Danh mục

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930_3

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.55 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giờ đây, người ta lại hướng đến những bức tranh sơn dầu theo kiểu phương Tây.Ðối với sáng tác văn chương, ngày trước người ta quan niệm cái đẹp toát lên từ sự hài hoà cân đối của một bài thơ Ðường luật
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930_3 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930Giờ đây, người ta lại hướng đến những bức tranh sơn dầu theo kiểuphương Tây.Ðối với sáng tác văn chương, ngày trước người ta quan niệm cái đẹp toátlên từ sự hài hoà cân đối của một bài thơ Ðường luật, từ sự hoàn chỉnhcủa phép đối, của cách gieo vần... Giờ đây, những yếu tố đó đang chịusự lấn át dần bởi chất phóng khoáng , tự do vừa tìm thấy được từ vănhọc phương Tây.Theo quan niệm ngày xưa, ý thức thẩm mĩ được biểu hiện qua lĩnh vựcđời sống vật chất và tinh thần của con người, đồng thời cách ứng xử củangười Việt cũng thể hiện ý thức thẩm mĩ.Tạo được sự hài hoà trong cuộcsống về đạo lí ở lĩnh vực gia đình, họ tộc, cộng đồng làng xã cũng là mộtgóc thẩm mĩ không nhỏ. Ðến giai đọan này những quan niệm ấy vẫnđược duy trì. Hơn nữa, vào những năm này, đối với con người, thiênnhiên vẫn còn là một nét thẩm mĩ lớn. Sự sống không thể thiếu thiênnhiên, sự sống dựa vào thiên nhiên , thiên nhiên làm đẹp sự sống. Thiênnhiên vẫn còn tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác của văn thi sĩ. Nóichung, nó vẫn còn gắn bó với con người như trước .Nhìn chung , ý thức thẩm mĩ của người Việt Nam ở giai đoạn 1900 -1930 có những thay đổi. Sự thay đổi đó do hoàn cảnh chính trị, xã hộichi phối. Chúng ta phải thấy một điều : Nó cũng đang đứng trước sự gạnlọc, biến đổi. Và, chính cái chất vững bền đã giúp nó vượt qua mọi thửthách để giữ lấy những gì thuộc về truyền thống của dân tộc Việt Nam ,không bị mất gốc , lai căng bởi ảnh hưởng tư tưởng văn hoá nước ngoài. II.- Tình trạng phân hóa trong văn học giai đoạn 1900 - 1930 :1. Lực lượng sáng tácTrong thời kỳ trung đại, nền văn học của ta có sự hiện diện của cả hailực lượng sáng tác: Lực lượng nhà nho và lực lượng nông dân. Mỗi bêncó công chúng, đề tài, đời sống, phương thức truyền đạt riêng, lý tưởngthẩm mĩ và các thể loại thường dùng cũng khác nhau.Lực lượng sáng tác của văn học viết thời trung đại chủ yếu là nhà nho,những trí thức phong kiến. Nhà nho thời phong kiến có một địa vị đặcbiệt trong xã hội. Họ chỉ đeo đuổi việc học chữ Hán. Họ rất am hiểu lờidạy của thánh hiền, thông suốt các tín điều của nho giáo. Kiến thức củanhà nho không vượt khỏi phạm vi sách vở của thánh hiền. Lẽ tất nhiênhọ cũng am hiểu tường tận các chủ trương của Lão - Trang, thấm nhuầntư tưởng Phật giáo. Có thể nói rằng việc học hành của nhà nho theo tinhthần tam giáo đồng nguyên.Nhà nho là những người thích hành đạo. Họ bước vào đời với hòai bãophải có danh gì với núi sông. Họ học thật chăm chỉ để thi đỗ đạt, mongtìm chút danh phận rồi từ đó đem sức lực cống hiến cho đời (dĩ nhiên đólà những nhà nho chân chính) nhưng khi xã hội phong kiến suy vi, nhànho lại bất bình chán nản. Lúc ấy họ tâm đắc với giáo điều của Lão -Trang. Họ thường tìm đến cuộc sống ẩn dật. Nhưng họ cũng khó có thểquên đời được, lại ray rức, trằn trọc, lương tâm bị dằn xé như trường hợpcủa Nguyễn Khuyến:Cờ đương giở cuộc không còn nướcBạc chửa thâu canh đã chạy làng (Tự trào)Có thể thấy một điều đặc biệt ở nhà nho là họ thường hay băn khoăn vềvấn đề xuất xử và ở vào những giai đoạn xã hội phong kiến suy vong thìlối sống ẩn dật là lối sống phổ biến của những nhà nho có khí tiết. Thờikỳ ẩn dật cũng là thời kỳ nhà nho sáng tác nhiều nhất.Ðầu thế kỷ XX, giai đoạn lịch sử đầy biến động, có sự chi phối mạnh mẽcủa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, của văn học phương Tây, lực lượngnhà nho không tách rời sự phân hóa:* Có những nhà nho vì yêu nước thương dân, không cam tâm làm nô lệđã tiếp tục đứng lên chống Pháp (Phan Bội Châu, Ngô Ðức Kế, PhanChu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng...) họ được tiếpnhận và phát triển luồng tư tưởng cách mạng từ châu Âu đưa đến. Họvừa họat động chính trị vừa sáng tác văn chương. Buổi đầu khi phongtrào cách mạng lên cao, các nhà nho có nhu cầu đưa những vấn đề mớicủa xã hội vào văn học nên họ sáng tác say sưa. Bằng những cách tânnghệ thuật họ nhiệt tình thể hiện những vấn đề mới của xã hội, cuộcsống và con người. Tác phẩm của họ thường phong phú về số lượng, đadạng về đề tài và có những tác động mạnh mẽ đối với xã hội, làm dậysóng phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Ý thức hệ phong kiến không cònchi phối tư tưởng của họ một cách nặng nề như trước nữa. Họ không cònmuốn nói đến đạo lý thánh hiền và cũng chẳng hề gò câu đẽo chữ để tạosự bóng bẩy cho bài thơ, bài văn. Họ chỉ hướng đến một mục đích duynhất : giải phóng đất nước, xây dựng quốc gia hùng cường.Ðến giai đoạn thoái trào của phong trào cách mạng, sau nhiều lần thấtbại, công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước theo con đường cách mạngdân chủ tư sản không thành công, nhà nho cảm thấy buồn chán, bi quan.Họ lại trở về với bản chất của nhà nho trước kia: sống hướng nội, thíchbộc bạch tâm sự, hoài cổ, hay làm thơ thuật hoài. Văn chương của họ lúcnày trở về với đặc điểm văn chương ở thế kỷ trước. Nói chung, lựclượng nhà nho tiến bộ này tuy đã được tắm gội trong các phong tràocách mạng tư sản, được hít thở không khí hiện đại từ các sách tân thư,tân văn nhưng cái cốt cách nhà nho của họ không thể nào biến dạngđược. Lực lượng nhà nho nêu trên khá đông đảo, thơ văn của họ nhưmột dòng chảy không ngừng, dù đã lạc hậu lỗi thời nhưng vẫn tiếp tụcduy trì cho đến những năm ở thập niên thứ ba của thế kỷ này.* Bên cạnh những nhà nho cấp tiến ấy, một số nhà nho khác vẫn tự hàovề thơ phú, chữ nghĩa đạo lý thánh hiền, vẫn làm thơ phú . Nhưng xãhội Việt Nam đầu thế kỷ XX đang trên con đường tư sản hóa khôngdành chỗ cho cuộc sống ẩn dật của nhà nho bất đắc chí cho nên hìnhtượng người ẩn sĩ cũng mất dần trong văn học.* Vào giai đoạn này có xuất hiện một số trường hợp nhà nho rời nôngthôn ra thành phố sinh sống bằng nghề viết văn. Sống ở thành thị, giữanhững người dân thành thị dần dần bản thân họ cũng bị thành thị hóa.Họ dùng những thể thức văn học cũ để gởi gắm những cảm xúc cá nhân,những cảnh vật và không khí thành ...

Tài liệu được xem nhiều: