Chấn thương ngực (hay chấn thương ngực kín): là chấn thương vào ngựcnhưng thành ngực vẫn kín, tức là khoang màng phổi không thông với không khí bênngoài. Vết thương ngực (hay vết thương ngực hở): là chấn thương vào ngực gây thủngthành ngực, tức là khoang màng phổi bị thông thương với không khí bên ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám chấn thươngKhám chấn thương , vết thương ngực3 Votes Mục tiêu: 1. Nêu được một số vấn đề cơ bản về giải phẫu lồng ngực và sinh lý hô hấp ứng dụng trong chấn thương – vết thương ngực. 2. Mô tả được những thương tổn giải phẫu bệnh chính trong chấn thương – vết thương ngực 3. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng – cận lâm sàng chung, và một số hội chứng chính của chấn thương – vết thương ngực.II. Nội dung:1. Đại cương: Khái niệm về chấn thương, vết thương ngực:−+ Chấn thương ngực (hay chấn thương ngực kín): là chấn thương vào ngựcnhưng thành ngực vẫn kín, tức là khoang màng phổi không thông với không khí bênngoài.+ Vết thương ngực (hay vết thương ngực hở): là chấn thương vào ngực gây thủngthành ngực, tức là khoang màng phổi bị thông thương với không khí bên ngoài.− Chấn thương, vết thương ngực là một nhóm cấp cứu ngoại khoa thường gặp (tuỳtheo cơ sở ngoại khoa), ví dụ chiếm khoảng 10 – 15 % số mổ cấp cứu tại BV ViệtĐức (trung tâm ngoại khoa lớn, có chuyên khoa sâu về phẫu thuật lồng ngực – tổngkết dựa trên số mổ cấp cứu 6 tháng cuối năm 2003). Do chấn thương gây ảnh hưởngtrực tiếp đến bộ máy hô hấp tuần hoàn, nên có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong, vìvậy đây là loại cấp cứu được ưu tiên số 1 trong chẩn đoán, vận chuyển và xử lý.− Nguyên nhân gây chấn thương ngực thường do tai nạn giao thông, ngã cao, tainạn lao động. Tuổi gặp nhiều nhất từ 20 – 50 tuổi, chủ yếu ở nam giới (trên 90 %).Có thể kèm theo thương tổn của các cơ quan khác, nên khi thăm khám phải luôn tôntrọng nguyên tắc khám toàn diện tránh bỏ sót thương tổn.− Nguyên nhân gây vết thương ngực thường do dao, vật nhọn đâm hay do hoả khínên dễ gây thương tổn các tạng trong ngực như tim, cơ hoành, mạch máu. Tuổi gặpnhiều nhất từ 20 – 40 tuổi, đại đa số là nam giới (trên 90 %).2. Nhắc lại giải phẫu lồng ngực và sinh lý hô hấpMột số điểm nhắc lại về giải phẫu và sinh lý dưới đây có vai trò ứng dụng rất quantrọng trong triệu chứng học, chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương ngực.2.1. Giải phẫu lồng ngực:Thành ngực:− Khung xương cứng: xương ức ở phía trước, cột sống ở phía sau, nối với nhaubằng các xương sườn. Phía ngoài xương sườn có các cơ và da che phủ, sát mặt trongcó lá thành màng phổi.− Cơ hoành: ngăn cách giữa ngực – bụng . Bên phải cao hơn trái từ 0,5 – 1, 5 cm.Đỉnh vòm hoành lên đến khoang liên sườn 5 đường nách giữa.Các cơ quan bên trong:− Hai bên có 2 phổi, mặt ngoài phổi được phủ bởi lá tạng màng phổi nằm sát láthành tạo một khoang ảo có áp lực âm (- 5 đến – 10 cmH2O). Phổi không có cơ nênkhông thể tự co giãn, nhưng có nhiều sợi đàn hồi làm phổi luôn có xu hướng co nhỏlại về phía rốn phổi. Tim : nằm ngay sau xương ức và các sụn sườn bên trái.− Trung thất giữa – trên có các mạch máu lớn, khí phế quản gốc.−− Trung thất sau có động mạch chủ ngực và thực quảnvà chứa đựng các thành phầnquan trong nhất của bộ máy hô hấp, tuần hoàn.2.2. Sinh lý hô hấp:− Hoạt động hít vào – thở ra nhờ vào các cơ hô hấp, tính đàn hồi của ngực – phổi, vàdựa trên nguyên lý không khí đi từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Áp suất trongphế nang luôn gần bằng áp suất khí quyển. Bình thường, cơ hoành đảm bảo 70 %dung tích hô hấp. Cụ thể:+ Thì hít vào –> ngực nở ra, cơ hoành hạ xuống –> kéo phổi nở theo –> giảm áp suấtphế nang –> không khí đi vào phổi.+ Thì thở ra –> ngực xẹp xuống, cơ hoành đẩy lên –> làm phổi xẹp theo –>tăng ápsuất phế nang –> không khí đi ra ngoài.− Qua đó có thể thấy việc đảm bảo áp lực âm tính trong khoang màng phổi, sự toànvẹn của lồng ngực, và sự thông thoáng của đường hô hấp đóng vai trò rất quan trọngtrong sinh lí hô hấp.− Khi có các thương tổn giải phẫu trong chấn thương vết thương ngực như gãyxương sườn, thủng khoang màng phổi, hoặc tắc nghẽn đường hô hấp do máu, dị vật,đờm dãi sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý hô hấp và suy hô hấp.3. Các thương tổn giải phẫu bệnh chính trong chấn thương, vết thương ngực:3.1. Thương tổn thành ngực: bao gồm một số thương tổn chính sau3.1.1. Thủng thành ngực:Thành ngực bị xuyên thủng từ ngoài da vào khoang màng phổi do các vật nhọn đâmvào, gây ra vết thương ngực , dẫn đến hậu quả chung là tràn máu – tràn khí khoangmàng phổi. Lỗ thủng ở thành ngực lớn hay nhỏ tuỳ theo tác nhân gây chấn thương.Ngoài rách – thủng phần mềm, thì xương sườn có thể bị đứt – gãy, nếu vết thương điqua bờ dưới xương sườn thì thường làm đứt bó mạch liên sườn, gay chảy máu rấtnhiều vào khoang màng phổi. Thương tổn nội tạng trong ngực, ngoài rách nhu mô phổitrong vết thương ngực đơn thuần, còn có thể bị vết thương tim, thủng cơ hoành, ráchcác mạch máu – phế quản lớn… tạo nên các thể bệnh khác nhau của vết thươngngực.Cùng với mảng sườn di động, vết thương ngực còn đang hở (vết thương lớn, không tựbịt kín hoặc chưa được sơ cứu, khoang màng phổi thông thương tự do với bên ngoài)là 2 thương tổn rất nặng trong chấn thương ngực, do ...