Danh mục

Kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 629.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng thương mại theo quan điểm của COSO 2013. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tiền Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tiền Giang – KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG  HUỲNH THANH TOÀN (*) TÓM TẮT Nghiệp vụ tiền gửi là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại. Để đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh, ngăn ngừa thiếu sót trong xử lý nghiệp vụ tiền gửi thì vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi là rất quan trọng. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng thương mại theo quan điểm của COSO 2013. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tiền Giang (Agribank Tiền Giang), phân tích những mặt đạt được, những nhân tố tác động và những hạn chế còn tồn tại của hoạt động này, từ đó tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Agribank Tiền Giang trong thời gian tới. Từ khóa: Tiền gửi, kiểm soát nội bộ, ngân hàng thương mại,… SUMMARY Deposit is an important service of commercial banks. In order to ensure the compliance with business policies and to prevent problem in dealing with deposit operations, the role of the internal control system of deposit operations is very important. In this article, the author deals with the theoretical issues of the internal control system of deposit operations at commercial banks in view of COSO 2013. Based on that, the author research the status of internal control system of deposit operations at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Tien Giang branch (Agribank Tien Giang), analysis of achievements, impact factors and deadlines In addition, the author has proposed specific solutions to complete the internal control system of deposit operations at Agribank Tien Giang in the near future. Key words: Deposits, internal control, commercial banks, ... 1. ặt vấn đề Agribank Tiền Giang là chi nhánh ngân hàng có thị phần vốn huy động cao nhất so với các ngân hàng thương mại (NHTM) khác trong tỉnh Tiền Giang, chiếm khoảng 29,1% thị phần vốn huy động, số lượng khách hàng tiền gửi đạt hơn 80.000 khách hàng, số lượng giao dịch nghiệp vụ tiền gửi mỗi ngày bình quân trên 2.000 giao dịch. Có thể thấy, nghiệp vụ tiền gửi là một nghiệp vụ quan trọng của chi nhánh với quy mô lớn cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) nghiệp vụ tiền gửi tại Agribank Tiền Giang vẫn chưa được chú trọng nhiều, chưa phát huy hết vai trò cũng như chưa kiểm soát được toàn diện mọi hoạt động của nghiệp vụ tiền gửi. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tại Agribank Tiền Giang là điều cần thiết. 2. Hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tiền Giang - Cơ cấu tiền gửi Agribank Tiền Giang luôn duy trì cơ cấu tiền gửi theo hướng phù hợp với diễn biến nền kinh tế từng giai đoạn và có sự chuyển dịch đúng hướng về cơ cấu. Trong giai đoạn 2014-2016 tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi trung và dài hạn, tuy nhiên cơ cấu tiền gửi có xu hướng chuyển dịch từ tiền gửi có kỳ hạn ngắn sang tiền gửi có kỳ hạn dài hơn do thị trường tài (*) ọc viên ao học rường K Long n TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 73 – chính đã ổn định, chủ thể tiền gửi tiếp tục vẫn là cá nhân từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với tổ chức và tiền gửi nội tệ là chủ yếu. Bảng 1. ơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang 2014-2016 ĐVT: Tỷ đồng Tỷ Tỷ Tỷ ăm ăm ăm Chỉ tiêu trọng trọng trọng 2014 2015 2016 (%) (%) (%) Tổng nguồn vốn huy động 10.069 100 11.880 100 14.300 100 rong đó: 1. heo đối tượng gửi tiền Tiền gửi cá nhân 9.460 93,95 11.185 94,15 13.815 96,61 Tiền gửi tổ chức 609 6,05 695 5,85 485 3,39 2. Theo kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn 860 8,54 1.067 8,98 920 6,43 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 7.089 70,40 7.580 63,80 8.662 60,57 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 2.108 20,94 3.184 26,80 4.617 32,29 dưới 24 tháng Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 11 0,12 49 0,42 101 0,71 3. Theo loại tiền tệ Tiền gửi nội tệ 9.965 98,97 11.776 99,12 14.240 99,58 Tiền gửi ngoại tệ 104 1,03 104 0,88 60 0,42 (Nguồn: Agribank Tiền Giang) Theo số liệu bảng 1, trong giai đoạn 2014 – ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: