Danh mục

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.58 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này trình bày thực trạng và các xu hướng M&A hiện nay, đồng thời cũng chỉ ra một số giải pháp cho hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TS. Phạm Long Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Nguyễn Thị Hiền Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội TÓM TẮT Trong những năm gần đây, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù M&A còn mới mẻ, nhưng đang có những bước đi đáng kể. Bên cạnh đó, ngành tài chính ngân hàng trong nước vốn đã có nhiều yếu kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài, việc thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế. Trước tình hình đó, ngân hàng thương mại muốn tồn tại và cạnh tranh với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước buộc phải thực hiện M&A để tạo thành ngân hàng quy mô lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn, và tăng năng lực cạnh tranh hơn. Nghiên cứu này trình bày thực trạng và các xu hướng M&A hiện nay, đồng thời cũng chỉ ra một số giải pháp cho hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Từ khoá: Hợp nhất, mua bán, ngân hàng thương mại, sáp nhập, Việt Nam. 1. Giới thiệu Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ. Dẫn đầu là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (TC-NH) ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp theo là Châu Âu, Mỹ La Tinh, và Châu Á... (Smith & cộng sự, 2012). Những cuộc M&A ngân hàng (NH) diễn ra trong các bối cảnh kinh tế khác nhau theo những đặc điểm của từng khu vực, nhưng mục đích cuối cùng là cải tổ lại hệ thống NH, tăng cường tính cạnh tranh và khai thác các lợi thế kinh tế. Do đó, ngày càng có nhiều tập đoàn TC-NH lớn được thành lập. Trong khi đó ở Việt Nam (VN), M&A dù mới mẻ nhưng cũng đang có những bước đi đáng kể. Ngành TC-NH tại VN vốn đã có nhiều yếu kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới (v.d., thiếu vốn đầu tư công nghệ hiện đại, trình độ nhân lực yếu kém, chất lượng các dịch vụ chưa cao...). Mặt khác, hiện nay các NH đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách mới, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức TC-NH nước ngoài vào VN, việc thực hiện các cam kết trong hiệp định thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước tình hình đó, NHTM muốn tồn tại và cạnh tranh với các tổ chức TC-NH nước ngoài thì các NH trong nước buộc phải mua bán hay sáp nhập với các NHTM khác để tạo thành các NHTM quy mô lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn, và tăng năng lực cạnh tranh hơn. Do đó, việc nghiên cứu về các hoạt động M&A của NHTM ở VN trong thời kỳ hội nhập quốc tế là công việc hết sức cần thiết. 2. Tổng quan cơ sở lý luận 2.1. Mua bán và sáp nhập (M&A) Thâu tóm (take over) là tên gọi chung cho các hành động làm chuyển đổi quyền kiểm soát doanh nghiệp từ nhóm chủ sở hữu này sang nhóm chủ sở hữu khác. Theo đó, hoạt động thâu tóm diễn ra khi bất cứ nhóm nào giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định. Sáp nhập (merger) là việc kết hợp giữa 2 hay nhiều tổ chức. Theo đó, chỉ còn 1 tổ chức tồn tại như thực thể pháp lý, tổ chức này tiếp nhận toàn bộ tài sản và nợ của các tổ chức đã sáp nhập. Mua bán 211 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (acquisition) là việc mua lại hoặc thôn tính quyền kiểm soát của tổ chức mà không cho ra đời một pháp nhân mới. Mua bán cũng có thể được thực hiện bởi chính đội ngũ quản lý trong tổ chức hoặc các nhà đầu tư bên ngoài (DePamphilis, 2008). Mặt khác, thuật ngữ M&A còn được xem xét trên nghĩa rộng với các hoạt động liên doanh, liên minh chiến lược, mua lại doanh nghiệp bằng vốn vay, thay đổi cơ cấu chủ sở hữu thông qua hoạt động mua bán cổ phiếu… (Hsieh & cộng sự, 2011). Tại VN khái niệm M&A được xác định theo như điều 43 và 153 của luật doanh nghiệp (Quốc hội, 2005b). Các khái niệm trên là cách hiểu phổ biến về M&A. Ngoài ra, theo Pearl & Rosenbaum (2013) thì thâu tóm, sáp nhập hay mua bán là những khái niệm tương đồng. Nếu một tổ chức được mua lại bởi cổ đông nội bộ thì gọi là hợp nhất, còn nếu vụ mua lại được thực hiện do đối tác bên ngoài thì gọi là sáp nhập. Trong khuông khổ của bài báo này, M&A được hiểu theo nghĩa là hoạt động nhằm làm thay đổi quyền kiểm soát của tổ chức. Hiện nay phong trào M&A đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, đây là cách thức được ưa chuộng để đạt được mục tiêu tăng trưởng và làm tăng giá trị của các cổ đông. Tuy nhiên, không phải tất cả các giao dịch M&A đều thành công. Mặt khác, M&A cũng có các hạn chế như tổ chức mới đối mặt với tăng quy mô nhưng không đạt về tính kinh tế, rủi ro gia nhập thị trường mới, tăng chi phí quản lý… (Dymski, 2002). M&A không chỉ diễn ra ở trong nước sở tại mà còn có các cuộc M&A xuyên quốc gia. Hoạt động M&A diễn ra sẽ giảm đi số lượng chủ sở hữu là các đối thủ cạnh tranh (Ayadi & Pujals, 2005). Do đó, sức nóng cạnh tranh giữa các bên liên quan không những giảm mà còn làm cho thị trường chung hạ nhiệt. Hơn nữa, tư tưởng cùng thắng (win-win) ngày càng chiếm ưu thế so với tư tưởng thắng thua (win-lose). Thương vụ M&A thành công thì giá trị của tổ chức thường lớn hơn tổng giá trị của từng tổ chức khi hoạt động riêng lẻ. Theo Chih (2001), giá trị cộng hưởng của tổ chức sau khi M&A là giá trị tăng thêm được tạo ra được tính theo Công thức 1. V = F(A+B) – [F(A) + F(B)] (1) V: giá trị cộng hưởng; F(A): giá trị của tổ chức A; F( ...

Tài liệu được xem nhiều: