Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần3
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 12 “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu-phần3 Kiến thức lớp 12“Chiếc thuyền ngoài xa” –NguyễnMinh Châu-phần3Tư liệu hiểu thêm về truyện Chiếc thuyềnngoài xa của Nguyễn Minh Châu NGUYỄN MINH CHÂU VÀ THI PHÁP “GÓI RÀO” TRONG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XATổ chức sao cho văn bản đạt đến độ súc tích nhất vốn là đòi hỏimuôn thuở của nghệ thuật ngôn từ. Trong những tình thế xã hộinào đó, đòi hỏi này còn khắt khe hơn, có khi là chuyện sống còn.Khi ấy, văn bản không chỉ là một tiếng nói nghệ thuật cô đúc, màcòn là một ẩn ngữ. Nó trông chờ ở người đọc không phải một tấclòng tri âm thông thường.Trong thiên tiểu luận nổi tiếng Hãy đọc lời ai điếu cho một giaiđoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu từng có nhữngtâm sự cay đắng về viết văn ở ta, rằng nhà văn vừa muốn phôdiễn tư tưởng, chõ miệng ra giữa hai hàng chữ để cảnh tỉnh vớiđời một cái điều gì đó tiên cảm thấy trong đời sống nhưng lạimuốn giấu đi, gói nó trong bao lần lá, rào nó sau bao tầng chữ[1]. Gói trong bao lần lá, rào sau bao tầng chữ, cái điều cựcchẳng đã ấy, oái oăm thay đã trở thành một nét thi pháp khá phổbiến của chính ông và không chỉ riêng ông. Tạm gọi là thi phápgói rào. Đó là cách tổ chức văn bản theo lối phù phép: lấy thựclàm hư, lấy hư làm thực; phụ làm chính, chính làm phụ; chìm làmnổi, nổi làm chìm...sao cho tư tưởng ẩn kín, kẻ cạn lòng khó nhậnra, kẻ hẹp lòng khó bắt bẻ. Cũng có thể gọi đó là hư chiêu [2]. Cólẽ khi gói rào, Nguyễn Minh Châu chỉ cầu kĩ, cầu kín để tư tưởngcó thể qua được những săm soi thôi. Hẳn ông không mong góirào trở thành chiêu pháp gì. Ấy thế mà nó đã thành một chiêu đặcsắc, khiến tác phẩm của ông có được sự súc tích của những ẩnngữ hấp dẫn. Viết trước thời đổi mới, nếu không rành chiêu này,Nguyễn Minh Châu đã không thể có được những tác phẩm độcđáo như Bức tranh, Bến quê, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợGiát, Chợ tết,... đặc biệt là Chiếc thuyền ngoài xa. Đến lượtngười đọc, nếu không biết gỡ rào, mở gói thì khó nhận thấy tưtưởng thực được tác giả giấu kín.1. Gói rào tình huống và triết luận vô ngônMỗi thể loại nghệ thuật là một ngôn ngữ. Dấn thân vào một thểloại thực chất là nỗ lực không ngừng để làm chủ thứ ngôn ngữấy. Kẻ viết thường phải qua những trải nghiệm sáng tạo lâu dài,thậm chí sinh tử, mới có thể nói được tiếng nói của nó. Muốn góirào, càng phải lão luyện tiếng nói này. Còn người đọc, chừng nàonghe được tiếng nói riêng đó, chừng ấy mới có thể xem là đã đọcđược nó. Truyện ngắn cũng thế thôi. Truyện ngắn vẫn nói bằngmột ngôn ngữ riêng. Thế nhưng, người ta thường đọc truyệnngắn như là truyện thì nhiều, còn đọc truyện ngắn như là truyệnngắn thì chưa nhiều. Ví như, vào một truyện ngắn, mới chỉ dừnglại ở nhân vật, tình tiết, chi tiết, ngôn ngữ... mà chưa nắm bắtđược tình huống truyện, thì xem như chưa nghe được tiếng nóithực sự của nó. Vì tình huống mới chính là hạt nhân của mộtchỉnh thể truyện ngắn [3].Nhưng chỉ ra tình huống là điều đâu có dễ. Trong những tácphẩm gói rào lại càng không dễ. Chả thế mà xung quanh Chiếcthuyền ngoài xa, vẫn có hai cách nhìn nhận khác hẳn nhau: 1)cho là tình huống nghịch lí [4]; 2) xem là tình huống nhận thức [5].Vậy tình huống của Chiếc thuyền ngoài xa là nghịch lí hay nhậnthức ?Tôi cho rằng nó gồm cả hai. Tuy nhiên, chúng không đồng đẳng.Có thể nói đây là dạng tình huống hai trong một. Chẳng phải thếsao? Đọc truyện này, có lẽ ai cũng bị hút vào câu chuyện gia đìnhhàng chài và xem nó là hạt nhân duy nhất rồi, những tình tiếtkhác chỉ là râu ria. Theo đó, tình huống truyện được xác định làmột tình thế, cụ thể là tình thế nghịch lí. Một người vợ tốt mà luônbị chồng hành hạ; luôn bị hành hạ dã man mà luôn từ chối mọican ngăn; cả đời bị bạo hành mà một mực gắn bó với kẻ bạohành; thà bị bỏ tù chứ nhất quyết không bỏ kẻ hành hạ mình;chồng đánh vợ, con đánh bố; bị chồng đánh đập đau đớn thì nínthinh, nhìn con đánh bố vì che chở mình lại van xin khóc lóc...Một cuộc sống như thế còn gì nghịch lí hơn? Nhưng, đó đã là tấtcả chưa? Chưa. Lùi xa một chút sẽ thấy chuyện gia đình này lạinằm lọt thỏm trong một cái khung rộng hơn: chuyến đi thực tế tớilàng chài miền duyên hải của nghệ sĩ Phùng. Đây mới là sự kiệntrùm lên cả thiên truyện. Bình thường, việc kể bắt đầu bằng mộtchuyến công tác chỉ là phần dựng, tạo không khí, nghĩa là mộtphần rất phụ nhằm dẫn vào phần chính [6]. Nhưng đây khôngthế. Phần tưởng phụ, hóa ra không hề phụ. Bởi trong chuyến đitheo lệnh vị trưởng phòng này, đã diễn ra trong Phùng một cuộcđối chứng âm thầm giữa thực tế khách quan với ý tưởng chủquan của chính vị thủ trưởng ấy. Một chuyến đi đã phá vỡ hoàntoàn nhận thức lâu nay của Phùng, đảo lộn những gì đã thành lềthói cố hữu trong lối làm nghệ thuật của anh và cơ quan. Trongvai người kể chuyện, Phùng không chỉ muốn kể về một gia đìnhhàng chài, mà còn muốn trình bày những vỡ lẽ của một nghệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 giáo án văn học cấp 3Gợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 21 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5 trang 19 0 0