Danh mục

Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTMS – DVT)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.08 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTMS – DVT)Sau khi ra ngoài động mạch hoặc tĩnh mạch, máu thường có khả năng đông lại, nhờ đó cơ thể không bị mất máu nhiều. Trong điều kiện bất thường, máu đông ngay trong động mạch hoặc tĩnh mạch; cả hai trường hợp đều có thể nguy hiểm. Còn được gọi bằng những thuật ngữ Việt Nam chưa đồng nhất như Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTMS) hoặc Máu Đông Trong Tĩnh Mạch Sâu (Deep Vein Thrombosis - DVT), chứng máu đông trong các tĩnh mạch sâu có thể phát triển khi máu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTMS – DVT) Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTMS – DVT) Sau khi ra ngoài động mạch hoặc tĩnh mạch, máu thường có khả năngđông lại, nhờ đó cơ thể không bị mất máu nhiều. Trong điều kiện bấtthường, máu đông ngay trong động mạch hoặc tĩnh mạch; cả hai trường hợpđều có thể nguy hiểm. Còn được gọi bằng những thuật ngữ Việt Nam chưa đồng nhất nhưHuyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTMS) hoặc Máu Đông Trong Tĩnh MạchSâu (Deep Vein Thrombosis - DVT), chứng máu đông trong các tĩnh mạchsâu có thể phát triển khi máu đông trong lòng một tĩnh mạch nằm sâu trongcơ thể như tĩnh mạch ở chân. Huyết đông và đóng thành khối nơi đây có thểlàm tắt nghẽn toàn phần hoặc một phần sự di chuyển của máu. Chứng này ít xảy ra ở lứa tuổi dưới 40 nhưng thường thấy ở ngườitrên 80 (gần 500 người trên 80 thì 1 người có thể mắc phải). Chứng HKTMS thông thường thấy ở bắp chân, nhưng có thể xảy ra ởbắp đùi. Đôi khi HKTMS cũng xảy ra ở các tĩnh mạch sâu khác trong cơ thể. Triệu chứng và dấu hiệu Một huyết khối trong tĩnh mạch sâu thường tạo nên một khối máu dài,mềm với một đầu dính vào vách trong của tĩnh mạch. Khối máu đông này cóthể trở nên lớn hơn nhiều và tách rời vào dòng máu. Khi khối máu tách ra,nó được xem như là một vật làm nghẽn mạch (embolus), và vật làm nghẽnmạch (VLNM) này có thể được mang đi trong dòng máu đến những tĩnhmạch lớn hơn ở chân. Sau đó, vật làm nghẽn mạch (VLNM) có thể được mang lên tĩnh mạchlớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ, và vào tim. Từ tim, vật làm nghẽn mạch(VLNM) lại bị đưa đẩy ra các động mạch vào phổi và làm nghẽn nhữngđộng mạch này, cuối cùng gây nên chứng Nghẽn Mạch Phổi (NMP) -Pulmonary Embolism (PE). Nghẽn mạch phổi (NMP) nặng quá sẽ làm phổixẹp và tim suy. Chứng này là một trong những nguyên nhân chết đột ngột. Những triệu chứng và dấu hiệu có thể phát hiện trong trường hợp bịHuyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (HKTM S) ở chân gồm: s ưng, đau, đỏ - nhất làphía sau chân, bên dưới đầu gối. HKTMS (DVT) thường xảy ra ở một chân - nhưng cũng có thể cả haichân. Chỗ đau có thể tăng khi co gập chân về phía đầu gối. Đôi khi không có một triệu chứng hoặc dấu hiệu ở chân đang bịHKTMS. Do đó, chứng này có thể chỉ được phát hiện sau khi có biến cốNghẽn Mạch Phổi (NMP) vì hậu quả của máu đông trong tĩnh mạch chân. Triệu chứng và dấu hiệu của Nghẽn Mạch Phổi (NMP) gồm khó thở,đau ngực và ngất xỉu - khi thật nặng. HKTMS (DVT) và Nghẽn Mạch Phổi(NMP) như vậy nên được xem như là những chứng nguy hiểm cần đượcđịnh bệnh và điều trị khẩn cấp. Nguyên nhân HKTMS (DVT) đôi khi xảy ra không một nguyên nhân rõ rệt bêntrong một tĩnh mạch có vẻ bình thuờng. Tuy nhiên, nguy cơ dễ mắc chứngHKTM (DVT) gia tăng trong một số trường hợp sau đây. Bất động - Nếu cơ thể bất động hoặc ít di động, máu trong tĩnh mạchsẽ chảy chậm luân lưu và làm tăng nguy cơ máu đông. HKTMS (DVT) cóthể xảy ra sau một cuộc giải phẫu kéo dài hơn 30 phút. Trong thời gian giảiphẫu, dưới sự gây tê mê, chân bị bất động và máu di chuyển trong tĩnh mạchchậm lại. Bệnh hoạn hoặc thương tích cũng gia tăng nguy cơ bị HKTMS(DVT). Mặt khác, hành trình lâu dài trên máy bay, tầu lửa và xe hơi cũng cóthể tăng nguy cơ HKTMS (DVT). Tổn thương ở tĩnh mạch Nếu vách trong của tĩnh mạch bị tổn thương, nguy cơ bị HKTMS(DVT) sẽ gia tăng. Những chứng Viêm mạch (Vasculitis) và một số phươngcách điều trị - như Hoá trị - có thể gây tổn thương ở tĩnh mạch, và gia tăngnguy cơ bị HKTMS (DVT). Hơn nữa, chính HKTMS lại có thể làm tổnthương vách trong tĩnh mạch và tăng nguy cơ bị thêm một HKTMS (DVT)khác trong tương lai. Một số trường hợp bệnh lý và di truyền Nguy cơ bị HKTMS (DVT) cũng gia tăng trong một số trường hợpbệnh lý và di truyền làm cho sư đông máu xảy ra quá dễ hơn bình thường. Thuốc ngừa thai và thuốc Hồi xuân Cả thuốc ngừa thai và thuốc Hồi xuân (Hormone ReplacementTherapy - HRT - Liệu pháp dùng Kích Thích tố) đều có chứa kích thích tốcủa người nữ là oestrogen. Chất oestrogen này làm cho máu dễ đông hơn, dođó gia tăng nguy cơ bị HKTMS (DVT). Những lý do đáng lưu ý khác Người bị ung thư, suy tim có nguy cơ HKTMS (DVT) nhiều hơn.Tuổi trên 40 cũng tăng nguy cơ bị HKTMS (DVT). Mang thai và Béo phìđều dễ bị HKTMS. Chẩn đoán Vì có rất nhiều nguyên nhân của hiện tượng sưng, đỏ hoặc đau ở bắpchân, việc chẩn đoán HKTMS (DVT) không thể chỉ căn cứ vào triệu chứngvà chỉ dấu này. Nếu nghi ngờ HKTMS (DVT), một số xét nghiệm cần đượcthực hiện sớm để chẩn đoán HKTMS (DVT). Test mang tên D-dimer - Đây là một xét nghiệm máu đặc biệt để tìmnhững mảnh huyết đông bị vỡ tan trong d òng máu. Càng nhiều mảnh huyếtđông thì càng nhiều khả năng máu đông trong tĩnh mạch. Siêu âm - Hình Siêu âm có thể giúp phát hiện cục máu trong ...

Tài liệu được xem nhiều: