Danh mục

Khảo sát sỏi đường tiết niệu trên mèo tại phòng khám thú y Tp. Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 360.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, phát hiện 20 con mèo bị sỏi trong 76 ca mèo bệnh đường tiết niệu (chiếm tỷ lệ 26,3%). Các con mèo này được xét nghiệm mẫu nước tiểu và soi dưới kính hiển vi, từ đó xác định các tinh thể và vi khuẩn gây bệnh chủ yếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát sỏi đường tiết niệu trên mèo tại phòng khám thú y Tp. Hồ Chí Minh KHẢO SÁT SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN MÈO TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Thy Kỳ Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng LoanTÓM TẮTTrong nghiên cứu này, phát hiện 20 con mèo bị sỏi trong 76 ca mèo bệnh đường tiết niệu(chiếm tỷ lệ 26,3%). Các con mèo này được xét nghiệm mẫu nước tiểu và soi dưới kính hiểnvi, từ đó xác định các tinh thể và vi khuẩn gây bệnh chủ yếu. Bên cạnh đó nghiên cứu nàycòn phân tích các yếu tố về giới tính, giống loài, độ tuổi và sự thay đổi sinh lý sinh hóa củanước tiểu. Nước tiểu mèo là một dung dịch phức tạp, trong đó các muối, chẳng hạn nhưcanxi oxalat và magie amoni photphat, có thể vẫn còn trong dung dịch trong điều kiện quábão hòa. Tuy nhiên, nước tiểu này có khả năng kết tủa hoặc có xu hướng hình thành cáctinh thể từ các muối hòa tan. Các con mèo bị sỏi đường tiết niệu phần lớn rơi vào độ tuổi từ3-6 năm tuổi, trong đó 80% là mèo giống ngoại, tỷ lệ con cái mắc bệnh sỏi cao hơn. Khi soidưới kính hiển vi, phát hiện được 45% là tinh thể sỏi oxalat và kết quả phân lập vi khuẩnStaphylococcus aureus chiếm 44%.Từ khóa: sỏi đường tiết niệu, tinh thể, vi khuẩn, sinh lý sinh hóa, mèo.1 ĐẶT VẤN ĐỀDo đặc trưng của nếp sống đô thị, mèo thường được nuôi nhốt, ăn thực phẩm khô, ít đượccung cấp đầy đủ nước cũng như tiểu tiện hạn chế. Chính vì những yếu tố này mà bệnh lý hệtiết niệu cũng thường xảy ra, trong đó có bệnh lý ở đường tiết niệu. Hầu hết mèo ít nhiềuđều có vấn đề chung là sỏi đường tiết niệu (thường là ở bàng quang). Đây là một bệnh lýphổ biến trên mèo, nhưng chưa được chú trọng nhiều. Nhiều chủ nuôi khó nhận ra sự khácbiệt mà bệnh lý mang lại, bệnh tuy không có nhiều khả năng gây tử vong ở mèo, nhưng vẫnmang lại sự đau đớn kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống về sau của vật nuôi.Sỏi đường tiết niệu ở mèo không còn xa lạ, tuy nhiên chỉ được xử lý khi mèo đã xuất hiệncác triệu chứng lâm sàng như tắc nghẽn niệu đạo, đái buốt,… Việc xác định được sự thayđổi sinh lý sinh hóa nước tiểu mèo và thành phần sỏi, cũng như các ảnh hưởng sinh lý cơthể mèo (tuổi, giống, giới tính) có thể phần nào giải quyết vấn đề sớm hơn mà không cầnphải phẫu thuật. Tại Canada, năm 2009, trung tâm tiết niệu thú y (CVUC) đã tiếp nhận11353 mẫu nước tiểu từ năm 1998 đến năm 2008. Tinh thể struvite và canxi oxalat chiếm >85%, tương đồng với kết quả bài nghiên cứu này.6002 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Động vậtThực hiện khảo sát 76 ca mèo bệnh đường tiết niệu đến điều trị tại phòng khám thú y LVPET, Bình Long, phường Bình Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày01/12/2020 đến ngày 30/03/2021. Vật liệu nghiên cứu gồm 27 mẫu nước tiểu mèo bệnhđược đem xét nghiệm chỉ số sinh lý, sinh hóa và soi dưới kính hiển vi. Có 9 mẫu nước tiểukhông sử dụng kháng sinh trước đó được đem đi phân lập vi khuẩn.2.2 Phương pháp nghiên cứuPhương pháp chẩn đoán lâm sàng: sờ, nắn vùng bụng dưới để xem những phản ứng bấtthường từ thú như co người lại do đau. Nếu bàng quang bị tích nước tiểu thì căng to chiếmcả xoang chậu. Nguyên nhân do tắc niệu đạo, cơ vòng của niệu đạo co thất, bàng quang cókhối u. Tắc niệu đạo có thể do sỏi, cục máu hoặc do viêm niệu đạo làm niêm mạc sưng dàygây tắc. Trường hợp khác là tích nước tiểu trong bàng quang do tắc niệu đạo thì bàngquang cũng to nhưng khi đ tay lên nước tiểu không chảy ra được. Ngược lại nếu bàngquang bị liệt, đ mạnh thì nước tiểu thải ra, lấy tay ra thì nước tiểu cũng ngừng chảy.Đôi khi có hiện tượng bí tiểu do táo bón, khi móc phân ra thì nước tiểu sẽ được thải ra.Phương pháp siêu âm:t siêu âm bàng quang, cần chú ý các mặt cắt ngang (có dạng hìnhvuông (khi mặt cắt gần đáy bàng quang) hoặc dạng hình tròn (khi mặt cắt gần với đỉnh bàngquang); Mặt cắt dọc (có dạng hơi giống hình tam giác, đỉnh tam giác trên hình siêu âm ứngvới đỉnh bàng quang).Trong siêu âm thận, tại sụn mấu kiếm, di chuyển đầu dò về phía phải. Dùng gan làm cửa sổsiêu âm để đánh giá độ hồi âm của thận. Sau khi có cái nhìn tổng quát thận phải, di chuyểnđầu dò về phía trái và dùng lách làm cửa sổ siêu âm cho thận trái. Để tiện cho việc quan sát,nghiên cứu và định vị chính xác bệnh tích, cần chú ý 5 đường cắt cơ bản (đường cắt dọcgiữa thận, đường lưng bên của mặt cắt dọc giữa thận, đường cắt ngang qua cực trên thận,đường cắt ngang qua rốn thận, đường cắt ngang qua cực dưới thận). Đường cắt dọc giữathận là đường cắt ưu tiên để quan sát tổng quát quả thận.Phương pháp xét nghiệm nước tiểu: đối với các trường hợp siêu âm đã xác định đượcthú bị sỏi niệu thì khảo sát tiến hành lấy mẫu nước tiểu để phân tích lý, hóa. Một số trườnghợp chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước tiểu tại chỗ bằng cách dùng ống thông tiểu để đưavào bàng quang theo đường dẫn tiểu, khi nước tiểu chảy ra bỏ phần nước tiểu đầu khoảng10 - 20 ml, sau đó hứng nước tiểu vào ống nghiệm vô trùng có nấp đậy, lượng nước tiểu lấykhoảng 20 ml. Trong trường hợp siêu âm thấy lượng nước tiểu không nhiều thì chúng tôiđưa ống nghiệm vô trùng cho chủ nuôi đem về nhà lấy, hướng dẫn kỹ cho chủ nuôi về cáchlấy mẫu, bảo quản cũng như nhanh chóng đem mẫu lên phòng xét nghiệm.Những mẫu nước tiểu được thu thập thường được nuôi cấy trên môi trường thạch máu (BA)và MacConkey (MCA). 601 (a) (b) Hình 1. Mèo cái giống Việt Nam, 6 tuổi bị sỏi struvite bàng quang (a); Mèo đực giống Việt Nam, 9 tuổi bị sỏi oxalate bàng quang (b)2.3 Phẫu thuật ngoại khoaTừ kết quả chụp X-Quang, siêu âm xác định dị vật, sỏi, ký sinh trùng trong bàng quang. Khôngthể c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: