Danh mục

Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Kiên Giang

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.19 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Kiên Giang" xem xét thực trạng phát triển đô thị và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị theo hướng bền vững của tỉnh Kiên Giang. Bài viết chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân trong huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển đô thị bền vững ở Kiên Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Kiên Giang RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở TỈNH KIÊN GIANG Bùi Quang Tuấn* Nguyễn Duy Linh Thảo** Tóm tắt: Phát triển đô thị bền vững đang là một xu thế mạnh mẽ trên thế giới. Phát triển đô thị ở tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh mới cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên để phát triển đô thị bền vững, cần phải đảm bảo nhiều yếu tố tổng hợp trong đó có nguồn lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết xem xét thực trạng phát triển đô thị và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị theo hướng bền vững của tỉnh Kiên Giang. Bài viết chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân trong huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển đô thị bền vững ở Kiên Giang. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để huy động nguồn lực tài chính cho đầu tưphục vụ phát triển đô thị bền vững ở Kiên Giang. Từ khóa: Bền vững; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Đô thị; Kiên Giang. 1. Đặt vấn đề Tương lai của loài người sẽ chủ yếu là ở thành phố. Vào năm 2050, Liên hiệp quốc dự báo có trên 2/3 dân số thế giới sẽ di chuyển đến làm việc, học tập và sinh sống ở các thành phố [18]. Do đó, khi bàn đến các vấn đề bền vững thì không thể không bàn tới các vấn đề phát triển bền vững đô thị. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang kèm theo nhiều vấn đề ở các thành phố như sức ép dân số đến cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ xã hội. Các vấn đề khác như tình trạng ô nhiễm môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính và các vấn đề tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng là vấn đề lớn ở nhiều thành phố. Để giải quyết các vấn đề đó, bên cạnh chính sách, thể chế, lập quy hoạch, việc huy động nguồn vốn để tập trung phát triển đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu có vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam cũng vậy, đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế cũng góp phần đáng kể cho sự phát triển đô thị. Theo các chuyên gia, để đáp ứng mục tiêu phát triển hạ tầng đô thị, các tổ chức tài trợ quốc tế tính toán lượng vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở đô thị lên tới hàng chục tỷ USD, chiếm trung bình 20% tổng * PGS. TS, Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam, email: bqt313@gmail.com. ** Thạc sĩ, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, email: ndlthao@yahoo.com. 591 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG GDP của quốc gia. Theo Bộ Xây dựng, để đáp ứng các mục tiêu mà Việt Nam đặt ra đối với phát triển hạ tầng đô thị từ năm 2006 đến 2020, các tổ chức tài trợ quốc tế tính toán lượng vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở đô thị đã lên tới hàng chục tỷ đô la Mỹ (USD), chiếm khoảng 15% đến 20% tổng GDP của Việt Nam, Cụ thể, năm 2010 đầu tư khoảng 18 tỷ USD, đến năm 2020 khoảng 46 tỷ USD [3]. Bên cạnh vốn đầu tư từ ngân sách vốn hạn hẹp, rất cần bổ sung nguồn lực tài chính ngoài nhà nước và đầu tư của nước ngoài. Do đó, nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều này đến lượt nó đòi hỏi phải tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc các nguồn vốn quốc tế cho phát triển đô thị bền vững, với các cơ chế ưu đãi hợp lý. Thông qua xem xét kinh nghiệm thực tiễn huy động đầu tư cho phát triển đô thị trên thế giới và Kiên Giang, bài viết có mục tiêu đề xuất các giải pháp huy động các nguồn lực tài chính để phát triển đô thị theo hướng bền vững ở tỉnh Kiên Giang. Bài viết dùng cách tiếp cận định tính và sử dụng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh. Bài viết sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ những nguồn tư liệu của tỉnh Kiên Giang. 2. Một số vấn đề chung Đô thị bền vững (sustainable citiy) và phát triển đô thị bền vững đã được đề cập ở nhiều văn bản và các nghiên cứu khác nhau. Mục tiêu thứ 11 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững - SDG 2030 - mà Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra là “Thành phố và cộng đồng bền vững” với nội dung là phát triển các thành phố và khu dân cư thành một nơi bao quát, an toàn, tiến bộ và bền vững [20]. Điều này cho thấy phát triển đô thị bền vững có vai trò rất quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của thế giới. Theo Timothy F. Slaper và cộng sự (2011), đô thị bền vững là đô thị được thiết kế có cân nhắc đến các khía cạnh xã hội, kinh tế, môi trường và có môi trường sống linh hoạt cho các cư dân hiện tại, mà không ảnh hưởng đến khả năng trong tương lai các thế hệ tiếp theo [25]. Mega và cộng sự (1998) cho rằng bản chất của phát triển thành phố bền vững là một thành công trong việc cân bằng kinh tế và môi trường thông qua các quá trình có sự tham gia tích cực của dân cư [22]. Một thành phố bền vững được tổ chức để cho mọi công dân được đáp ứng nhu cầu và nâng cao phúc lợi của họ, mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên hoặc gây nguy hại cho điều kiện sống của những người khác, bây giờ và trong tương lai [21]. Một khía cạnh rất quan trọng được nhấn mạnh liên quan đến việc đạt được phát triển đô thị bền vững ở các thành phố được Burgess, R và cộng sự (2000) nhắc đến là phải tuân thủ nguyên tắc các nguồn lực không vượt quá khả năng môi trường của nó, công bằng, thúc đẩy công bằng xã hội [17]. Một số học giả châu Âu cũng có quan điểm khá tương đồng về đô thị phát triển bền vững khi định nghĩa “phát triển đô thị bền vững là mang lại các dịch vụ môi trường, xã hội và kinh tế cơ bản cho tất cả cư dân mà không đe dọa đến khả năng tồn tại của các hệ thống tự nhiên, xây dựng và xã hội mà trên đó của những dịch vụ này phụ thuộc” [19]. 592 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: