Danh mục

Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp - những vấn đề đặt ra

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 608.84 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến nhất thế giới với hàng loạt ưu điểm như: Mềm dẻo, tính chủ động cao của người học, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học,... Tuy nhiên, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như: Kiến thức bị cắt vụn, chệch hướng động cơ học tập, thời gian học tập của sinh viên bị gò bó,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp - những vấn đề đặt ra 395 HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SV. Trần Thị Hoàng Lan TS. Trần Quang Thái Tóm tắt. Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến nhất thế giới với hàngloạt ưu điểm như: mềm dẻo, tính chủ động cao của người học, hiệu quả cao, đáp ứngnhu cầu đa dạng của người học,... Tuy nhiên, phương thức này cũng có những hạn chếnhất định, chẳng hạn như: kiến thức bị cắt vụn, chệch hướng động cơ học tập, thời gianhọc tập của sinh viên bị gò bó,... Với những ưu điểm như thế chúng ta nên tiếp thu vàphát huy hơn nữa, còn đối với những nhược điểm trên đòi hỏi cần phải có những giảipháp để khắc phục làm tăng thêm tính ưu việt cho phương thức đào tạo này. Từ khóa: Học tập, tín chỉ, học chế tín chỉ, sinh viên, giáo dục chính trị, côngtác xã hội,...1. Đặt vấn đề Có thể nói rằng, cách học của chúng ta khi học ở đại học sẽ hoàn toàn khác vớicách học ở phổ thông. Nếu ở phổ thông chúng ta được thầy cô ưu tiên theo cách thầyđọc – trò chép thì ở giảng đường đại học chúng ta sẽ không còn được ưu tiên như thếnữa, bởi vì ở môi trường đại học phương thức đào tạo không còn theo niên chế như ởphổ thông nữa mà là đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ. Để học một cách hiệuquả những chương trình ở bậc đại học ta cần thích nghi nhanh chóng với phương thứcđào tạo này. Đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm,giảng viên chỉ đóng vai trò làm người hướng dẫn. Vì vậy, để thích ứng một cách nhanhchóng phương thức này chúng ta cần nắm rõ những ưu điểm cũng như những hạn chếcủa phương thức này để hoàn thành chương trình giáo dục ở bậc đại học một cáchthuận lợi. Với tư cách là một sinh viên ngành Giáo Dục Chính Trị, khoa Giáo DụcChính Trị - Công Tác Xã Hội, Trường Đại Học Đồng Tháp, tôi muốn chia sẻ một sốvấn đề về ưu điểm, nhược điểm của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và tìmra những giải pháp khắc phục cho những hạn chế của phương thức này nhằm giúp sinhviên yên tâm hơn trong quá trình học tập ở giảng đường đại học.2. Học tập theo học chế tín chỉ: Ưu điểm và hạn chế Ở Việt Nam, ngay từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khuyến khíchcác trường chuyển đổi sang học chế tín chỉ, tuy nhiên số trường áp dụng mô hình nàycũng chưa nhiều, mặc dù đầu năm 2001, Bộ đã yêu cầu các trường đại học phải có lộtrình chuyển đổi sang mô hình này và hoàn thiện cho đến năm 2010. Riêng TrườngĐại Học Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ– TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và Công văn số 5830/VPCP – KGVX ngày04/09/2008 về việc đổi tên Trường Đại Học Sư Phạm Đồng Tháp thành Trường ĐạiHọc Đồng Tháp. Và kể từ năm 2008 trường đã chuyển đổi sang mô hình đào tạo theophương thức hệ thống tín chỉ nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người học.Cho đến nay trường đã hoạt động thành công mô hình này và đạt được những thànhtích đáng kể. [1] 396 2.1. Ưu điểm Thứ nhất, học tập theo học chế tín chỉ có tính linh hoạt và khả năng thích ứngcao, mang lại hiệu quả rất tích cực trong học tập, quản lí giáo dục, chi phí đào tạogiảm. Với mô hình học tập này, sinh viên được tự do lựa chọn chương trình và thờigian học phù hợp với điều kiện bản thân, từ đó tăng tính chủ động cho sinh viên, tăngtính tự học, tự tạo ra kiến thức. Bởi vì, học tập theo học chế tín chỉ lấy người học làmtrung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của ngườihọc. Trong phương thức này, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, đượctính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Người học tự học, tự nghiên cứu,giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động,sáng tạo của người học. Người học là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng thời cũnglà người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường laođộng ngoài xã hội. Trong phương thức đào tạo truyền thống, vai trò của người dạyđược coi trọng - lấy người dạy làm trung tâm. Ngược lại, trong phương thức đào tạotheo tín chỉ, vai trò của người học được đặc biệt coi trọng - lấy người học làm trungtâm. Việc lấy người học làm trung tâm là nội dung tất yếu và quan trọng trong phươngthức đào tạo hệ thống tín chỉ. [3] Thứ hai, học tập theo học chế tín chỉ chuyển quyền lựa chọn, quyết định mụctiêu giáo dục, kế hoạch học tập, môn học… từ nhà trường sang cho người học, tức làsinh viên được quyền lựa chọn những môn học mà mình thích hoặc có thể học thêmnhững môn ngoài chuyên ngành trên cơ sở nhà trường công khai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: