Danh mục

KHẢO SÁT GIÁ TRỊ MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.99 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát giá trị mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em của Phạm Thị Minh Hồng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang, mô tả và phân tích 559 trường hợp viêm tiểu phế quản tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 08/2005 đến 06/2006. Kết quả nghiên cứu: Trong 559 trẻ VTPQ có 71 trường hợp đủ tiêu chuẩn nhập viện theo mô hình chiếm tỉ lệ 12,7%,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM KHẢO SÁT GIÁ TRỊ MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát giá trị mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em của Phạm Thị Minh Hồng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang, mô tả và phân tích 559 trường hợp viêm tiểu phế quản tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 08/2005 đến 06/2006. Kết quả nghiên cứu: Trong 559 trẻ VTPQ có 71 trường hợp đủ tiêu chuẩn nhập viện theo mô hình chiếm tỉ lệ 12,7%, trong đó có 27 trẻ ≥ 3 tháng và 44 trẻ < 3 tháng tuổi. Trong 27 trẻ VTPQ ≥ 3 tháng nhập viện theo mô h ình có 22 trẻ có 1 dấu hiệu tiên đoán nặng, 5 trẻ có 2 dấu hiệu đi kèm. Dấu hiệu thường gặp nhất là mạch ≥ 150 lần/phút, nhịp thở ≥ 70 lần/phút, tím tái có ở 2 trẻ và xẹp phổi/X quang chỉ gặp 1 trường hợp, không có trường hợp nào rối loạn tri giác. Ở 44 trẻ < 3 tháng nhập viện theo mô hình có 35 trẻ thỏa 1 dấu hiệu, 9 trẻ có 2 dấu hiệu của mô hình. Thở nhanh là dấu hiệu thường gặp nhất (45,45%), kế đến là mạch ≥ 140 lần/phút (34,1%). Trong số 87,3% trẻ nhập viện không theo mô h ình, có 9,66% tr ẻ nhập viện có các dấu hiệu nặng theo phác đồ xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, 21,47% trẻ nhập viện có các yếu tố nguy cơ của viêm tiểu phế quản nặng, số trẻ còn lại có lý do nhập viện khác như khò khè, ho, khó thở, sốt hoặc bệnh đi kèm (nhọt da). Có 62 trẻ thở oxy trong quá trình điều trị bao gồm 48 trẻ nhập viện theo mô hình và 14 trẻ nhập viện không theo mô hình. Mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng của Phạm Thị Minh Hồng trong nghiên cứu lần này có độ nhạy cảm 77,4%; độ chuyên biệt 95,3%; giá trị tiên đoán dương 67,6%; giá trị tiên đoán âm 97,1%. Kết luận: Mô hình tiên đoán VTPQ nặng ở trẻ em của Phạm Thị Minh Hồng khi nghiên cứu tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 có độ nhạy cảm 77,4%; độ chuyên biệt 95,3%; giá trị tiên đoán dương 67,6%; giá trị tiên đoán âm 97,1%. ABSTRACT Goal: The aim of this study is to assess the value of model for prediction of severe bronchiolitis in children of Pham Thi Minh Hong at Respiratory Department of Children Hospital N02. Materials and method: A prospective, cross-sectional study was performed on 559 infants who had been hospitalized at Respiratory Department of Children Hospital N02 for bronchiolitis from August 2005 to June 2006. Result: Among 559 infants, there are 71 cases admitted by model for prediction of severe bronchiolitis, (12.7%) in which there are 27 cases over 3 months old and 44 cases under 3 months old. Among 27 infants over 3 months old, there are 22 cases with only one sign for prediction of severe bronchiolitis and 5 with two signs. The most common signs are pulse over 150 per minute and respiratory rate over 70 per minute. 2 cases have cyanosis, 1 case has atelectasis and no case has consciousness disturbances. Among 44 infants under 3 months old, there are 35 cases with only one sign and 9 cases with two signs. Tachypnea is the most common sign. Among 87.3% infants admitted out of this model, there are 9.66% cases with severe signs of IMCI, 21.47% cases with risk factors of severe bronchiolitis. The other reasons for admission are wheezing, cough, dyspnea, fever or skin infection. 62 infants who need oxygen supplementation include, 48 cases admitted by model and 14 cases admitted out of this model. Therefore, model for prediction of severe bronchiolitis of Pham Thi Minh Hong has sensitivity 77.4%, specificity 95.3%, positive predictive value 67.6%, negative predictive value 97.1%. Conclusions: Model for prediction of severe bronchio litis of Pham Thi Minh Hong has sensitivity 77.4%, specificity 95.3%, positive predictive value 67.6%, negative predictive value 97.1%. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là dạng bệnh thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính và là nguyên nhân hàng đầu đưa trẻ đến khám và nhập viện(13,19). Chỉ có 2 – 3% trẻ mắc bệnh cần phải nhập viện và 5% trong số này được chuyển vào khoa săn sóc tăng cường vì suy hô hấp(1,6). Tỉ lệ nhập viện hiện nay đối với bệnh viêm tiểu phế quản còn khá lớn: tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 là 35 – 37%(5), tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 35%(8). Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra các yếu tố tiên đoán VTPQ nặng như Shaw, Mai, Maneker, Voets...Tại Việt Nam, tác giả Phạm Thị Minh Hồng đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 949 trẻ VTPQ và xây dựng mô hình tiên đoán VTPQ nặng nhằm giảm tỉ lệ nhập viện. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ khảo sát giá trị của mô hình tiên đoán VTPQ nặng này cho trẻ viêm tiểu phế quản tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2. Từ đó, bước đầu áp dụng vào phòng khám Hô hấp nhằm làm giảm bớt tỉ lệ nhập viện ở bệnh v ...

Tài liệu được xem nhiều: