KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930- Năm 1912, Việt Nam quang phục hội ra đời, khí thế cách mạng có chiều hướng bùng lên sau những ngày tạm lắng. Một số thơ văn hiệu triệu cách mạng lại xuất hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930_5 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930- Năm 1912, Việt Nam quang phục hội ra đời, khí thế cách mạng cóchiều hướng bùng lên sau những ngày tạm lắng. Một số thơ văn hiệutriệu cách mạng lại xuất hiện. Văn học yêu nước và cách mạng ra đờitrong thời điểm này, tiếp tục thể hiện những nội dung cũ, nhưng đã bắtđầu mang âm điệu khác trước, tính chất cổ động, khích lệ đấu tranh cóphần giảm sút, để rồi sau đó bộ phận văn học này trở về với tình trạng lơthơ, khí thế sôi nổi, hừng hực tinh thần cách mạng mất dần.Nhìn chung thơ văn cách mạng từ sau khủng bố của giặc Pháp, năm1909 vẫn tồn tại, nhưng chất lượng và số lượng không bằng những nămtrước đây. Trong khi đó văn thơ châm biếm thời thế, đả kích bọn quanlại, tay sai, thổ lộ chút lòng thương nước, thương dân, khóc những nhàcách mạng hy sinh trong các cuộc khủng bố của quân thù.... của nhữngcây bút không tham gia cách mạng nhưng ít nhiều có tinh thần dân tộcvẫn tiếp tục ra đời, mặc dù không có những bài thật xuất sắc. Tuy nhiên,số tác phẩm nói trên chưa sưu tầm được đầy đủ, nói chung là chưa thểkhôi phục lại đầy đủ bộ mặt văn học của quần chúng yêu nước hồi này.Nhưng có thể khẳng định ở chặng này cũng như các chặng khác, dòngvăn học dân gian tố cáo sự bóc lột của kẻ thù, phơi bày tội ác của quầnchúng vẫn không vơi cạn.- Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, phong trào ái quốc dân chủ lại sôinổi trong cả nước nhưng chỉ giới hạn ở các đô thị. Văn thơ yêu nước lạiphát triển cùng với phong trào cách mạng mang tính chất đòi tự do dânchủ theo xu hướng tư sản. Văn thơ cách mạng bấy giờ trở lại thời kỳ sôinổi, rầm rộ, có thơ văn trong nước và cả thơ văn từ nước ngoài đưa về,có thơ văn phổ biến bí mật và cả thơ văn phổ biến công khai. Văn thơcông khai phần lớn xuất hiện trong phong trào ái quốc dân chủ 1925 -1926, xoay quanh các sự kiện chính, đòi thả Phan Bội Châu, để tangPhan Chu Trinh, học sinh bãi khóa, cùng với việc Khải Ðịnh đi Pháp vàviệc hắn làm lễ tứ tuần đại khánh. Ngoài ra, trên văn đàn công khai, NgôÐức Kế và Huỳnh Thúc Kháng còn đả kích quyết liệt bọn bồi bút củaPháp. Mặc dù văn học cách mạng ở giai đoạn này có chiều hướng khởisắc, phát triển về số lượng và chất lượng, mang nhiều sắc thái mớinhưng vẫn không sao sánh bằng giai đoạn 1905 - 1908.- Những năm cuối của thập niên thứ ba, văn học yêu nước và cách mạngtheo xu hướng cách mạng tư sản dần dần xuống dốc. Trước khi mất hẳn,nó cũng góp phần sưởi ấm cho những tâm hồn buốt lạnh và là tiếng nóicủa dân tộc trong những ngày chờ đón luồng tư tưởng mới nhất của thờiđại, tư tưởng cách mạng vô sản.Cũng trong thời gian này, mầm mống của văn học cách mạng theo xuhướng vô sản đã được nảy nở. Ðặc điểm của văn học này là còn ít tínhchất văn nghệ, nhiều tính chất chính trị nhưng nội dung đã tiến bộ hơnhẳn dòng văn học tư sản cùng giai đoạn.1.3- Nội dung của văn học yêu nước và cách mạng :* Thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ:Văn học yêu nước và cách mạng đã nêu lên quan niệm mới về đất nước,về yêu nước. Các nhà nho yêu nước và cả nhân dân ta sống trong điềukiện ý thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lạikhông có vua. Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua làyêu nước. Vấn đề là cần có vua sáng để có tôi hiền. Sang đến đầu thế kỷXX, chế độ thực dân nửa phong kiến đã ra đời và thay thế chế độ phongkiến, trạng thái ý thức của xã hội cũng chuyển biến theo. Sự có mặt củaý thức hệ tư sản là một nhân tố mới có vai trò quan trọng trong đời sốngtinh thần của xã hội. Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng vềquốc gia đã khác trước. Nước không còn là của vua, vua và nước khôngcòn là một. Có thể có nước mà không có vua. Yêu nước không nhất thiếtphải yêu vua. Trung quân ái quốc hai cái tách rời nhau. Chủ nghĩa tônquân đang dần dần bị loại trừ và như thế, nói đến nước sẽ là nói đến nonsông, nòi giống, nói đến dân tộc, đồng bào. Trước kia, nghĩa quân thần,đạo thần tử có thể là động lực kích thích tinh thần đấu tranh:Kiến nghĩa ninh cam bất dũng viToàn bằng trung hiếu tác nam nhibắt đầu trở thành vô nghĩa. Văn thơ yêu nước đi tìm sức mạnh từ nhiềunguồn. Từ những truyền thuyết thần thoại đề cao nòi giống, từ lòng thathiết với vẻ đẹp của non sông gấm vóc, từ thái độ trân trọng cái địa vịcủa đất nước, cơ nghiệp của cha ông đã nhiều thế hệ nối tiếp nhau xâydựng, đặc biệt là niềm tự hào về truyền thống anh hùng chống giặc ngoạixâm.Nọ thuở trước đánh tàu mấy lớpCõi trời Nam cơ nghiệp mở mangSông Ðằng lớp sóng Trần vươngNúi Lam rẽ khói mở đường nhà LêQuang Trung đế từ khi độc lậpKhí anh hùng đầy lấp giang sanTự hào về đất nước các tác giả không còn ca ngợi các bậc thánh đế anhhùng xuất chúng, mà họ đã đi đến khẳng định vai trò của nhân dân, củaức triệu anh hùng vô danh. Nhìn chung, văn thơ yêu nước đã khẳngđịnh một vấn đề rất mới mẻ: Ðất nước là của dân, yêu nước là phải yêudân.Nước Việt Nam là của gia tài,Cả q ...