Danh mục

Kiểm soát mức đường ở bệnh nhân tiểu đường

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.74 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù bệnh tiểu đường là một tình trạng kinh niên, bệnh thường có thể kiểm soát được bằng thuốc men, ăn uống, thể dục. Mục tiêu chính của việc kết hợp thuốc men, ăn uống, với thể dục, là để giữ mức đường máu ở mức bình thường, hoặc ít nhất cũng gần bình thường. Ðo mức đường hàng ngày tại nhà là một trong những cách tốt nhất để biết được bệnh có được kiểm soát tốt hay không. Bác sĩ cũng sẽ thử máu định kỳ để theo dõi mức đường máu và mức độ của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát mức đường ở bệnh nhân tiểu đường Kiểm soát mức đường ở bệnh nhân tiểu đường Mặc dù bệnh tiểu đường là một tình trạng kinh niên, bệnh thường cóthể kiểm soát được bằng thuốc men, ăn uống, thể dục. Mục tiêu chính của việc kết hợp thuốc men, ăn uống, với thể dục, làđể giữ mức đường máu ở mức bình thường, hoặc ít nhất cũng gần bìnhthường. Ðo mức đường hàng ngày tại nhà là một trong những cách tốt nhấtđể biết được bệnh có được kiểm soát tốt hay không. Bác sĩ cũng sẽ thử máu định kỳ để theo dõi mức đường máu và mứcđộ của một chất gọi là hemoglobin A1c (HbA1c, cũng còn được gọi làglycohemoglobin). Kết quả của các xét nghiệm chất HbA1c này sẽ giúp bácsĩ có một ý niệm chung về mức độ được kiểm soát của bệnh tiểu đườngtrong vòng 6 đến 12 tuần trước đó. Mức HbA1c dưới 7% , thì bệnh tiểu đường mới được coi là đượckiểm soát tốt. Ở người lớn tuổi, HbA1c khoảng từ 7 đến 8% cũng tạm coi làđược. Tuy nhiên, đo đường tại nhà vẫn góp phần rất quan trọng trong việcđiều chỉnh phương thức điều trị, để bệnh được kiểm soát đến mức tối ưu. Ðo đường tại nhà giúp ta cũng như bác sĩ biết được mức đường máuvào những thời khắc khác nhau, bất cứ lúc nào (ví dụ sau khi ăn một món ănnào đó, sau khi tập thể dục, khi người cảm thấy khó chịu...). Ðiều này giúpta điều chỉnh thuốc men, cách ăn uống, và tránh các hậu quả có thể trở nênnguy hiểm tức khắc hay về lâu về dài, do mức đường huyết quá cao hay quáthấp. Việc kiểm soát mức đường huyết thường xuyên hàng ngày góp phầnquan trọng trong việc giảm nguy cơ bị các biến chứng của tiểu đường hoặclàm cho nó phát triển chậm lại nếu ta đã bị biến chứng. Nói chung, trước khi ăn, ở bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc,mức đường khoảng 70-80 mg/dl đến 110-130 mg/dl là vừa (tuổi cao hơn thìmức đường có thể hơi ở mức cao hơn, vì người cao tuổi mà bị hạ đườngtrong máu thì thường sẽ nguy hiểm hơn). Còn sau khi ăn khoảng 2 tiếngđồng hồ, mức đường đo ở đầu ngón tay dưới 180-190 mg/dL là vừa. Kiểm soát mức đường máu tại nhà như thế nào? Trừ các trẻ em nhỏ ra, hầu như bất cứ ai bị tiểu đường cũng có thểdùng một máy đo đường (gọi là glucometer), để đo mức đường từ một giọtmáu ở đầu ngón tay. Ðôi khi, đường cũng có thể được đo ở những nơi khác (như ở cánhtay, cẳng tay...). Có người cảm thấy rằng châm kim để lấy máu ở những nơinày ít đau hơn là ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, đường máu ở những nơi này cóthể ít chính xác hơn ở đầu ngón tay, nhất là khi mà mức đường máu đangtăng hay giảm nhanh. Nếu khó lấy máu ở đầu ngón tay, ta có thể làm cho máu để nặn ra hơnbằng cách rửa tay với nước ấm, lắc bàn tay ở vị trí thấp như dưới thắt lưng. Cũng nên để ý rằng lấy máu bên cạnh của đầu ngón tay (chứ khôngphải giữa đầu ngón tay), thường sẽ dễ dàng và ít đau hơn, vì ta ít phải đụngchạm vào những nơi này hơn so với phần ngay giữa đầu ngón. Nên đo đường mỗi ngày bao nhiêu lần? Ðiều này tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường của ta cũng như một sốyếu tố khác có thể làm thay đổi mức đường huyết, và mục tiêu điều trị. Ðối với các bệnh nhân tiểu đường loại 1, mục tiêu điều trị là đạt đượcmức đường máu càng gần mức bình thường cũng như càng an toàn càng tốt.Và đo đường máu tại nhà hàng ngày là cách duy nhất để đạt được điều này,vì dựa trên mức đường huyết mà ta mới có thể điều chỉnh liều lượng insulin. Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần phải đo đường máu bađến bốn lần mỗi ngày. Những người cần dùng insulin liều cao, có khi phảiđo đường máu đến bảy lần một ngày. Ðối với tiểu đường loại 2, đo bao nhiêu lần một ngày là tốt nhất vẫnchưa được xác định rõ. Thường thì lúc mới bắt đầu điều trị, ta cần phải đonhiều lần trong ngày hơn để điều chỉnh thuốc. Khi mức đường đã tương đốiđược kiểm soát rồi, ta có thể đo ít lần hơn, hôm thì giờ này, hôm thì giờ khácđể cuối tháng hay cuối tuần, tổng hợp lại, ta sẽ có được một hình ảnh chungvề mức đường ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu giữ được một lịch trình ăn uống, cách ăn uống và thể dục, vậnđộng điều độ, mức đường máu sẽ dễ được dự đoán chính xác hơn và khiếncho ta có thể ít phải đo đường hơn. Tuy nhiên, mỗi ngày đo ít nhất một lầnvào những thời điểm được căn dặn bởi bác sĩ, vẫn là điều nên làm, nếu tathật sự muốn kiểm soát mức đường máu của mình hầu tránh các biến chứng.Tùy theo từng trường hợp và từng lúc khác nhau, bác sĩ sẽ cho ta biết cáchnào tốt nhất. Một trong những điều quan trọng nhất là sự thành thật và hợp tác giữabệnh nhân và bác sĩ. Nếu sợ đau hay vì lý do gì đó mà không dám hay khôngthể thử theo những giờ giấc bác sĩ dặn dò, nên thảo luận thành thật và thẳngthắn với bác sĩ. Ðiều nguy hiểm nhất là không đo, vì “sợ bị rầy”, mà ghi những con sốbịa đặt vào sổ để đưa cho bác sĩ. Vì với những thông tin không chính xác,bác sĩ khô ...

Tài liệu được xem nhiều: