Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 280.08 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật trên trong điều trị cận thị nặng. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân cận thị nặng ≥10D, tuổi từ 18 tới 40 mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO CÀI MỐNG MẮT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ CAO TRÊN MẮT CÒN THỦY TINH THỂ VŨ THỊ THÁI, BÙI THỊ VÂN ANH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Chúng tôi nghiên cứu với mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật trên trong điều trị cận thị nặng. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân cận thị nặng ≥10D, tuổi từ 18 tới 40 mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong thời gian 3 tháng, chúng tôi đã tiến hành mổ đặt thuỷ tinh thể nhân tạo cài mống mắt (PIOL) điều trị cận thị nặng cho 10 mắt của 6 bệnh nhân (3 nam, 3 nữ). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 29.1 ± 5 tuổi (từ 18 đến 32). Độ cận thị trung bình -15.1D. Sau mổ 80% khúc xạ cầu trong khoảng ±1D. Trước mổ thị lực không kính 90% < ĐNT 3m, thị lực chỉnh kính tối đa đều tăng và 60% trong khoảng 1-3/10, 30% từ 3-5/10, 10% từ 5-7/10. Ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật, 90% có thị lực không kính tốt hơn thị lực chỉnh kính tối đa trước mổ. Sau phẫu thuật 3 tháng 30% thị lực không kính từ 1-3/10, 70% trường hợp thị lực >3/10, có 1 trường hợp thị lực đạt tới 8/10. 1 ca (10%) thị lực không đổi ngay sau phẫu thuật do phản ứng viêm, phản ứng này hết sau 1 tuần. Cận thị là tình trạng khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cận thị khiến ta không thể nhìn rõ hình ảnh vật nếu không có sự trợ giúp. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng ở những mắt bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên 10D không những gây giảm thị lực cả nhìn gần lẫn nhìn xa mà còn khiến chất lượng hình ảnh bị biến đổi. Khắc phục tình trạng này có rất nhiều biện pháp từ những phương pháp kinh điển như đeo kính gọng, kính tiếp xúc... tới những phương pháp hiện đại như phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn hoặc điều chỉnh khúc xạ giác mạc. Các phương pháp làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của nhãn cầu tuy đem lại kết quả thị lực cũng như khúc xạ rất khả quan nhưng đã làm thay đổi nhiều về chất lượng thị giác, nhất là các phương pháp tác động lên giác mạc. Phẫu thuật đặt thêm kính nội nhãn trên mắt vẫn còn thủy tinh thể, đặc biệt phẫu thuật cài càng TTTNT vào mống mắt là một trong 43 những phương pháp hiện được nhiều nhà nhãn khoa trên thế giới áp dụng (Camille Budo (1998) Jorge L. Alio (2002). Phương pháp này tuy còn một số e ngại do tác động vào nội nhãn nhưng kết quả khả quan về chất lượng của thị giác, ổn định thị lực lâu dài, sớm đạt được thích ứng cũng như ổn định thị giác mới, đạt được yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, phẫu thuật dễ dàng và không đòi hỏi trang thiết bị cao cấp đã khiến cho phương pháp ngày càng được chú ý tới . Ở Việt Nam, trong những năm gần đây điều trị cận thị cũng đã bắt đầu được chú ý tới. Các phương pháp Laser, các phẫu thuật tác động trên giác mạc, các phẫu thuật nội nhãn điều trị cận cũng bắt đầu được thực hiện. Từ giữa năm 2005, phương pháp cài IOL vào mống mắt trên mắt còn thủy tinh thể bắt đầu được thực hiện ở Bệnh viện Mắt Trung ương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp mổ cài TTTNT vào mống mắt với mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật trên trong điều trị cận thị nặng. Độ cận thị ≥10D ; độ loạn thị ≤3D. Thị lực tăng khi thử kính. Độ sâu tiền phòng ≥3 mm. Số tế bào nội mô giác mạc ≥ 2000TB/mm2 Kích thước đồng tử trong bóng tối ≤6mm. Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh mắt khác: loạn dưỡng giác mạc, sẹo giác mạc, viêm thoái hóa mống mắt, đục lệch thủy tinh thể, glôcôm,... Các bệnh toàn thân: collagen, bệnh hệ thống hoặc các bệnh nhân không thể phối hợp được trong quá trình phẫu thuật. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu không đối chứng. 2.1. Phương tiện nghiên cứu: Phương tiện khám: Bảng đo thị lực Landolt, máy đo khúc xạ tự động, bộ kính thử. Máy đếm tế bào nội mô giác mạc. Máy sinh hiển vi khám bệnh, máy soi đáy mắt, kính tiếp xúc Goldmann 3 mặt gương. Bộ đo nhãn áp, máy đo thị trường. Phương tiện phẫu thuật: Bộ dụng cụ vi phẫu, máy hiển vi phẫu thuật. Bộ dao Phaco (gồm 1 dao chọc tiền phòng 15°, 1 dao lạng, 1 dao mở đường hầm 3.2mm). Bộ dụng cụ cài mống mắt (pince cặp TTTNT, kim cài mống mắt, dụng cụ chỉnh TTTNT). Chất nhầy có trọng lượng phân tử lớn (Healon GV của hãng AMO). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt TW trong thời gian 3 tháng từ tháng 7 – 10/2005. 1. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân trẻ bị cận thị nặng có mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính. Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có tuổi từ 18 tới 40, độ cận ổn định từ 1 năm trở lên, bỏ kính tiếp xúc ít nhất 6 tháng. 44 Các biến chứng trong và sau phẫu thuật. 2.2. Khám trước phẫu thuật: Khám thị lực không kính và có kính. Đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động. Khám mắt toàn diện bằng máy sinh hiển vi khám bệnh. Khám đáy mắt phát hiện những tổn thương võng mạc chu biên để điều trị dự phòng trước mổ. 2.3. Phương pháp phẫu thuật: Bộc lộ mi, cố định nhãn cầu Rạch tạo đường hầm củng giác mạc kích thước 5.2 hoặc 6.2mm ở 12h. Mở 2 đường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO CÀI MỐNG MẮT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ CAO TRÊN MẮT CÒN THỦY TINH THỂ VŨ THỊ THÁI, BÙI THỊ VÂN ANH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Chúng tôi nghiên cứu với mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật trên trong điều trị cận thị nặng. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân cận thị nặng ≥10D, tuổi từ 18 tới 40 mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong thời gian 3 tháng, chúng tôi đã tiến hành mổ đặt thuỷ tinh thể nhân tạo cài mống mắt (PIOL) điều trị cận thị nặng cho 10 mắt của 6 bệnh nhân (3 nam, 3 nữ). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 29.1 ± 5 tuổi (từ 18 đến 32). Độ cận thị trung bình -15.1D. Sau mổ 80% khúc xạ cầu trong khoảng ±1D. Trước mổ thị lực không kính 90% < ĐNT 3m, thị lực chỉnh kính tối đa đều tăng và 60% trong khoảng 1-3/10, 30% từ 3-5/10, 10% từ 5-7/10. Ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật, 90% có thị lực không kính tốt hơn thị lực chỉnh kính tối đa trước mổ. Sau phẫu thuật 3 tháng 30% thị lực không kính từ 1-3/10, 70% trường hợp thị lực >3/10, có 1 trường hợp thị lực đạt tới 8/10. 1 ca (10%) thị lực không đổi ngay sau phẫu thuật do phản ứng viêm, phản ứng này hết sau 1 tuần. Cận thị là tình trạng khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cận thị khiến ta không thể nhìn rõ hình ảnh vật nếu không có sự trợ giúp. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng ở những mắt bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên 10D không những gây giảm thị lực cả nhìn gần lẫn nhìn xa mà còn khiến chất lượng hình ảnh bị biến đổi. Khắc phục tình trạng này có rất nhiều biện pháp từ những phương pháp kinh điển như đeo kính gọng, kính tiếp xúc... tới những phương pháp hiện đại như phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn hoặc điều chỉnh khúc xạ giác mạc. Các phương pháp làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của nhãn cầu tuy đem lại kết quả thị lực cũng như khúc xạ rất khả quan nhưng đã làm thay đổi nhiều về chất lượng thị giác, nhất là các phương pháp tác động lên giác mạc. Phẫu thuật đặt thêm kính nội nhãn trên mắt vẫn còn thủy tinh thể, đặc biệt phẫu thuật cài càng TTTNT vào mống mắt là một trong 43 những phương pháp hiện được nhiều nhà nhãn khoa trên thế giới áp dụng (Camille Budo (1998) Jorge L. Alio (2002). Phương pháp này tuy còn một số e ngại do tác động vào nội nhãn nhưng kết quả khả quan về chất lượng của thị giác, ổn định thị lực lâu dài, sớm đạt được thích ứng cũng như ổn định thị giác mới, đạt được yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, phẫu thuật dễ dàng và không đòi hỏi trang thiết bị cao cấp đã khiến cho phương pháp ngày càng được chú ý tới . Ở Việt Nam, trong những năm gần đây điều trị cận thị cũng đã bắt đầu được chú ý tới. Các phương pháp Laser, các phẫu thuật tác động trên giác mạc, các phẫu thuật nội nhãn điều trị cận cũng bắt đầu được thực hiện. Từ giữa năm 2005, phương pháp cài IOL vào mống mắt trên mắt còn thủy tinh thể bắt đầu được thực hiện ở Bệnh viện Mắt Trung ương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp mổ cài TTTNT vào mống mắt với mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật trên trong điều trị cận thị nặng. Độ cận thị ≥10D ; độ loạn thị ≤3D. Thị lực tăng khi thử kính. Độ sâu tiền phòng ≥3 mm. Số tế bào nội mô giác mạc ≥ 2000TB/mm2 Kích thước đồng tử trong bóng tối ≤6mm. Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh mắt khác: loạn dưỡng giác mạc, sẹo giác mạc, viêm thoái hóa mống mắt, đục lệch thủy tinh thể, glôcôm,... Các bệnh toàn thân: collagen, bệnh hệ thống hoặc các bệnh nhân không thể phối hợp được trong quá trình phẫu thuật. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu không đối chứng. 2.1. Phương tiện nghiên cứu: Phương tiện khám: Bảng đo thị lực Landolt, máy đo khúc xạ tự động, bộ kính thử. Máy đếm tế bào nội mô giác mạc. Máy sinh hiển vi khám bệnh, máy soi đáy mắt, kính tiếp xúc Goldmann 3 mặt gương. Bộ đo nhãn áp, máy đo thị trường. Phương tiện phẫu thuật: Bộ dụng cụ vi phẫu, máy hiển vi phẫu thuật. Bộ dao Phaco (gồm 1 dao chọc tiền phòng 15°, 1 dao lạng, 1 dao mở đường hầm 3.2mm). Bộ dụng cụ cài mống mắt (pince cặp TTTNT, kim cài mống mắt, dụng cụ chỉnh TTTNT). Chất nhầy có trọng lượng phân tử lớn (Healon GV của hãng AMO). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt TW trong thời gian 3 tháng từ tháng 7 – 10/2005. 1. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân trẻ bị cận thị nặng có mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính. Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có tuổi từ 18 tới 40, độ cận ổn định từ 1 năm trở lên, bỏ kính tiếp xúc ít nhất 6 tháng. 44 Các biến chứng trong và sau phẫu thuật. 2.2. Khám trước phẫu thuật: Khám thị lực không kính và có kính. Đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động. Khám mắt toàn diện bằng máy sinh hiển vi khám bệnh. Khám đáy mắt phát hiện những tổn thương võng mạc chu biên để điều trị dự phòng trước mổ. 2.3. Phương pháp phẫu thuật: Bộc lộ mi, cố định nhãn cầu Rạch tạo đường hầm củng giác mạc kích thước 5.2 hoặc 6.2mm ở 12h. Mở 2 đường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nhãn khoa Tài liệu chuyên đề mắt Thủy tinh thể nhân tạo Cài mống mắt Điều trị cận thị cao Mắt còn thủy tinh thểTài liệu liên quan:
-
9 trang 148 0 0
-
Nhận xét bước đầu về chẩn đoán và xử trí dị vật thực vật hốc mắt ở khoa mắt Bệnh viện Trung ương Huế
8 trang 55 0 0 -
8 trang 22 0 0
-
Đánh giá kết quả sử dụng Dysport trong điều trị lác liệt
10 trang 21 0 0 -
Vết thương xuyên nhãn cầu nặng ở trẻ em
6 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của u mi
9 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số nhãn áp sau phẫu thuật LASIK trên bệnh nhân cận thị
7 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân mạch
7 trang 18 0 0 -
Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh lý màng trước võng mạc
8 trang 17 0 0 -
Nhận xét về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị liệt dây thần kinh VI
8 trang 16 0 0