Danh mục

Hội Chứng Đau Trong Bệnh Thần Kinh

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.76 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội Chứng Đau Trong Bệnh Thần KinhBài này nói về Chứng Đau, trong Sách Thần Kinh Lâm Sàng do Bs Daniel Trương, Bs Lê Đức Hinh và Nguyễn Thị Hùng xuất bản năm 2004 (nhà xuất bản Y Học). Giới thiệu: Xuất phát từ tiếng Latin Poena, có nghĩa là sự trừng phạt, đau được định nghĩa là một trải nghiệm cảm giác và xúc cảm xuất phát từ tổn thương mô tiềm tàng hay tổn thương hiện tại. Đau được phân loại thành 3 loại chính như: 1) đau căn nguyên thần kinh, 2) đau tiếp nhận (nociceptive pain)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội Chứng Đau Trong Bệnh Thần Kinh Hội Chứng Đau Trong Bệnh Thần Kinh Bài này nói về Chứng Đau, trong Sách Thần Kinh Lâm Sàng do BsDaniel Trương, Bs Lê Đức Hinh và Nguyễn Thị Hùng xuất bản năm 2004(nhà xuất bản Y Học). Giới thiệu: Xuất phát từ tiếng Latin Poena, có nghĩa là sự trừng phạt, đau đượcđịnh nghĩa là một trải nghiệm cảm giác và xúc cảm xuất phát từ tổn thươngmô tiềm tàng hay tổn thương hiện tại. Đau được phân loại thành 3 loại chínhnhư: 1) đau căn nguyên thần kinh, 2) đau tiếp nhận (nociceptive pain) và đauvô căn cứ. Đau căn nguyên thần kinh là đau gây nên do rối loạn chức năng củahệ thống thần kinh. Bệnh nhân mô tả đau căn nguyên thần kinh là đau nhói,như dao đâm, như bị bắn, hay bị phỏng. Đau căn nguyên thần kinh cókhuynh hướng mạn tính và tái diễn, trừ đau thần kinh do herpes (herpeticneuralgia). Thí dụ của đau căn nguyên thần kinh bao gồm đau dây thần kinhtam thoa, loạn dưỡng giao cảm phản xạ (reflex sympathetic dystrophy), bệnhdây thần kinh do tiểu đường, đau thần kinh sau herpes, đau kiểu đồi thị, vàđau từ chấn thương tủy sống. Bệnh nhân thường mô tả đau cường phát docác kích thích mà thông thương không gây đau như chạm nhẹ, nước nónghay lạnh, (dị cảm đau). Đau quá mức là trạng thái cảm nhận đau mạnh hơndự kiến từ cường độ của kích thích cũng hiện diện trong đa u căn nguyênthần kinh. Sự chạm nhẹ gây nên một cảm giác rất đau đớn. Trong đau quá mức do nhiệt, sự cảm nhận nhẹ về nhiệt gây một cảmgiác đau. Đau quá mức và đau dị cảm thường hiện diện chung với nhau. Đau Tiếp Nhận (nociceptive pain) là sự cảm nhận của hoạt hóa cácthụ thể đau do tổn thương ở mô bên dưới (thí dụ đau do viêm khớp hay đausau chấn thương). Có 2 loại đau tiếp nhận: đau cơ thể và đau nội tạng. Đau cơ thể được khu trú và có tính chất đau nhức còn đau nội tạng,xuất phát từ nội tạng, có tính chất khu trú kém và có đặc tính ê ẩm và như bịco thắt. Đau Vô Căn Cứ kết hợp với các yếu tố tâm lý có hay không có cácbệnh nội khoa đi kèm. Đau và các triệu chứng kết hợp thường không tươngxứng với rối loạn phát hiện được. Xúc cảm và khí sắc làm biến đổi cơn đau và tất cả các cơn đau có yêutố tâm lý, dù vậy trong cơn đau vô căn, yếu tố tâm lý tương đối nổi trội hơn. Đau sợi cơ, đau cơ mạc khu vực, và đau dạng cơ thể là các thí dụ củađau vô căn. (Còn tiếp) Bs Daniel Trương, Giám Đốc Viện Parkinson và Rối Loạn Vận Động FountainValley, California 92708, Hoa Kỳ (phần thứ 2) (Tiếp theo) Giải Phẫu Học Của Cảm Giác Đau Có 3 loại thụ thể cảm nhận đau: thụ thể cơ nhiệt A-∂, thụ thể đa thứcC, và thụ thể đau ở da được mô tả gần đây chỉ bị kích hoạt trong quá trìnhviêm. Thụ thể cảm nhận đau cơ-nhiệt A-∂ có liên quan đến sợi nhỏ myelinA-∂ và đáp ứng chủ yếu với kích thích cơ học. Kích thích thụ thể cơ nhiệt A-∂ gây ra đau như dao đâm. Thụ Thể Đau Nhức C (C polymodal cociceptors) có liên quan đến sợikhông myelin C và đáp ứng với nhiều kích thích nguy hại khác nhau (đó làhóa học, nhiệt và cơ học). Thụ thể đau nhức C gây ra cảm giác như bị bỏngkhi bị kích thích. Loại thụ thể đau này cũng đóng vai trò trong quầng đỏ củada có liên quan đến hiện tượng viêm do thần kinh. Thụ Thể Kích Thích Viêm Được Cấu Thành Từ Các Sợi KhôngMyelin C. Khi không có viêm, chúng yên lặng và không đáp ứng với cảkích thích nguy hại mãnh liệt nhất. Xung tiếp nhận đau chuyển từ ngoại vi vào tủy sống qua rễ sau nhưcác xung điện trong quá trình dẫn nạp (transduction). Cường độ đau có khuynh hướng liên quan đến mức độ kích thíchnguy hại trong trạng thái đau bình thường. Tổn thương thần kinh có thể làm mẫn cảm các đường đến nguyên phátmột cách khác nhau, nơ rôn bậc hai trong tủy sống có thể hiểu hiện giảmngưỡng đau. Sự khử cử độc lập của sợi dây thần kinh có thể gây ra đau tự phát, đaudị cảm và đau quá mức (sự cảm nhận gia tăng quá mức đôi với kích thích cóhại). Có 2 loại nơ rôn ở đàng sau tủy sống. Nơ rôn tiếp nhận đặc hiệu và nơ rôn có diện động rộng (wide-dynamicrange neuron). Nơ rôn tiếp nhận đặc hiệu đáp ứng với một loại kích thích đặc biệt (thídụ như nhiệt, áp lực, v…v…). Nó có diện tham chiếu nhỏ và được tổ chứctheo định khu cơ thể. Nơ rôn có diện động rộng đáp ưng với nhiều loại kích thích. Nó códiện tham chiếu rộng. Các Đường Đến của cả Thụ Thể Đau A-∂ và C có thân tế bào ở HạchRễ Sau. Sợi đi vào tủy sống và cho ra các nhánh bên đi lên và đi xuống đểtạo thành bó Lissauer trên lớp nông của sừng sau trước khi đi vào sừng sau.Nơ rôn ở sừng sau tạo thành đường cảm nhận đau đi lên. Đường cảm nhận đau đi lên bao gồm bó gai-thị, bó gai-lưới, cột sau,hệ bản thể tủy sống và bó gai trung não. Bs Daniel Trương, Giám Đốc Viện Parkinson và Rối Loạn Vận Động FountainValley, California, 92708, Hoa Kỳ Sách Thần Kinh Học Lâm Sàng, năm 2004 Hội Chứng Đau Trong Bệnh Thần Kinh (Phần 3) Bác Sĩ Daniel Trương, Bs Lisa H. Brauer và người dịch: Bs ĐỗVăn Hùng Đồi thị giữa nhận kích thích từ các nơ rôn lớp VI đến lớp IX. Nhữngnơ rôn này có diện tiếp nhận rộng và thường ở hai bên. Chúng phóng chiếuđến cấu tạo lưới của thân não, chất xám quanh kênh não (periaqueductalgray), và hạ đồi. Những sợi này tiếp khớp thần kinh với các nơ rôn phóngchiếu đến hệ viền, vỏ não cảm giác cơ thể và các trung tâm vỏ não khác.Những sợi này được coi là có liên quan đến khía cạnh cảm xúc của đau. Bó gai-lưới và tủy sống-trung não có liên quan đến đáp ứng phản xạtự chủ và những mặt hành vị và động cơ của đau. Những nơ rôn này đi lênđôi bên và tận cùng ở một số cấu trúc, bao gồm chất xám quanh kênh, cấutạo lưới và hệ viền. Cột sau truyền các cảm nhận bản thể và cũng có thể ức chế dẫn truyềnkích ...

Tài liệu được xem nhiều: