Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8) Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8) Hỏi: -Tôi là người đã bị tiểu đường lâu năm và cố gắng ăn uống, thể dụccẩn thận để giảm bớt việc dùng thuốc không cần thiết. Tôi nhận thấy rằngkhi tập thể dục quá mạnh bạo, đường đo lại có vẻ cao hơn là khi tập vừa vừa.Xin bác sĩ giải thích hiện tượng này, tôi nên tập như thế nào? -Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tậpthể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cầnăn uống như thế nào và tập thể dục như thế nào? Mỗi ngày tập bao nhiêulâu? (Hùng, Nam, bà Phấn) -Tôi bị tiểu đường, nghe nói cần tập thể dục, nhưng đôi khi trong lúcđang tập thể dục, tôi bị choáng váng muốn té. Như vậy có nguy hiểm không?Và tôi có nên tập thể dục nữa hay không? Làm sau để tránh việc bị choángváng lúc tập thể dục? (Anh) -Tôi nghe nói mập thì dễ bị tiểu đường, nếu giảm cân, có giúp giảmbệnh tiểu đường hay không? Ngoài ra có cách nào khác giúp phòng bệnhnày hay không? Có cách nào để biết trước mình sẽ bị tiểu đường để tìm cáchđề phòng hay không? (Hung, Brian) Đáp: Làm sao để sống vui với bệnh tiểu đường (tiếp theo) Ðể sống vui với bệnh tiểu đường, những điều chính mà ta cần chú ýđể điều chỉnh lối sống của mình là: -Ðể ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp. -Tránh thuốc lá. -Thể dục và vận động thể lực thích hợp. -Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thíchhợp bằng thuốc men cũng như thể dục và ăn uống. -Biết cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh cũng nhưtác dụng phụ của thuốc men. -Hợp tác chặt chẽ và vui vẻ với bác sĩ để kiểm soát bệnh, phòng, pháthiện và chữa sớm các biến chứng. Tránh thuốc lá Khoảng trên 25% những bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường lànhững người hút thuốc. Bỏ thuốc là một trong những điều quan trọng và hữuích nhất mà bệnh nhân tiểu đường có thể làm để cải thiện sức khỏe của họ.Những người bị tiểu đường mà lại hút thuốc sẽ nhận những hậu quả sau đây: -Hút thuốc làm tăng tỉ lệ tử vong ở những người bị tiểu đường. -Hút thuốc làm tăng mức mỡ trong máu. -Hút thuốc gây khó khăn cho việc kiểm soát mức đường trong máu. -Những người hút thuốc cũng bị tăng nguy cơ bị các biến chứng thầnkinh của bệnh tiểu đường. -Những người hút thuốc cũng bị tăng nguy cơ bị suy thận dẫn đếnphải lọc thận nhân tạo, và giảm tuổi thọ so với những người bị lọc thậnnhưng không hút thuốc. Ðiều đáng mừng là cai hút thuốc có thể làm giảm các nguy cơ kể trên.Dĩ nhiên, cai thuốc không phải là điều dễ, tuy nhiên với quyết tâm và với sựgiúp đỡ của các bác sĩ cũng như các chương trình giúp cai thuốc, rất nhiềungười bị tiểu đường đã thành công trong việc bỏ thuốc. Thể dục và vận động thể lực thích hợp Các tác dụng của thể dục có thể chia làm hai nhóm chính là tác dụngtức thì (ngay trong lúc thể dục và trong vòng 24 tiếng đồng hồ), và tác dụngdài hạn (xảy ra nhiều ngày, tuần hoặc năm sau khi tập). Tác dụng tức thì của thể dục: Ở những người kiểm soát mức đường tốt với insulin, thể dục làm chomức đường hạ thấp ngay trong lúc thể dục. Sau khi thể dục vài tiếng đồnghồ, đường huyết có thể hạ một lần nữa, khi mà cơ thể chuyển đường trongmáu vào các nhà kho để dự trữ. Do đó, ở những người (mà mức đường đượckiểm soát tốt) này, việc tập thể dục hoặc vận động thể lực có thể giúp giảmnhu cầu insulin. Ngược lại, ở những người mà mức đường không được kiểm soát tốt,thể dục có thể lại có thể làm tăng mức đường một cách tạm thời. Do đó, nếumức đường cao hơn 250 mg/dL, bệnh nhân thường được khuyên nên trìhoãn việc tập thể dục cho đến khi mức đường máu được kiểm soát đúng mứchơn. Tác dụng lâu dài của thể dục: Thể dục giúp giảm cân, hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, cải thiện việcduy trì mức đường huyết, đem lại cảm giác khỏe khoắn cho những người bịtiểu đường. Nó có thể giúp ngừa tiểu đường loại 2 ở những người có nguycơ cao bị tiểu đường, như bị quá cân, mập phì, tổn thương khả năng điềuchỉnh mức đường máu, hoặc gia đình có tiền sử bị tiểu đường loại 2. Dù mớibị hay bị tiểu đường đã lâu, thể dục đều có ích. Thể dục có thể giúp giảm nhu cầu dùng thuốc của bệnh nhân, thậmchí có thể giúp cho mức đường huyết được kiểm soát mà không cần phảidùng thuốc (trong một số các trường hợp nhẹ). Tuy nhiên, cần chú ý là dùcho thể dục giúp giảm mức đường máu đến mức không cần phải dùng thuốc,ta cũng vẫn cần phải theo dõi mức đường thường xuyên để dùng thuốc trởlại khi cần thiết. Một nghiên cứu lớn ở Anh cho thấy, những người khôngdùng thuốc thường bị các biến chứng của tiểu đường hơn. Vì sau khi ngưngthuốc một thời gian, họ lơ là việc theo dõi mức đường, và mức đường caotrở lại mà họ không biết, và nếu đường cứ cao liên tục, có khi chỉ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học bệnh thường gặp dinh dưỡng cho sức khỏe y học phổ thông tài liệu y học giáo dục y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0