Tham khảo tài liệu nguyễn du - nỗi lòng trong thơ ca chữ hán, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Du - Nỗi lòng trong thơ ca chữ HánNguyễn Du - Nỗi lòng trong thơ ca chữ HánNguyễn Du (3-1-1765 - 16-9-1820) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quêgốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra vàtrải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làmtới chức tể tuớng triều Lê. Mẹ, bà Trần Thị Tần, bà thứ ba của NguyễnNghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm 8 vợ, 21 người con).Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ.Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du,xin được giới thiệu riêng vào dịp khác. Bài này muốn nói riêng phần sâukín trong tâm trạng ông qua thơ chữ Hán. Thơ chữ Hán Nguyễn Du nhưmột thứ nhật ký, giãi bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sốngthường nhật của chính ông. Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập (viết trongkhoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trởvề Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long) Nam trung tạpngâm (1805-1812 khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ QuảngBình) và Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ TrungHoa) đều có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm.Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thếsự và xót thương thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc,Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm, mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ, củanhững nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc. Tráng sỹ bạch đầu bi hướngthiên / Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên (Tráng sỹ ngẩng mái đầu tócbạc bi thương than với trời xanh: chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngàycả hai đều mờ mịt). Tài năng trác việt lại từng là con quan tể tướng, lờithan ấy thật xót xa. Tây Sơn ra Bắc 1786, Nguyễn Du ôm mối ngu trungvới nhà Lê, không cộng tác, tìm đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ.Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ: Quê nhà đại hạn, mườiđứa con sắc mặt xanh như rau (Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng). Do vậyông thấy Nhất sinh từ phú như vô ích/ Mãn giá cầm thư đồ tự ngu (Mộtđời chữ nghĩa thành vô ích. Sách đàn đầy giá chỉ làm ta ngu dốt). Lờinhận xét thật chua chát, bế tắc. Đó cũng là chân dung tâm hồn củaNguyễn Du. Cả đời chưa thấy lúc nào ông đắc ý. Một sự chọn hướng tráichiều với bước đi của lịch sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cảmột đời, ngay cả thời gian ra làm quan với Gia Long: Ơn vua chưa trảđỉnh đinh, Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh xương. (Quân ân tựhải hào vô báo / Xuân vũ như cao cốt tự hàn) Tạ ơn mưa móc của vuanhưng lại thấy buốt lạnh trong xương cốt. Nỗi niềm ấy chúng ta hiểu choNguyễn Du, Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnhdạy: Tôi trung không thờ hai vua. Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờthì hèn kém, thậm chí rước voi về dày mồ ( Lê Chiêu Thống ), còn vuaphải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc (Quang Trung). Đauđớn, bế tắc của Nguyễn Du là ở đấy. Biết mà không vượt qua được, ôngmong được hậu thế cảm thông: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạhà nhân khốc Tố Như. (Ba trăm năm nữa nào biết được/ Thiên hạ aingười khóc Tố Như). Tương truyền: khi ốm nặng, ông không uốngthuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ nói: đã lạnh rồi. Ông bảo: Đuợc!Rồi mất. Không trối lại một lời. Có một nỗi niềm đến phút cuối NguyễnDu vẫn phải nén lại và mang đi. Buồn thương, cô đơn đã thành thuộctính của đời ông như mầu xanh là thuộc tính của cỏ Nhân tự bi thê, thảotự thanh (Người tự buồn thương, cỏ tự xanh).Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫnở Trung Hoa thuở ấy, từ cảnh ngộ dâu bể của cô Cầm đánh đàn ở ThăngLong đến nỗi cơ cực của ông già hát rong ở đất Thái Bình (Trung Quốc)đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và những bất công của kiếpngười. Từ chính cảnh ngộ của mình, ông thông cảm sâu sắc, tạo nên tìnhcảm thấm thía cho những bài thơ thương đời. Thương đời và thươngmình đều da diết như nhau. Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha hương,lưu lạc, nỗi nhớ quê nhà luôn luôn bàng bạc trong các bài thơ. Đêm xuânmột năm nào đó ngồi ở Thái Bình mà nghe trong tâm tưởng một tiếngsóng lạnh của sông Lam đang làm trôi đi cả kim lẫn cổ (Nhất phiến hànthanh tống cổ kim). Gia đình ly tán trông đợi từng mảnh tin nhà nhưngchỉ thấy mây và hơi lạnh (Mạn hứng ở núi). Ông thấy tài năng vănchương như con chim phượng nhốt trong lồng nát và công danh thì cùngđường như con rắn đã chui trong hang (Bình sinh văn thái tàn lungphượng / Phù thế công danh tẩu hắc xà). Ông viết bài thơ chống lại bàiChiêu hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc, ông xui Khuất Nguyên đừngvề vì thành quách vẫn còn nguyên mà người đã đổi khác, bụi bậm cuồncuộn làm nhơ nhớp cả quần áo. Ông khái quát: Đời bây giờ người ngườiđều là Thượng Quan (Thượng Quan là kẻ gièm pha làm hại KhuấtNguyên) và mặt đất thì chỗ nào cũng là sông Mịch La (con sông KhuấtNguyên trẫm mình).Về Thăng Long, Nguyễn Du có bài Long thành cầm giả ca khá đặc sắc,ghi lại những dâu bể của triều chính và thân phận con người. Cả cái vĩmô lẫn cái vi mô của xã hội đều thay đổ ...