Danh mục

Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lạc l23 vụ xuân 2010 trên diện tích đất một vụ tại huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.39 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hữu Lũng là một huyện trung du của tỉnh Lạng Sơn, nơi có điều kiện khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển. Thí nghiệm vụ xuân năm 2010 tại Hữu Lũng tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây lạc. Kết quả cho thấy tổ hợp phân bón (5000 kg phân hữu cơ + 500 kg vôi bột +30 kg N +90 kg P2O5 +60 kg K2O/ha) là thích hợp nhất với giống L23 trên đất một vụ lúa của huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lạc l23 vụ xuân 2010 trên diện tích đất một vụ tại huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng SơnNgô Xuân Hoàng và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ77(01): 15-18ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂNCỦA GIỐNG LẠC L23 VỤ XUÂN 2010 TRÊN DIỆN TÍCH ĐẤT MỘT VỤTẠI HUYỆN HỮU LŨNG - TỈNH LẠNG SƠNNguyễn Thế Hùng, Nguyễn Viết Hưng*, Thái Thị Ngọc TrâmTrường Đại học Nông Lâm - Thái NguyênTÓM TẮTHữu Lũng là một huyện trung du của tỉnh Lạng Sơn, nơi có điều kiện khí hậu, đất đai tương đốithuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển. Thí nghiệm vụ xuân năm 2010 tại Hữu Lũng tập trungnghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây lạc. Kết quả chothấy tổ hợp phân bón (5000 kg phân hữu cơ + 500 kg vôi bột +30 kg N +90 kg P 2O5 +60 kgK2O/ha) là thích hợp nhất với giống L23 trên đất một vụ lúa của huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.Từ khóa: Cây lạc, phân bón, năng suất, đất một vụĐẶT VẤN ĐỀHữu Lũng là một huyện trung du của tỉnhLạng Sơn, nơi có điều kiện khí hậu, đất đaitương đối thuận lợi cho cây lạc sinh trưởngphát triển. Tuy nhiên hiện nay trong quá trìnhcanh tác lạc, người dân vẫn sử dụng các giốngcũ và canh tác theo phương thức truyềnthống. Năng suất cây lạc rất thấp, chủ yếu đểphục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, có dưthừa mới mang bán. Sản xuất manh mún vàhiệu quả kinh tế thấp.Trong những năm gần đây, các nhà khoa họcđã và đang tập trung nghiên cứu, khảonghiệm tìm ra những bộ giống lạc thích hợpnhất cho từng vùng lãnh thổ, trong đó cóvùng trung du miền núi phía Bắc. Kế hoạchcủa huyện trong những năm tới sẽ triển khaiđưa các giống lạc mới vào sản xuất, khuyến cáonông dân đưa cây lạc vào công thức luân canhvới lúa, đồng thời chuyển một số diện tích sảnxuất lúa năng suất thấp, không chủ động nướctưới sang trồng lạc. Nghiên cứu được tiến hànhvới mục tiêu tìm ra tổ hợp phân bón thích hợpnhằm nâng cao năng suất lạc trên đất một vụlúa của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; trêncơ sở đó, góp phần hoàn thiện quy trình sảnxuất lạc trên đất một vụ lúa của huyện.PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM- Thí nghiệm được tiến hành trên giống lạcL23. Thí nghiệm được bố trí theo phươngTel: 0912386574; Email: Hathuyduc2002@yahoo.compháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 05công thức, 03 lần nhắc lại. (1) Nền = 5 tấnphân hữu cơ + 500 kg vôi bột/ha. (2) Nền +400 kg NPK (5:10:3)/ha (Đ/c). (3) Nền + 20kg N + 70 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha. (4) Nền +30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. (5)Nền + 40 kg N + 100 kg P2O5 + 80 kgK2O/ha.- Diện tích ô thí nghiệm là 7,5m2 (1,5m x 5m)- Số ô thí nghiệm: 3 x 5 = 15 (ô).- Tổng diện tích thí nghiệm: 112,5 m2 (khôngkể dải bảo vệ)- Xử lý số liệu thí nghiệm theo phần mềmIRRISTAT 4.0.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUẢnh hưởng của các tổ hợp phân bón đếncác giai đoạn sinh trưởng phát triển củagiống lạc L23 vụ Xuân 2010Sau khi lạc mọc mầm, gặp điều kiện thuận lợinên cây lạc sinh trưởng phát triển nhanh, mạnh.Ở công thức 1, lạc ra hoa sớm nhất (31 ngày) vàsớm hơn công thức đối chứng 1 ngày. Côngthức 3 lạc ra hoa cùng với công thức đốichứng (32 ngày). Các công thức còn lại đều rahoa muộn hơn đối chứng (1 - 2 ngày).Các công thức thí nghiệm đều có thời gian rahoa dài hơn hoặc bằng công thức đối chứng.Chênh lệch giữa các công thức không lớn, chỉtừ 1 đến 3 ngày. Công thức 1 có thời gian rahoa bằng công thức đối chứng và ngắn nhấttrong các công thức thí nghiệm (30 ngày).Tổng thời gian sinh trưởng ở các công thức có15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnNguyễn Thế Hùng và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆchiều hướng tăng dần theo mức phân bón ởcác công thức (từ 110 đến 118 ngày). Trongđó, các công thức có mức phân bón cao hơnđối chứng (công thức 3, 4, 5) thì có tổng thờigian sinh trưởng đều dài hơn đối chứng.Số cành cấp 1 trên cây ở công thức 1 và côngthức 5 thấp hơn so với công thức đối chứng0,3 cành/cây và thấp hơn chắc chắn ở độ tincậy 95%. Số cành cấp 2 trên cây ở công thức1 và công thức 5 cũng thấp hơn so với côngthức đối chứng (0,6 - 0,9 cành/cây) chắc chắnở độ tin cậy 95%. Công thức 4 có số cành cấp2 trên cây cao hơn công thức đối chứng 0,2cành/cây và cao hơn chắc chắn ở độ tin cậy95%. Như vậy ta nhận thấy khả năng phân77(01): 15 - 18cành của giống lạc L23 ở công thức phân bón4 là mạnh nhất.Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đếnmức độ nhiễm một số bệnh của giống lạcL23 vụ Xuân 2010Mức độ nhiễm bệnh ở các công thức đềutương đương nhau và tương đương đối chứng.Bệnh gỉ sắt ở các công thức đều nhiễm nhẹ(cấp bệnh 3), riêng công thức 1 tỉ lệ nhiễmcao hơn các công thức khác và cao hơn đốichứng (cấp bệnh 5). Bệnh đốm đen và đốmnâu cũng tương tự, hầu hết các công thức đềuở cấp bệnh 3 (nhiễm nhẹ), riêng ở công thức 5thì tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn (cấp bệnh 5),bệnh héo xanh vi khuẩn ở điểm 1 (nhẹ).Bảng 1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: