácyếu tố cấu thành tội phạm nhằm phục vụ công tác định tội danh; chỉ ra những hạn chế trong kỹthuật trình bày điều luật cũng như trong việc áp dụng quy định pháp luật từ đó kiến nghị các giảipháp để khắc phục những hạn chế đó. Từ khóa: tội phạm giao thông đường bộ, vi phạm tham gia giao thông, quy định về tham giagiao thông đường bộ1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thường xuyên, gây ra những hậu quả rất nghiêmtrọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia giao thông. Theo các nghiên cứu trướcđây, 80% các vụ tai nạn giao thông xảy ra có nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông,do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông, quy tắc giao thông và văn hoá ứng xử khi tham giagiao thông (Đinh Thị Phương Dung, 2021). Trong đó chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan,đó là ý thức chấp hành các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người tham gia giao thôngkém dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên. Do đó, pháp luật hình sự quy địnhhành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng, nếu đủ các dấu hiệucủa tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự chính là:“Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định trong Bộ luật Hình sự năm2015 (sau đây gọi là BLHS). Trong BLHS, tội phạm này được quy định cụ thể như sau: “Điều 260. Tội vi phạm QUY định về tham gia giao thông đường bộ 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đườngbộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 219 a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quámức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tếdẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngănchặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giamgiữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Đây là một tội danh mới được xây dựng dựa trên cơ sở mở rộng yếu tố chủ thể cũng như hànhvi vi phạm của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy địnhtrong BLHS 1999 (Điều 202 BLHS 1999) (Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, 2018). Trong BLHS 2015,tội phạm này được quy định tại Điều 260.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp kết hợp bình luận. Trongđó, tác giả sẽ: - Phân tích diễn giải các khái niệm, các yếu tố cấu thành tội phạm và quy định của pháp luậthiện hành về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. - Tổng hợp các vụ án trong các bản án, diễn giải thành các tình huống phạm tội ngắn gọnnhằm minh họa cho các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.3. KHÁI NIỆM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAMGIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 3.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Định nghĩa tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có nănglực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạmđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tội phạm giao thông đường bộ Vi phạm tham gia giao thông Quy định về tham gia giao thông đường bộ Bộ luật Hình sự 2015 Tai nạn giao thông đường bộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự 2015 – những điểm mới và kiến nghị
7 trang 50 0 0 -
60 trang 26 0 0
-
6 trang 25 0 0
-
4 trang 19 0 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6A - ThS. Ngô Minh Tín
56 trang 17 0 0 -
Bài giảng Bài 6: Tổn thương do tai nạn giao thông đường bộ
20 trang 16 0 0 -
Bài giảng Tổn thương do tai nạn giao thông đường bộ - ThS. Nguyễn Văn Luân
97 trang 16 0 0 -
Định giá hậu quả tai nạn giao thông đường bộ
5 trang 16 0 0 -
Thực hiện quy định quyền sống của con người theo Hiến pháp 2013
8 trang 16 0 0 -
Những nhân tố tác động đến hành vi lái xe không an toàn của tài xế xe ôm công nghệ tại Việt Nam
4 trang 14 0 0