Danh mục

Kết quả bước đầu và những khuyến nghị đối với hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.10 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung phân tích những kết quả đạt được của hệ thống NH Việt nam sau 3 năm tái cấu trúc, từ đó, đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngân hàng trong năm 2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu và những khuyến nghị đối với hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Việt Bình Trường Đại học Thương Mại TÓM TẮT Hệ thống Ngân hàng Việt nam trải qua gần 3 năm tái cơ cấu đã có những chuyển biến tích cực, cùng với chuyển động tái cơ cấu của cả nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 6 năm 2013, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt khá (8,24%), tăng trưởng tín dụng đã cải thiện so với năm trước (2,98%), thanh khoản cải thiện rõ rệt biểu hiện ở tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản trên tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh từ 121% cuối năm 2012 lên đến 138% (5/2013). Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu hệ thống NH chưa thực sự đạt được kết quả như lộ trình đặt ra: tỷ lệ nợ xấu còn cao, sở hữu chéo trong ngân hàng ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro, các NH sau tái cấu trúc chưa thực sự có những chuyển biến rõ nét. Bài viết này tập trung phân tích những kết quả đạt được của hệ thống NH Việt nam sau 3 năm tái cấu trúc, từ đó, đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngân hàng trong năm 2014. Từ khóa: Ngân hàng thương mại, Tái cơ cấu, Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1. Khái quát bối cảnh kinh tế vĩ mô và hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2009-2013 Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính năm 2008, và những hạn chế nội tại liên quan đến mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ trong nước đã dần được điều chỉnh theo hướng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý. Mục tiêu này được nhấn mạnh trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2011-2015 được Quốc hội thông qua ngày 08/11/2011. Về cơ bản, trong giai đoạn 2009-2013, ngoài những thành tựu đáng ghi nhận về ổn định kinh tế vĩ mô, nền kinh tế cũng đứng trước nhiều thách thức mới cần giải quyết nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2009-2013 duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước đó. Phân tích số liệu về tỉ trọng vốn đầu tư/GDP cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất lớn vào việc gia tăng vốn đầu tư, trong khi đó, việc sử dụng vốn được đánh giá là thiếu hiệu quả. Về cơ cấu ngành trong GDP, nông – lâm – ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, đặc biệt là năm 2009 (1,82%), và là ngành có đóng góp ít nhất vào tăng trưởng GDP (0,32% năm 2009 và 0,44% năm 2012) nhưng có ý nghĩa đáng kể trong việc đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội thông qua tạo việc làm và thu nhập. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi có xu hướng giảm, từ 2,9% năm 2009 xuống còn 1,96% năm 2012. Theo đó, năm 2012, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn giảm xuống tương ứng còn 3,21% và 1,39%. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tỉ lệ việc làm cao nhất và luôn duy trì ở mức trên 80% trong tổng số việc làm của nền kinh tế. Cụ thể, tỉ trọng lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tăng từ 84% (năm 2009) lên 86,3% (năm 2012). Hoạt động thu chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ hơn nhưng vẫn xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài. Năm 2012, theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, tổng chi NSNN giảm hơn 10% so với năm 2011. Chi đầu tư có xu hướng thu hẹp do chính sách cắt giảm chi tiêu công, tuy nhiên, chi thường xuyên vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn và có xu hướng gia tăng. Trước yêu cầu cần có giải pháp hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng 44 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Trọng tâm của quá trình tái cơ cấu bao gồm: (1) tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, (2) tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng, và (3) tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước (339/QĐ-TTg Q.đ., 19-02-2013). Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, sau một thời gian thực hiện đề án này, kết quả thu được vẫn chưa rõ nét. Khái quát lĩnh vực tài chính – ngân hàng Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, từ năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này có xu hướng giảm do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và kiểm soát tín dụng đi kèm với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2009, tín dụng tăng 37,73% so với năm 2008, và năm 2012, tín dụng tăng 8,83% so với năm 2011. Tại thời điểm 31/8/2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 6,44% so với cuối năm 2012. Đồng thời, trong 2 năm g ...

Tài liệu được xem nhiều: