Danh mục

Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu có sự tham gia đối với sự phát triển vùng cao (viết tắt bằng tiếng Anh là PRDU), một dự án nghiên cứu do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) quản lý, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94 đã được thực hiện tại xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống sắn KM94, một giống sắn chủ lực đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất, nhằm tìm ra lượng phân bón thích hợp cho đất trồng sắn tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94 Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 33 - 36 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT SẮN KM94 Dương Văn Sơn* Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sắn là cây trồng truyền thống và nông dân Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong cải tiến kỹ thuật trồng trọt và đầu tư thâm canh, tuy vậy vẫn đang còn dừng ở mức thấp. Vì vậy, đi đôi với giới thiệu các giống sắn mới thì việc thâm canh và bón phân nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống mới là vấn đề rất quan trọng để duy trì độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu có sự tham gia đối với sự phát triển vùng cao (viết tắt bằng tiếng Anh là PRDU), một dự án nghiên cứu do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) quản lý, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94 đã được thực hiện tại xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống sắn KM94, một giống sắn chủ lực đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất, nhằm tìm ra lượng phân bón thích hợp cho đất trồng sắn tại địa phương. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Công thức 1: 7 tấn phân chuồng + 360 kg NPK (5-103)/ha; Công thức 2: 7 tấn phân chuồng + 40 kg N + 40 kg P205 + 80 kg K2O/ha; Công thức 3: 7 tấn phân chuồng + 60 kg N + 40 kg P205 + 100 kg K2O/ha; Công thức 4: 7 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K2O/ha; Trong đó công thức 1: bón 7 tấn phân chuồng + 360 Kg NPK (510-3) đang được nông dân áp dụng được sử dụng làm đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Trong 4 công thức tham gia thí nghiệm thì công thức 4 bón lượng phân [7 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K2O]/ha đạt 44,50 tấn củ tươi/ha, cao hơn đối chứng 11,1 tấn/ha. Đây cũng là công thức có lợi nhuận cao nhất (12,18 triệu đồng/ha), cao hơn đối chứng 3,26 triệu đồng/ha; Các công thức còn lại có lợi nhuận thấp hơn đối chứng. Từ khóa: Phân bón sắn, thâm canh sắn, sản xuất sắn, sản xuất bền vững ĐẶT VẤN ĐỀ* Sắn là cây lương thực có phổ thích ứng rất rộng trong phạm vi toàn quốc. Sắn có thể đứng vững được ở những vùng khó khăn mà các cây trồng khác khó đứng vững được. Ở vùng cao, sắn được coi là cây trồng có thế mạnh vì có nhiều tiềm năng về đất đai và ít đầu tư, nên phù hợp với canh tác quảng canh vốn là tập quán của đồng bào. Hiện nay cây sắn đang chuyển đổi vai trò từ một cây lương thực thành một cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột và thức ăn chăn nuôi. Nhu cầu nguyên liệu sắn cho công nghiệp chế biến tinh bột ở Việt Nam là rất lớn. Sắn đã có thị trường tiêu thụ, đã hình thành vùng nguyên liệu và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của địa * Tel: 0912 349765, Email: duongvanson60@gmail.com phương. Sắn hiện đang trở thành cây hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao, có giá trị thương mại vì sản phẩm chế biến tinh bột và thức ăn gia súc rất lớn. Nông dân Việt Nam đã có truyền thống trồng sắn từ lâu đời, và có nhiều cố gắng trong việc cải tiến kỹ thuật trồng trọt, tuy vậy vẫn đang dừng ở mức độ tự phát và vì thế năng suất thấp. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do thiếu biện pháp bảo vệ đất để duy trì độ phì nhiêu và do nông dân đầu tư cho sắn còn quá thấp và do thiếu vốn. Đi đôi với việc giới thiệu các giống sắn mới vào sản xuất thì việc thâm canh nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống mới là vấn đề rất quan trọng để duy trì độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu có sự tham gia đối với sự phát triển vùng cao (viết 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ tắt bằng tiếng Anh là PRDU), một dự án nghiên cứu do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) quản lý, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94 đã được thực hiện tại xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) trong năm 2006. Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống sắn KM94, một giống sắn chủ lực đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất, nhằm tìm ra lượng phân bón thích hợp cho đất trồng sắn tại địa phương. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Công thức và bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, trong đó công thức bón 7 tấn phân chuồng + 360 Kg NPK (5-10-3) đang được nông dân áp dụng được sử dụng làm đối chứng.  Công thức 1: 7 tấn phân chuồng + 360 kg NPK (5-10-3)/ha (bón như nông dân);  Công thức 2: 7 tấn phân chuồng + 40 kg N + 40 kg P205 + 80 kg K2O/ha;  Công thức 3: 7 tấn phân chuồng + 60 kg N + 40 kg P205 + 100 kg K2O/ha;  Công thức 4: 7 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P205 + 120 kg K2O/ha. Sử dụng phân bón hóa học đơn trong các công thức thí nghiệm, gồm Đạm U rê, Lân Supe và Ka li Clorua. Thí nghiệm chính qui nhắc lại 3 lần tại nương sắn hộ gia đình ông Lê Mạnh Hùng, thôn Khánh Hùng, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Ngày trồng: 28/2/2006, thu hoạch tháng 12 năm 2006. Diện tích ô thí nghiệm 30 m 2/ô. Mật độ trồng sắn 1 m x 1 m = 10.000 cây/ ha. 95(07): 33 - 36 Thí nghiệm được thực hiện trên giống sắn KM94, là giống đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất. Kỹ thuật bón phân và phương pháp nghiên cứu: Kỹ thuật bón phân: + Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% P205 + Bón thúc lần 1 sau trồng 45 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O + Bón thúc lần 2 sau trồng 120 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu: * Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của các công thức thí nghiệm, bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài các các cấp cành, chiều cao toàn thân, tổng số lá trên cây. Khi thu hoạch chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình. * Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: