Danh mục

KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích: khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi sinh của vi khuẩn gram âm gây viêm phổi cộng đồng. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang trên những bệnh nhân viêm phổi cộng đồng nhập khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/03/2005 đến 30/06/2006. Kết quả: Vi khuẩn Gram âm (VKGA) là một trong những tác nhân chính gây viêm phổi cộng đồng (VPCĐ). Có 86 (59%) bệnh nhân VPCĐ phân lập được tác nhân gây bệnh tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ 01/03/2005 đến 30/06/2005. Tần suất do VKGA chiếm 33%,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TÓM TẮT Mục đích: khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi sinh của vi khuẩn gramâm gây viêm phổi cộng đồng. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang trên những bệnhnhân viêm phổi cộng đồng nhập khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy từ01/03/2005 đến 30/06/2006. Kết quả: Vi khuẩn Gram âm (VKGA) là một trong những tác nhânchính gây viêm phổi cộng đồng (VPCĐ). Có 86 (59%) bệnh nhân VPCĐphân lập được tác nhân gây bệnh tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ 01/03/2005 đến30/06/2005. Tần suất do VKGA chiếm 33%, bao gồm Haemophilusinfluenzae và Moraxella catarrhalis. Các kháng sinh thông thường nhưAmpicillin, Trim/Sulfa bị đề kháng gần như hoàn toàn. Hầu hết cácCephalosporin ( trừ thế hệ 4) bị Trực khuẩn Gram âm (TKGA) đề kháng vớitỷ lệ khá cao. Levofloxacin có tỷ lệ nhạy cảm cao (83%) với TKGA. Ngoàira, các kháng sinh khác cũng có tỷ lệ nhạy cảm khá cao với TKGA làImipenem, Ticarcillin/clavulanate, Piperacillin/tazobactam, Netilmicin vàTobramycin. Kết luận: vi khuẩn gram âm có vai trò rất quan trọng trong viêm phổicộng đồng. Phần lớn đề kháng với các kháng sinh cephalosporines trừcefepim, levofloxacine, Imipenem, Ticarcillin/clavulanate,Piperacillin/tazobactam. ABSTRACT Objectives: To carry the survey of the antibiotic resistance of gramnegative bacteria results in community acquired pneumonia. Methods: Prospective, descriptive and cross sectional studyconducted in Cho ray hospital from 01/03/2005 to 30/06/2006 on patientswith CAP. Results: Gram negative bacteria is one of the principal agents in CAP.59% cases of CAP were positive cultered in the study conducted in Cho rayhospital from 01/03/2005 to 30/06/2005. The prevalence of CAP due togram negative pathogens was 33%. including Haemophilus influenzae andMoraxella catarrhalis. Results of the study showed that the gram negativeagents have a highest level of resistance to ampicilline, Trim/Sulfa. MostCephalo sporines except the fourth generation cephalosporine were alsoresistant by gram negative pathogens result in CAP. 83% of gram negativeagents were susceptible to levofloxacine. Other antibiotics such asimipenem, ticarcillin/clavulanate, piperacillin/tazobactam, neltimicin andtobramicin are still very good products for treament of CAP due to gramnegative bacteria. Conclusions: The resuts of the study showed that Gram negativebacteria were very important agents results in CAP. These agents wereresistant to most cephalosporines except cefepim, levofloxacine,ticarcillin/clavulanate, imipenem, piperacillin/tazobactam.... ĐẶT VẤN ĐE Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng hay gọi tắt là viêm phổi cộng đồng(VPCĐ) là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến và có tiềm năng gây chếtngười(1). Vi khuẩn Gram âm (VKGA) đang là tác nhân được chú ý nhiều trongcác nghiên cứu gần đây bởi tần suất ngày càng cao và tính chất gây bệnhnặng của chúng. Mặc khác, những hướng dẫn điều trị hiện nay cho VPCĐ đều khuyênbắt đầu với điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm. Do đó việc tìm hiểu sự nhạycảm và đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây VPCĐ, đặc biệt là các tácnhân VKGA đang là vấn đề bức thiết trong thực hành lâm sàng hiện nay. Chính vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu tiền cứuvới phương pháp chẩn đoán vi sinh chủ yếu là cấy đàm định lượng, nhằm rútra được những kết luận tin cậy về tình hình kháng kháng sinh của tác nhânVKGA, góp phần điều trị VPCĐ hợp lý hơn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Từ 01/03/2005 đến 30/06/2005, chúng tôi nghiên cứu tất cả các bệnhnhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nhập viện tại khoa Nội Hô HấpBệnh viện Chợ Rẫy với các tiêu chuẩn như sau: Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Bất kỳ bệnh nhân nào trên 15 tuổi được chẩn đoán lúc vào viện làviêm phổi cộng đồng đều được kiểm tra lại có thoả các tiêu chuẩn sau:Thâmnhiễm mới thấy được trên X Quang ngực trong vòng 24 giờ hiện tại và ítnhất 1 tiêu chuẩn chính: ho, khạc đàm, T0 > 380C hay ít nhất 2 tiêu chuẩnphụ:đau ngực kiểu màng phổi, khó thở, thay đổi tri giác, ran hay hội chứngđông đặc, và bạch cầu > 12.000/mm3. Tiêu chuẩn loại trừ Đã từng vào viện trong vòng 7 ngày gần nhất trước lần nhập viện hiệntại, HIV (+), và thay đổi chẩn đoán khác trong quá trình nằm viện. Đánh giá vi sinh Các mẫu đàm khạc đúng phương pháp được cấy định lượng. Đối vớitrường hợp viêm phổi nặng được làm thêm ít nhất một lần cấy máu trước khidùng kháng sinh và cặp xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán tác nhân không điểnhình. Kỹ thuật chẩn đoán khác thêm vào bao gồm chọc dò dịch màng phổi, hútdịch khí phế quản. ...

Tài liệu được xem nhiều: