Danh mục

Kết quả lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sau điều trị gãy xương hàm dưới vùng cằm, cành ngang bằng nẹp vít tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày mục tiêu: (1) Khảo sát lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính gãy xương hàm dưới (XHD) vùng cằm, cành ngang trước phẫu thuật (T0); (2) Đánh giá kết quả lâm sàng điều trị gãy XHD vùng cằm, cành ngang bằng nẹp vít tại các thời điểm: sau phẫu thuật (T1), khi xuất viện (T5), sau xuất viện 1 tuần (T15), sau phẫu thuật 6 tháng (T6t); (3) Đánh giá kết quả phẫu thuật trên hình ảnh cắt lớp vi tính sau phẫu thuật 1 tháng (T30), và sau 6 tháng (T6t).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sau điều trị gãy xương hàm dưới vùng cằm, cành ngang bằng nẹp vít tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(6):30-40 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.05Kết quả lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sau điều trịgãy xương hàm dưới vùng cằm, cành ngang bằng nẹpvít tại bệnh viện Đa khoa Tiền GiangTrần Thanh Tâm1, Lâm Hoài Phương2, Ngô Thị Quỳnh Lan3,*1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, Tiền Giang, Việt Nam2 Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam3 Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamTóm tắtMục tiêu: (1) Khảo sát lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính gãy xương hàm dưới (XHD) vùng cằm, cành ngang trước phẫuthuật (T0); (2) Đánh giá kết quả lâm sàng điều trị gãy XHD vùng cằm, cành ngang bằng nẹp vít tại các thời điểm: sauphẫu thuật (T1), khi xuất viện (T5), sau xuất viện 1 tuần (T15), sau phẫu thuật 6 tháng (T6t); (3) Đánh giá kết quả phẫuthuật trên hình ảnh cắt lớp vi tính sau phẫu thuật 1 tháng (T30), và sau 6 tháng (T6t).Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 bệnh nhân gãy XHD vùng cằm, cành ngang tại khoa Răng Hàm Mặt, bệnhviện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2023, được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xươngbằng hệ thống nẹp vít với nẹp Maxi.Kết quả: Triệu chứng lâm sàng được ghi nhận nhiều nhất là đau, sưng nề và hạn chế há miệng; Trên hình ảnh cắt lớp vitính, phần lớn bệnh nhân gãy 1 đường ở vùng cằm, cành ngang; Vị trí gãy phổ biến nhất là vùng cằm; Đường gãy chủyếu theo hướng chéo; 100% có di lệch XHD và dạng di lệch phổ biến nhất là di lệch ngoài – trong. Sau phẫu thuật, đasố lành thương tốt ngay xuất viện, sau 1 tuần xuất viện đạt tỷ lệ tốt 100%. Tình trạng khớp cắn và há miệng tốt ngay khira viện chiếm trên 90%, chỉ có 1 trường hợp gãy 2 đường (cành ngang-cành ngang) có khớp cắn khá khi ra viện và đãđạt tốt tại thời điểm 6 tháng (có mài chỉnh). Tình trạng đau khi vận động chiếm tỷ lê cao hơn so với khi không vận động.Bệnh nhân 1 đường gãy có mức độ đau nhiều hơn 2 đường gãy, sau xuất viện 1 tuần còn 18% đau ở mức trung bình, đềulà gãy 1 đường. Sau phẫu thuật 6 tháng, trên hình ảnh cắt lớp điện toán cho thấy 90% không bị hở giữa 2 đầu đoạn gãy,tiếp hợp xương tốt; có 10% hở mặt trong XHD trên bệnh nhân gãy cằm 1 đường; Có sự gia tăng đáng kể mật độ xươngsau phẫu thuật 6 tháng có ý nghĩa thống kê.Kết luận: Điều trị gãy XHD vùng cằm, cành ngang bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương với nẹp maxi cho kếtquả lâm sàng tốt. Hình ảnh cắt lớp điện toán cho các thông tin về độ hở, di lệch xương trước và sau phẫu thuật một cáchchi tiết và chính xác.Từ khóa: xương hàm dưới vùng cằm; cắt lớp vi tính; khoa Răng Hàm MặtNgày nhận bài: 30-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 06-12-2024 / Ngày đăng bài: 09-12-2024*Tác giả liên hệ: Ngô Thị Quỳnh Lan. Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.E-mail: ngothiquynhlan@ump.edu.vn© 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.30 https://www.tapchiyhoctphcm.vnTạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024AbstractCLINICAL RESULT, THREE-DIMENSIONAL COMPUTED TOMOGRAPHYSCANNER IMAGES AFTER MANDIBULAR FRACTURES’ TREATMENT INTHE SYMPHYSIS AND BODY REGION BY PLATE AND SCREW AT TIENGIANG CENTRAL GENERAL HOSPITALTran Thanh Tam, Lam Hoai Phuong, Ngo Thi Quynh LanObjectives: Evaluate the clinical characteristics and three-dimensional computed tomography scanner (3D CT-Scanner) images of symphysis and body region fractures of the mandible (T0). Assess the clinical outcomes associatedwith the treatment of mandibular fractures in the symphysis and body regions with bone fixation by plates and screws,at distinct intervals post-surgery, specifically: immediately postoperative (T1), upon hospital discharge (T5), one-weekpost-discharge (T15), and six months post-surgery (T6t). Assess the outcomes reflected in 3D CT images obtained atone one-month post-surgery (T30) and six month sixths post-surgery (T6t).Methods: 15 patients with mandibular fractures in the chin and horizontal ramus were treated at the Department ofOdonto-Stomatology, Tien Giang Central General Hospital from February 2023 to October 2023. Patients were treatedwith bone fixation surgery using Maxi plates and screws.Results: Predominantly observed clinical manifestations encompassed pain, swelling, and restricted mouth opening.CT scans commonly revealed a line fracture located in the symphysis or body regions, with the symphysis area beingthe most frequently affected. The fracture line typically exhibits exhibited a diagonal orientation. Buccolingualdisplacement emerges emerged as the prevalent type of mandibular displacement. Functional outcomes, assessedupon hospital discharge and at 1-week post-discharge, indicated a 93.3% good result and 6.7% fair result. At the 1-month post-surgery, all cases reported a fair result, while at the 6-month post-surgery, 90% exhibited a good resultand 10% a fair result. No complications are were reported in any case six months post-surgery, yielding a 100% goodresult. Aesthetic evaluations, conducted at various intervals (hospital discharge, 1 1-week post-discharge, 1 1-month,and 6 6-months post-surgery), consistently yielded a 100% positive outcome. Statistically significant augmentation inbone density is was evident in six months sixth post-surgery.Conclusion: The utilization of 3D CT-Scanner proveds to be a valuable adjunct in the management of mandibularfractures affecting the symphysis ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: