Danh mục

Hướng dẫn sử dụng Thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản: Phần 1

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 Tài liệu Thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản trình bày một số thuốc và phương pháp phòng trị bệnh trên cá tôm; phương pháp phòng trị bệnh cá, tôm. Tham khảo nội dung Tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sử dụng Thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản: Phần 1 ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP ----------THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Hà nội, 2010 MỘT SỐ THUỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CÁ TÔM.A. MỘT SỐ THUỐC THƯỜNG DÙNG.I. Tác động của thuốc và hóa chất1.1. Tác động cục bộ và tác động hấp thuCăn cứ vào sự phát huy tác động của thuốc, thuốc lưu lại bộ phận bôi hay tiêm hoặchấp thu vào trong cơ thể để xác định.Tác động cục bộ: hiệu lực của thuốc được phát huy tại chỗ. Ví dụ: Bôi cồn iod có tácdụng ngoài da…Tác động cục bộ không chỉ biểu hiện bên ngoài cơ thể mà còn biểuhiện bên trong cơ thể như thuốc trị bệnh đường ruột phát huy tác động trước khi đượchấp thu vào máu.Tác động hấp thu: hiệu lực của thuốc được phát huy khi thuốc được hấp thu vào hệtuần hoàn.1.2. Tác động chính và tác động phụKhi sử dụng một loại thuốc nào đó có thể phát sinh 2 loại tác động:Tác động chính làtác động chủ yếu của thuốc khi điều trị mong muốn. Tác động phụ là tác động kèmtheo. Khi sử dụng thuốc cần đề phòng sự nguy hại của tác động phụ. Các nhà bào chếthuốc tìm mọi cách để giảm tối thiểu các tác dụng phụ.1.3. Tác động trực tiếp và tác động gián tiếpTác động trực tiếp: chỉ phản ứng của thuốc phát sinh trực tiếp tại nơi thuốc tiếp xúc.Tác động gián tiếp: chỉ phản ứng của thuốc ở bộ phận khác không do thuốc trực tiếptác động.1.4 Tác động chuyên trị và tác động chữa trịTác động chuyên trị: tác động trên căn bệnh. Tác động chữa triệu chứng: chỉ làm mấthoặc giảm triệu chứng bệnh, không có (hoặc có rất ít) tác động trên căn bệnh.1.5 Tác động hiệp đồng và tác động tương kỵHiệp đồng cộng (cộng lực bổ sung hay hiệp đồng bổ sung): (A+B) = (A) + (B). Hiệpđồng nhân (cộng lực bội tăng hay hiệp đồng bội tăng): (A+B) > (A) + (B). Tương kỵnhau nếu chúng làm mất tác động của nhau hoặc gây thành chất độc. Tương kỵ sinhlý: khi phối hợp sẽ gây hiện tượng sinh lý trái ngược nhau, làm triệt tiêu tác động củanhau. Tương kỵ hóa học: khi phối hợp sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm mất tác độngcủa nhau hoặc hợp thành chất độc nguy hiểm. Tương kỵ vật lý: khi kết hợp 2 chấtngoài cơ thể có sự xung khắc về vật lý làm mất tác dụng hoặc làm biến dạng thuốc. *Ứng dụng của tác động tương kỵ trong điều trị và giải độc: Trong điều trị,không dùng những chất tương kỵ nhau. Trong khi đó, tác động giải độc thì thườngdùng những chất đối kháng với chất độc để giải độc. Có 3 phương pháp: + Giải độc bằng phương pháp vật lý: là làm cho chất độc không được hấp thuhoặc hấp thu rất ít vào cơ thể, chứ không làm chất độc trở thành không độc. + Giải độc bằng phương pháp hóa học: là làm cho chất độc trở thành chất khôngđộc bằng những phản ứng hóa học như kết tủa, oxy hóa, trung hòa. + Giải độc bằng phương pháp sinh lý: là dùng những chất có tác động sinh lýđối kháng nhau để làm mất tác động sinh lý đối kháng nhau để làm mất tác động độc.II. CÁC YẾU TỐ HƯỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC VÀ HÓA CHẤT2.1 Yếu tố về bản thân vật chủ (yếu tố bên trong): • Do loài vật nuôi: cùng một loại thuốc, loài vật này có thể nhạy cảm hơn loài khác. • Do tuổi vật nuôi: Vật nuôi non và già dùng liều nhẹ hơn động vật trưởng thành. Vật còn non có tầm vóc và thể trọng bé hơn vật trưởng thành, các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự trao đổi chất và chuyển hóa tổ chức khác động vật trưởng thành, từ đó tính cảm thụ đối với thuốc và hóa chất của động vật non khác động vật trưởng thành cả về lượng lẫn chất. Vật nuôi già có sự chuyển hóa giải độc và thải trừ thuốc kém hơn động vật non. • Tính cảm thụ của từng cá thể. • Tình trạng cơ thể: Nhiều loại thuốc chỉ có tác động mạnh khi cơ thể ở trạng thái bệnh, khi cơ thể bình thường không có tác động. Bệnh ở thể mãn tính phải dùng liều cao hơn thể cấp tính.2.2 Yếu tố bên ngoài a. Yếu tố về thuốc: • Do tính chất của thuốc: thuốc dễ phân ly có tác động nhanh và ngược lại (về hoá tính). Thuốc ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn. thuốc tan nhiều hoặc bay hơi và khuếch tán mạnh thì tác động nhanh, mạnh hơn thuốc ít tan hoặc bay hơi và khuếch tán chậm (về lý tính). Do cách tác động thuốc như vậy nên trong trị liệu thường dùng liều lượng từ thấp đến cao. • Tác động của thuốc phụ thuộc rất lớn vào cường độ phản ứng của thuốc và đặc trưng cơ sở của sinh vật. • Phụ thuộc phương pháp dùng thuốc: tiêm thuốc có tác động nhanh hơn trộn thuốc vào thức ăn; tiêm tĩnh mạch có tác động nhanh hơn tiêm vào cơ. • Phụ thuộc nồng độ thuốc: trong phạm vi nhất định nồng đồ thuốc tăng, tác dụng của thuốc cũng tăng. • Phụ thuộc nhiệt độ và thời gian: khi dùng phương pháp tắm hoặc ngâm cá thì tác động của thuốc liên quan đến nhiệt độ và thời gian. b. Yếu tố về môi trường Nếu vật nuôi bị bệnh mà được sống trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp, đượcchăm sóc tốt tác động của thuốc cũng được phát huy. Kết quả nghiên cứu thựcnghiệm cho thấy hàm lượng hữu cơ hòa tan trong nước càng lớn, độ trong của nướccàng thấp thì hiệu quả của CuSO4 giảm. Nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ cứng, Oxy hoà tancũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.2.3 Những hiện tượng dược lý xuất hiện trong quá trình tác động của thuốc:a. Quen thuốc Những thuốc dùng trong thời gian dài tác động của nó yếu đi và phải dùng liềucao hơn mà không gây tác động đáng kể. Về phương diện sinh học, tính quen thuốc làhiện tượng thích nghi của tế bào đối với môi trường hóa học, do đó đưa đến suy giảmtác dụng. Thường xảy ra ở những dược phẩm tác động trên hệ thần kinh trung ương.b. Tính tích lũyLà tính chất của một số thuốc ít bị phân hủy trong cơ thể, do đó nếu dùng nhiều lầntrong một thời gian có thể tích lũy thành liều ngộ độc.c. Tính nghiện thuốcLà tính quen thuốc kết hợp với sự nô lệ của cơ thể đối với tác động của thuốc.d. Hưng phấn – Kích thích – ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: