Bài viết phân tích vai trò của bảo hiểm cây lúa để thấy được sự cần thiết phải triển khai loại hình này, đồng thời, phân tích những nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bảo hiểm cây lúa trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM CÂY LÚA Ở VIỆT NAM
TS. Phan Anh Tuấn
Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Tại một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, bảo hiểm cây lúa đã được triển khai
nhiều năm và “tái thí điểm” nhiều lần. Tuy nhiên, sau rất nhiều cố gắng và quyết tâm của
Chính phủ và các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thì bảo hiểm cây lúa vẫn chỉ mới dừng lại
ở thí điểm mà chưa đi vào cuộc sống của người nông dân. Bài viết phân tích vai trò của bảo
hiểm cây lúa để thấy được sự cần thiết phải triển khai loại hình này, đồng thời, phân tích
những nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển
bảo hiểm cây lúa trong tương lai.
Từ khóa: Bảo hiểm cây lúa, thực trạng, giải pháp, phát triển
1. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm cây lúa
Nông nghiệp, nông thôn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh chính trị,
kinh tế - xã hội Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông
nghiệp mang tính chất là hàng hóa dịch vụ, hàng hóa công, là một bộ phận trong chiến lược
phát triển nông thôn.
Bảo hiểm cây lúa có vai trò rất lớn trong thực tiễn:
(i) Bảo hiểm cây lúa góp phần khắc phục khó khăn về tài chính cho các hộ nông dân,
nhất là các hộ sản xuất trang trại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
(ii) Bảo hiểm cây lúa là chỗ dựa tâm lý cho người nông dân và các đối tác có liên
quan. Các rủi ro tự nhiên trong sản xuất lúa như: thiên tai, dịch bệnh… xảy ra trên diện rộng,
gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của các hộ nông dân, có thể dẫn đến tình trạng
mất mùa, đói kém… Mặt khác, khi bị tổn thất, nhiều hộ nông dân không còn đủ năng lực tài
chính để trả cho các khoản nợ đã vay để đầu tư cho chu kỳ sản xuất vừa gặp rủi ro. Khi đó,
hộ nông dân có thể bị siết nợ, tịch biên tài sản, không thể vay vốn cho mùa vụ tiếp theo…
đẩy họ vào hoàn cảnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Khi người nông dân tham gia bảo
hiểm cây lúa, các thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được các DNBH bồi thường, từ đó đảm
bảo cho người nông dân có thu nhập ổn định, giúp họ có thể đảm bảo cuộc sống và có nguồn tài
chính để tiếp tục vụ mùa tiếp theo.
291
Đứng trước các rủi ro thiên tai, sâu bệnh xảy ra bất ngờ, cường độ ngày càng cao và
không lường trước được, hộ nông dân vẫn phải sản xuất trong tâm thế dè chừng và lo lắng. Bảo
hiểm cây lúa là biện pháp chuyển giao rủi ro cho người nông dân, giúp họ có thể yên tâm, mạnh
dạn bỏ vốn đầu tư mở rộng diện tích sản xuất. Mặt khác, khi người nông dân được bồi thường
cho các thiệt hại, họ có đủ tài chính để chi trả các khoản vay từ các tổ chức tài chính hay những
khoản nợ của các nhà cung ứng vật tư nông nghiệp…, từ đó giúp các nhà cung ứng vật tư, tổ
chức tín dụng yên tâm hơn, mạnh dạn hơn khi cho các hộ nông dân vay các khoản vay lớn để
đầu tư vào sản xuất mà không lo khoản vay không thể thu hồi được.
(iii) Bảo hiểm cây lúa cũng góp phần ổn định ngân sách nhà nước. Khi các thiên tai,
dịch bệnh xảy ra, đẩy người nông dân đến tình trạng bần cùng hóa, không thể tự đảm bảo
cuộc sống cho bản thân và gia đình. Khi đó, Nhà nước phải trích ngân sách để cứu trợ xã hội,
khoanh nợ, xóa nợ cho những hộ nông dân này. Khoản tiền từ ngân sách dùng để hỗ trợ
người nông dân khắc phục thiên tai, dịch bệnh hằng năm là rất lớn. Những khoản chi này dẫn
đến tình trạng lạm phát chi tiêu công, thâm hụt ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến khả năng
cân đối ngân sách quốc gia.
Nếu triển khai bảo hiểm cây lúa rộng rãi, những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ
được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, đảm bảo thu nhập cho các hộ nông dân, giúp
họ ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách
nhà nước, thậm chí bảo hiểm cây lúa còn có thể làm tăng thu ngân sách thông qua các
khoản thuế.
(iv) Bảo hiểm cây lúa góp phần phát triển ngành Nông nghiệp bền vững. Một khi các
rủi ro trong nông nghiệp xảy ra, hậu quả không chỉ liên quan đến mùa vụ đó mà còn ảnh
hưởng đến các mùa vụ tiếp theo do cơ sở vật chất thiếu thốn, đất đai cằn cỗi, năng lực tài
chính giảm sút… dẫn đến chất lượng và sản lượng mùa sau suy giảm, làm mất đi lợi thế cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Với vai trò bảo vệ hộ nông dân trước các rủi ro
và cam kết bồi thường khi có tổn thất, bảo hiểm cây lúa góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp an toàn và bền vững, từ đó có thể ổn định được nguồn cung và giá cả, thúc đẩy xuất
khẩu, ổn định lợi thế cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới. Đồng thời, thông qua bảo
hiểm, Nhà nước có thể tiết kiệm được các khoản chi ngân sách hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh.
Mặt khác, lúa gạo xuất khẩu không bị các nước nhập khẩu đánh giá là mặt hàng được bảo hộ
của Chính phủ, từ đó có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật trong quá trình xuất khẩu.
(v) Bảo hiểm cây lúa góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo an ninh lương thực
cho quốc gia. Các rủi ro nông nghiệp thường xảy ra trên diện rộng, mang tính thảm họa, cho
nên khi thiệt hại xảy ra có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Hộ nông dân gánh chịu
thiệt hại, nhất là những hộ nghèo sẽ bị kiệt quệ về kinh tế, hệ quả tất yếu là làm suy giảm sự
phát triển kinh tế nông thôn, từ đó làm giảm sự phát triển nền kinh tế, ảnh hưởng đến an sinh
292
xã hội. Bảo hiểm cây lúa được triển khai trên phạm vi rộng sẽ góp phần ổn định cuộc sống
cho hàng triệu người dân sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, bảo hiểm cây lúa gián tiếp ổn định
an ninh lương thực cho xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm…
Có thể nói, bảo hiểm cây lúa là phao cứu hộ thiết thực ...