Khủng hoảng nông nghiệp Việt Nam: Lý giải từ quan điểm sinh thái nhân văn
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 243.99 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong phạm vi bài viết này, cách tiếp cận “Mô hình sinh thái nhân văn dựa trên các thành phần tham gia” (actor-based model of human ecology) sẽ được sử dụng để giải thích cho nguyên dân dẫn đến những khủng hoảng trong nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Mô hình sinh thái nhân văn dựa trên các thành phần tham gia được Orlove đưa ra năm 1980. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khủng hoảng nông nghiệp Việt Nam: Lý giải từ quan điểm sinh thái nhân văn KHỦNG HOẢNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: LÝ GIẢI TỪ QUAN ĐIỂM SINH THÁI NHÂN VĂN Phạm Văn Hội Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt NamTóm tắt Trong sản xuất nông nghiệp, với đặc thù tác động và chịu tác động bởi các yếu tố của hệ sinh thái tự nhiên, các dịch vụ sinh thái đóng vai trò quyết định trong sự ổn định và bền vững của hệ thống nông nghiệp. Với bản chất là tài nguyên chung, các dịch vụ sinh thái bởi vậy đã đối mặt với tình trạng “cha chung không ai khóc” và được tăng cường hơn nữa từ khi người dân làm chủ sản xuất trong tình trạng thiếu vắng sự quản lý và khích lệ có hiệu quả của Chính phủ, nhằm bảo vệ các dịch vụ sinh thái nói riêng và môi trường sống nói chung. Nguyên nhân chính đẩy nhanh sự suy giảm các dịch vụ sinh thái là Chính phủ, với các chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy sự lệ thuộc hóa chất đầu vào. Người dân bị hút vào vòng luẩn quẩn và chưa có lối thoát trong sự lệ thuộc tăng lên vào hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Theo khía cạnh này, mỗi người nông dân cố gắng có được năng suất cây trồng cao nhất thông qua sử dụng thuốc BVTV trên mảnh ruộng của mình - có thể được xem là hợp lý ở mức độ cá thể. Tuy nhiên, kết cục chung là sự tàn phá hệ sinh thái - ảnh hưởng chi phối đến phúc lợi chung của tất cả mọi người. Trong thực tế, các tiến trình thay đổi xã hội và tự nhiên là phức tạp, thậm trí hàm chứa những xu thế không thể lường trước, các chính sách bởi vậy cần dựa trên cơ sở học thuật và sự tham gia của người dân nhiều hơn. Việc phục hồi chất lượng của các dịch vụ sinh thái cần phải là ưu tiên đầu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.QUAN ĐIỂM SINH THÁI NHÂN VĂN Sinh thái nhân văn được định nghĩa như là những nghiên cứu về tácđộng qua lại giữa con người với thế giới tự nhiên. Cho đến nay, vẫn cònnhững tranh cãi về tính phù hợp của các cách tiếp cận sinh thái nhânvăn khác nhau trong việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa con ngườivà tự nhiên và lý giải áp dụng cho các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, 75trong phạm vi bài viết này, cách tiếp cận “Mô hình sinh thái nhân văndựa trên các thành phần tham gia” (actor-based model of humanecology) sẽ được sử dụng để giải thích cho nguyên dân dẫn đến nhữngkhủng hoảng trong nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Mô hình sinh thái nhân văn dựa trên các thành phần tham giađược Orlove đưa ra năm 1980. Quan điểm chính của mô hình này làsự thích ứng xảy ra ở mức độ cá nhân hơn là ở mức độ các nền vănhóa hoặc các quần thể. Các tổ chức ở mức độ cao hơn như quần xã, hệsinh thái, hoặc hệ thống xã hội hiện hữu là kết quả của các tác độngqua lại giữa các cá thể thành viên (Rambo, 1983). Trong thực tế cuộc sống, các cá nhân liên tục đưa ra các quyết định,nhằm khai thác nguồn lợi tự nhiên và chống chọi với môi trường,thường được lý giải là phù hợp nhất trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của họ. Tuy nhiên, điểm cần nhấn mạnh ở đây là, không có cơ sở đểkhẳng định rằng, các quyết định phù hợp của mỗi cá thể sẽ dẫn đến sựthịnh vượng chung cho cả cộng đồng. Khi tài nguyên nào đó rơi vàothảm kịch của tình trạng “cha chung không ai khóc”, tổng số ảnhhưởng của quyết định của các cá nhân - được xem là hợp lý từ góc độcủa mỗi cá nhân - sẽ tàn phá nguồn tài nguyên chung này, do đó làmgiảm phúc lợi chung của toàn cộng đồng (Hardin, 1968). Những cá nhân và cộng đồng đưa ra quyết định đúng sẽ tồn tại vàthịnh vượng và ngược lại. Các chiến lược thích ứng thành công sẽđược thể chế hóa thành các đặc điểm văn hóa của cộng đồng hoặcquốc gia. Bởi vậy, qua thời gian, một dân tộc hoặc một quốc gia có thểtrở nên thịnh vượng hoặc ngược lại: bị đồng hóa hoặc xóa xổ vì nhữngquyết định sai lầm của mình (Diamond, 2011). Cách tiếp cận và lý giải sinh thái nhân văn này có thể giải thíchthế nào cho những thành công và khủng hoảng của nông nghiệp ViệtNam trong thời gian qua? Các phần tiếp theo của bài viết sẽ sơ lượcnhững thay đổi trong chính sách vĩ mô trong nông nghiệp của ViệtNam, dẫn tới thay đổi vai trò của mỗi cá thể người dân trong việc raquyết định sản xuất: khởi đầu cho những thành công về an ninh lươngthực, cũng như phát sinh những khủng hoảng mới về suy giảm chấtlượng sản phẩm và ô nhiễm môi trường. Minh chứng sẽ tập trung vàosự phụ thuộc ngày càng tăng của nông nghiệp vào hóa chất BVTV -như là một tiêu chí phản ánh lựa chọn sai lầm của cả Chính phủ vàngười dân trong thời gian qua.76KHỦNG HOẢNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua các mốc khủng hoảng trongsuốt nhiều thập kỷ qua. Thời kỳ tập thể hóa sản xuất nông nghiệp(trước 1981), tài nguyên và trang thiết bị nông nghiệp bị sử dụng lãngphí, kém hiệu quả, người lao động không được khích lệ, dẫn đến sảnlượng nông nghiệp thấp. Thiếu lương thực là hiện tượng kinh niên củaViệt Nam trong nhiều thập kỷ trước những năm 1980. Từ khi thực hiện khoán 100 (năm 1981) và sau đó là khoán 10 (năm1988), đất đai và các tư liệu sản xuất được phân bổ cho hộ gia đình nôngdân, đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong hiệu quả sản xuất nông nghiệp.Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực, đã trở thành cường quốc lúagạo của thế giới từ những năm 1990 (Vo Tong Xuan, 1995). Trong 20 năm qua, khi mà vấn đề an ninh lương thực (tính theoCalo/người) được cải thiện, các vấn đề nghiêm trọng mới đã nảy sinhtrong sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đó là: (i) suy giảm chất lượngnông sản (và vệ sinh an toàn thực phẩm); và (ii) tăng rủi ro và giảmhiệu quả trong những cố gắng nhằm tiếp tục sản xuất ra lượng lươngthực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khủng hoảng nông nghiệp Việt Nam: Lý giải từ quan điểm sinh thái nhân văn KHỦNG HOẢNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: LÝ GIẢI TỪ QUAN ĐIỂM SINH THÁI NHÂN VĂN Phạm Văn Hội Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt NamTóm tắt Trong sản xuất nông nghiệp, với đặc thù tác động và chịu tác động bởi các yếu tố của hệ sinh thái tự nhiên, các dịch vụ sinh thái đóng vai trò quyết định trong sự ổn định và bền vững của hệ thống nông nghiệp. Với bản chất là tài nguyên chung, các dịch vụ sinh thái bởi vậy đã đối mặt với tình trạng “cha chung không ai khóc” và được tăng cường hơn nữa từ khi người dân làm chủ sản xuất trong tình trạng thiếu vắng sự quản lý và khích lệ có hiệu quả của Chính phủ, nhằm bảo vệ các dịch vụ sinh thái nói riêng và môi trường sống nói chung. Nguyên nhân chính đẩy nhanh sự suy giảm các dịch vụ sinh thái là Chính phủ, với các chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy sự lệ thuộc hóa chất đầu vào. Người dân bị hút vào vòng luẩn quẩn và chưa có lối thoát trong sự lệ thuộc tăng lên vào hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Theo khía cạnh này, mỗi người nông dân cố gắng có được năng suất cây trồng cao nhất thông qua sử dụng thuốc BVTV trên mảnh ruộng của mình - có thể được xem là hợp lý ở mức độ cá thể. Tuy nhiên, kết cục chung là sự tàn phá hệ sinh thái - ảnh hưởng chi phối đến phúc lợi chung của tất cả mọi người. Trong thực tế, các tiến trình thay đổi xã hội và tự nhiên là phức tạp, thậm trí hàm chứa những xu thế không thể lường trước, các chính sách bởi vậy cần dựa trên cơ sở học thuật và sự tham gia của người dân nhiều hơn. Việc phục hồi chất lượng của các dịch vụ sinh thái cần phải là ưu tiên đầu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.QUAN ĐIỂM SINH THÁI NHÂN VĂN Sinh thái nhân văn được định nghĩa như là những nghiên cứu về tácđộng qua lại giữa con người với thế giới tự nhiên. Cho đến nay, vẫn cònnhững tranh cãi về tính phù hợp của các cách tiếp cận sinh thái nhânvăn khác nhau trong việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa con ngườivà tự nhiên và lý giải áp dụng cho các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, 75trong phạm vi bài viết này, cách tiếp cận “Mô hình sinh thái nhân văndựa trên các thành phần tham gia” (actor-based model of humanecology) sẽ được sử dụng để giải thích cho nguyên dân dẫn đến nhữngkhủng hoảng trong nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Mô hình sinh thái nhân văn dựa trên các thành phần tham giađược Orlove đưa ra năm 1980. Quan điểm chính của mô hình này làsự thích ứng xảy ra ở mức độ cá nhân hơn là ở mức độ các nền vănhóa hoặc các quần thể. Các tổ chức ở mức độ cao hơn như quần xã, hệsinh thái, hoặc hệ thống xã hội hiện hữu là kết quả của các tác độngqua lại giữa các cá thể thành viên (Rambo, 1983). Trong thực tế cuộc sống, các cá nhân liên tục đưa ra các quyết định,nhằm khai thác nguồn lợi tự nhiên và chống chọi với môi trường,thường được lý giải là phù hợp nhất trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của họ. Tuy nhiên, điểm cần nhấn mạnh ở đây là, không có cơ sở đểkhẳng định rằng, các quyết định phù hợp của mỗi cá thể sẽ dẫn đến sựthịnh vượng chung cho cả cộng đồng. Khi tài nguyên nào đó rơi vàothảm kịch của tình trạng “cha chung không ai khóc”, tổng số ảnhhưởng của quyết định của các cá nhân - được xem là hợp lý từ góc độcủa mỗi cá nhân - sẽ tàn phá nguồn tài nguyên chung này, do đó làmgiảm phúc lợi chung của toàn cộng đồng (Hardin, 1968). Những cá nhân và cộng đồng đưa ra quyết định đúng sẽ tồn tại vàthịnh vượng và ngược lại. Các chiến lược thích ứng thành công sẽđược thể chế hóa thành các đặc điểm văn hóa của cộng đồng hoặcquốc gia. Bởi vậy, qua thời gian, một dân tộc hoặc một quốc gia có thểtrở nên thịnh vượng hoặc ngược lại: bị đồng hóa hoặc xóa xổ vì nhữngquyết định sai lầm của mình (Diamond, 2011). Cách tiếp cận và lý giải sinh thái nhân văn này có thể giải thíchthế nào cho những thành công và khủng hoảng của nông nghiệp ViệtNam trong thời gian qua? Các phần tiếp theo của bài viết sẽ sơ lượcnhững thay đổi trong chính sách vĩ mô trong nông nghiệp của ViệtNam, dẫn tới thay đổi vai trò của mỗi cá thể người dân trong việc raquyết định sản xuất: khởi đầu cho những thành công về an ninh lươngthực, cũng như phát sinh những khủng hoảng mới về suy giảm chấtlượng sản phẩm và ô nhiễm môi trường. Minh chứng sẽ tập trung vàosự phụ thuộc ngày càng tăng của nông nghiệp vào hóa chất BVTV -như là một tiêu chí phản ánh lựa chọn sai lầm của cả Chính phủ vàngười dân trong thời gian qua.76KHỦNG HOẢNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua các mốc khủng hoảng trongsuốt nhiều thập kỷ qua. Thời kỳ tập thể hóa sản xuất nông nghiệp(trước 1981), tài nguyên và trang thiết bị nông nghiệp bị sử dụng lãngphí, kém hiệu quả, người lao động không được khích lệ, dẫn đến sảnlượng nông nghiệp thấp. Thiếu lương thực là hiện tượng kinh niên củaViệt Nam trong nhiều thập kỷ trước những năm 1980. Từ khi thực hiện khoán 100 (năm 1981) và sau đó là khoán 10 (năm1988), đất đai và các tư liệu sản xuất được phân bổ cho hộ gia đình nôngdân, đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong hiệu quả sản xuất nông nghiệp.Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực, đã trở thành cường quốc lúagạo của thế giới từ những năm 1990 (Vo Tong Xuan, 1995). Trong 20 năm qua, khi mà vấn đề an ninh lương thực (tính theoCalo/người) được cải thiện, các vấn đề nghiêm trọng mới đã nảy sinhtrong sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đó là: (i) suy giảm chất lượngnông sản (và vệ sinh an toàn thực phẩm); và (ii) tăng rủi ro và giảmhiệu quả trong những cố gắng nhằm tiếp tục sản xuất ra lượng lươngthực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khủng hoảng nông nghiệp Việt Nam Sinh thái nhân văn Quan điểm sinh thái nhân văn Mô hình sinh thái nhân văn Chính sách vĩ mô trong nông nghiệpTài liệu liên quan:
-
35 trang 27 0 0
-
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 5
19 trang 22 0 0 -
Văn hóa Huế (Dưới góc nhìn khoa học liên ngành)
5 trang 21 0 0 -
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 4
19 trang 21 0 0 -
ĐỀ TÀI: Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam , nguyên nhân suy thoái và giải pháp khắc phục
32 trang 20 0 0 -
3 trang 20 0 0
-
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 1
19 trang 19 0 0 -
Tiểu luận: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng và biện pháp khắc phục
22 trang 19 0 0 -
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 10
14 trang 18 0 0 -
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 3
19 trang 18 0 0