Kiểm thử và cải tiến hiệu năng của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tại Trường Đại học Thủ Dầu Một
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 294.01 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ đưa ra một bức tranh tổng quan về tình hình hiện tại của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, thực hiện các bài kiểm thử hiệu năng, và đề xuất các biện pháp kỹ thuật để cải tiến hệ thống. Các giải pháp này bao gồm việc tái thiết kế giao diện và cải thiện quá trình truy xuất dữ liệu. Kết quả từ các bài kiểm thử cho thấy sự cải thiện đáng kể về thời gian xử lý các chức năng của hệ thống, làm tăng hiệu quả và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm thử và cải tiến hiệu năng của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tại Trường Đại học Thủ Dầu Một KIỂM THỬ VÀ CẢI TIẾN HIỆU NĂNG CỦA HỆ THỐNG THI NỘI BỘ “TDMU EXAM” SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MOODLE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Tấn Lợi 1 1. Lớp CH20HT02, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Email: nguyentanloi@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các ứng dụng được phát triển và hoạt động chủ yếutrên nền tảng internet, và các ứng dụng web, đặc biệt là các nền tảng thi trực tuyến, thường phảixử lý lượng lớn truy cập cùng một lúc từ nhiều người dùng. Vì vậy, việc duy trì và cải thiện hiệusuất là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống.Kiểm thử hiệu năng là bước không thể thiếu trong quá trình này, giúp xác định các vấn đề hiệusuất và triển khai các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Bài báo này sẽ đưa ra một bức tranh tổng quanvề tình hình hiện tại của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tạiTrường Đại học Thủ Dầu Một, thực hiện các bài kiểm thử hiệu năng, và đề xuất các biện phápkỹ thuật để cải tiến hệ thống. Các giải pháp này bao gồm việc tái thiết kế giao diện và cải thiệnquá trình truy xuất dữ liệu. Kết quả từ các bài kiểm thử cho thấy sự cải thiện đáng kể về thời gianxử lý các chức năng của hệ thống, làm tăng hiệu quả và cải thiện trải nghiệm người dùng. Từ khoá: cải tiến hiệu năng, kiểm thử, elearning, exam, hệ thống thi , moodle.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo và thicử tại các cơ sở giáo dục đã trở thành một xu hướng tất yếu, không chỉ nâng cao chất lượnggiáo dục mà còn tăng cường tính minh bạch và công bằng. Trường Đại học Thủ Dầu Một, vớimong muốn đổi mới phương pháp đánh giá và thi cử rõ ràng, minh bạch và hạn chế các vấn đềliên quan đến bảo mật kỳ thi, đã triển khai hệ thống thi nội bộ TDMU Exam sử dụng mã nguồnmở Moodle. Hệ thống này cho phép tổ chức các kỳ thi trực tuyến, giúp giảm thiểu chi phí vàthời gian cần thiết cho việc chuẩn bị và thực hiện như các kỳ thi truyền thống trên giấy. Việc xây dựng hệ thống thi nội bộ TDMU Exam mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên, vấnđề về hiệu năng, đặc biệt là khả năng chịu tải và thời gian phản hồi trong các kỳ thi có số lượnglớn thí sinh tham gia cùng lúc, vẫn là một thách thức lớn. Các vấn đề như độ trễ của hệ thống,sự cố mạng, và khả năng truy cập dữ liệu không ổn định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trảinghiệm của người dùng và tính chính xác của kết quả thi. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về một hệ thống thi trực tuyến hiệu quả và đáng tincậy tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, việc kiểm thử và cải thiện hiệu năng của hệ thống thi nộibộ TDMU Exam trở thành một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này nhằm mục đích không chỉxác định các điểm yếu hiện tại trong cấu trúc và hoạt động của hệ thống mà còn tìm ra giải phápcông nghệ và kỹ thuật để tối ưu hóa, từ đó nâng cao khả năng chịu tải và cải thiện độ ổn địnhvà thời gian phản hồi của hệ thống trong thực tế thi cử. 752 Phần tiếp theo của bài viết được trình bày như sau: Phần 2 trình bày về nền tảng và phươngpháp nghiên cứu, trong đó sơ lược ngắn gọn các nền tảng để nghiên cứu liên quan, thực nghiệmkiểm thử và đánh giá hiệu năng, cải tiến hiệu năng hệ thống; Phần 3 trình bày các kết quả thựcnghiệm. Cuối cùng là kết luận và hướng phát triển.2. NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Kiểm thử hiệu năng Kiểm thử hiệu năng là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống thinội bộ TDMU Exam, hoạt động hiệu quả khi phải xử lý lượng lớn người dùng truy cập cùnglúc. Theo Moorthy, kiểm thử hiệu năng là quá trình đánh giá và xác minh rằng phần mềm hoặcphần cứng đáp ứng được yêu cầu hiệu năng và đã được tối ưu hóa. Meier và đồng nghiệp thìđịnh nghĩa kiểm thử hiệu năng là việc xác định thời gian phản hồi, thông lượng, độ tin cậy, vàkhả năng mở rộng của một hệ thống dựa trên khối lượng công việc đặc trưng. Trong bối cảnh của hệ thống thi nội bộ TDMU Exam, kiểm thử hiệu năng giúp chúng tôixác định các vấn đề về tốc độ xử lý, cách dữ liệu được sử dụng trước khi trở nên lạc hậu và khảnăng cung cấp thông tin cập nhật cho người dùng. Nó cũng cho phép chúng tôi đánh giá khảnăng ổn định của hệ thống dưới các tải trọng lớn và trong các tình huống quá tải. Những vấnđề cụ thể có thể xảy ra, như thời gian phản hồi không đồng nhất, mất dữ liệu, hoặc sự cần thiếtphải khởi động lại phần mềm, cũng được xác định thông qua quá trình này. - Kiểm thử hiệu năng có thể được thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau: - Kiểm thử cơ sở (baseline test): Đánh giá hiệu năng của hệ thống khi chỉ có một ngườidùng. - Kiểm thử tải (load test): Xác định hiệu năng khi hệ thống chạy dưới điều kiện tải dựkiến, đo lường thời gian phản hồi và khả năng xử lý dữ liệu. - Kiểm thử áp lực (stress test): Kiểm tra giới hạn của hệ thống bằng cách áp dụng tải trọngcao hơn mức bình thường. - Kiểm thử spike: Đánh giá hiệu năng khi hệ thống chịu tải đột ngột trong thời gian ngắn. - Kiểm thử chịu đựng (endurance test): Xác định hiệu năng của hệ thống dưới tải kéo dài. - Kiểm thử cô lập nghẽn cổ chai: Tìm ra nguyên nhân gây giảm hiệu năng trong hệ thốnghoặc các thành phần cụ thể. - Kiểm thử khối lượng: Đánh giá hiệu năng khi hệ thống phải xử lý một lượng lớn dữ liệu. - Kiểm thử khả năng (capacity test): Xác định số lượng người dùng hoặc giao dịch mà hệthống có thể hỗ trợ trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng. Các kết quả từ kiểm thử hiệu năng này sẽ hỗ trợ trong việc điều chỉnh, cải tiến và đảmbảo rằng hệ thống thi TDMU Exam hoạt động một cách ổn định, hiệu quả, và đáp ứng đượcnhu cầu của người dùng trong môi trường thực tế. 2.2. H ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm thử và cải tiến hiệu năng của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tại Trường Đại học Thủ Dầu Một KIỂM THỬ VÀ CẢI TIẾN HIỆU NĂNG CỦA HỆ THỐNG THI NỘI BỘ “TDMU EXAM” SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MOODLE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Tấn Lợi 1 1. Lớp CH20HT02, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Email: nguyentanloi@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các ứng dụng được phát triển và hoạt động chủ yếutrên nền tảng internet, và các ứng dụng web, đặc biệt là các nền tảng thi trực tuyến, thường phảixử lý lượng lớn truy cập cùng một lúc từ nhiều người dùng. Vì vậy, việc duy trì và cải thiện hiệusuất là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống.Kiểm thử hiệu năng là bước không thể thiếu trong quá trình này, giúp xác định các vấn đề hiệusuất và triển khai các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Bài báo này sẽ đưa ra một bức tranh tổng quanvề tình hình hiện tại của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tạiTrường Đại học Thủ Dầu Một, thực hiện các bài kiểm thử hiệu năng, và đề xuất các biện phápkỹ thuật để cải tiến hệ thống. Các giải pháp này bao gồm việc tái thiết kế giao diện và cải thiệnquá trình truy xuất dữ liệu. Kết quả từ các bài kiểm thử cho thấy sự cải thiện đáng kể về thời gianxử lý các chức năng của hệ thống, làm tăng hiệu quả và cải thiện trải nghiệm người dùng. Từ khoá: cải tiến hiệu năng, kiểm thử, elearning, exam, hệ thống thi , moodle.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo và thicử tại các cơ sở giáo dục đã trở thành một xu hướng tất yếu, không chỉ nâng cao chất lượnggiáo dục mà còn tăng cường tính minh bạch và công bằng. Trường Đại học Thủ Dầu Một, vớimong muốn đổi mới phương pháp đánh giá và thi cử rõ ràng, minh bạch và hạn chế các vấn đềliên quan đến bảo mật kỳ thi, đã triển khai hệ thống thi nội bộ TDMU Exam sử dụng mã nguồnmở Moodle. Hệ thống này cho phép tổ chức các kỳ thi trực tuyến, giúp giảm thiểu chi phí vàthời gian cần thiết cho việc chuẩn bị và thực hiện như các kỳ thi truyền thống trên giấy. Việc xây dựng hệ thống thi nội bộ TDMU Exam mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên, vấnđề về hiệu năng, đặc biệt là khả năng chịu tải và thời gian phản hồi trong các kỳ thi có số lượnglớn thí sinh tham gia cùng lúc, vẫn là một thách thức lớn. Các vấn đề như độ trễ của hệ thống,sự cố mạng, và khả năng truy cập dữ liệu không ổn định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trảinghiệm của người dùng và tính chính xác của kết quả thi. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về một hệ thống thi trực tuyến hiệu quả và đáng tincậy tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, việc kiểm thử và cải thiện hiệu năng của hệ thống thi nộibộ TDMU Exam trở thành một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này nhằm mục đích không chỉxác định các điểm yếu hiện tại trong cấu trúc và hoạt động của hệ thống mà còn tìm ra giải phápcông nghệ và kỹ thuật để tối ưu hóa, từ đó nâng cao khả năng chịu tải và cải thiện độ ổn địnhvà thời gian phản hồi của hệ thống trong thực tế thi cử. 752 Phần tiếp theo của bài viết được trình bày như sau: Phần 2 trình bày về nền tảng và phươngpháp nghiên cứu, trong đó sơ lược ngắn gọn các nền tảng để nghiên cứu liên quan, thực nghiệmkiểm thử và đánh giá hiệu năng, cải tiến hiệu năng hệ thống; Phần 3 trình bày các kết quả thựcnghiệm. Cuối cùng là kết luận và hướng phát triển.2. NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Kiểm thử hiệu năng Kiểm thử hiệu năng là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống thinội bộ TDMU Exam, hoạt động hiệu quả khi phải xử lý lượng lớn người dùng truy cập cùnglúc. Theo Moorthy, kiểm thử hiệu năng là quá trình đánh giá và xác minh rằng phần mềm hoặcphần cứng đáp ứng được yêu cầu hiệu năng và đã được tối ưu hóa. Meier và đồng nghiệp thìđịnh nghĩa kiểm thử hiệu năng là việc xác định thời gian phản hồi, thông lượng, độ tin cậy, vàkhả năng mở rộng của một hệ thống dựa trên khối lượng công việc đặc trưng. Trong bối cảnh của hệ thống thi nội bộ TDMU Exam, kiểm thử hiệu năng giúp chúng tôixác định các vấn đề về tốc độ xử lý, cách dữ liệu được sử dụng trước khi trở nên lạc hậu và khảnăng cung cấp thông tin cập nhật cho người dùng. Nó cũng cho phép chúng tôi đánh giá khảnăng ổn định của hệ thống dưới các tải trọng lớn và trong các tình huống quá tải. Những vấnđề cụ thể có thể xảy ra, như thời gian phản hồi không đồng nhất, mất dữ liệu, hoặc sự cần thiếtphải khởi động lại phần mềm, cũng được xác định thông qua quá trình này. - Kiểm thử hiệu năng có thể được thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau: - Kiểm thử cơ sở (baseline test): Đánh giá hiệu năng của hệ thống khi chỉ có một ngườidùng. - Kiểm thử tải (load test): Xác định hiệu năng khi hệ thống chạy dưới điều kiện tải dựkiến, đo lường thời gian phản hồi và khả năng xử lý dữ liệu. - Kiểm thử áp lực (stress test): Kiểm tra giới hạn của hệ thống bằng cách áp dụng tải trọngcao hơn mức bình thường. - Kiểm thử spike: Đánh giá hiệu năng khi hệ thống chịu tải đột ngột trong thời gian ngắn. - Kiểm thử chịu đựng (endurance test): Xác định hiệu năng của hệ thống dưới tải kéo dài. - Kiểm thử cô lập nghẽn cổ chai: Tìm ra nguyên nhân gây giảm hiệu năng trong hệ thốnghoặc các thành phần cụ thể. - Kiểm thử khối lượng: Đánh giá hiệu năng khi hệ thống phải xử lý một lượng lớn dữ liệu. - Kiểm thử khả năng (capacity test): Xác định số lượng người dùng hoặc giao dịch mà hệthống có thể hỗ trợ trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng. Các kết quả từ kiểm thử hiệu năng này sẽ hỗ trợ trong việc điều chỉnh, cải tiến và đảmbảo rằng hệ thống thi TDMU Exam hoạt động một cách ổn định, hiệu quả, và đáp ứng đượcnhu cầu của người dùng trong môi trường thực tế. 2.2. H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống thi nội bộ TDMU Exam Mã nguồn Moodle Trường Đại học Thủ Dầu Một Kiểm thử hiệu năng Cải tiến hiệu năng Công nghệ thông tin trong giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Xác định khía cạnh môi trường tại Trường Đại học Thủ Dầu Một theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015
8 trang 51 0 0 -
Quyết định số: 6200/QĐ-BGDĐT năm 2016
10 trang 47 0 0 -
9 trang 44 0 0
-
34 trang 35 0 0
-
Đề tài: Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
22 trang 31 0 0 -
Nghiên cứu hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một
11 trang 31 0 0 -
9 trang 31 0 0
-
8 trang 28 0 0
-
41 trang 25 0 0
-
7 trang 25 0 0