Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần8
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần8 Kiến thức lớp 12Nghị luận xã hội-phần8Đề 12: Cảm nhận bài Đàn ghi tacủa F.G.Lorca của Thanh Thảo. BÀI LÀM:Là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha hiện đại, Lorca đã đemđược chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tótvào thơ mình. Lại thạo dân nhạc, ông thường thích đi khắp xứnhư một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mìnhnhư những khúc romance, ballad. Bởi vậy, Lorca như một nghệsĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ. Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lốithơ mà ở đó lời thơ đã hòa vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùngcấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêmphong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựacác nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm chongười hát khi diễn nữa.Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorcacho cảm hứng của thi phẩm: lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dựcảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũngkhông thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phậnmình. Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái. Cáichết của Lorca càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hạikhi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếngđể phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cáichết còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn.Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kiacủa cái chết. Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một lờinguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi chết hãychôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nómột hình hài: vừa là thơ viếng vừa như một bi ca.Thanh Thảo chọn viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất siêuthực trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau nhữnglãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo : đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơnđộc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùahộ mệnh, hoa tử đinh hương ( hoa lila )... Và, tất nhiên, làm saocó thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn lànhững hình ảnh - biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơThanh Thảo . Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảođã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó.Trong bài thơ, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổbiến ở thơ tượng trưng. Ta gặp những Tiếng đàn bọt nước, tiếngghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi- ta ròngròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôncất tiếng đàn, đường chỉ tay, dòng sông rộng... Nhiều thi ảnhđược tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứanhiều hình ảnh. Đường chỉ tay là hiện thân của thiên mệnh.Đường chỉ tay đã đứt tượng trưng cho cú giáng phũ phàng tráingang của số mệnh. Chiếc ghi-ta tượng trưng cho âm nhạc vàthơ ca. Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa. Chiếc ghitamàu bạc là biến ảnh của chiếc ghi-ta nâu khi đã sang cõi khác.Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã sang cõi siêu sinh. Thi sĩ bơi trênchiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vượt quabến bờ sinh tử. Lá bùa cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí. Xoáynước là tai hoạ định mệnh trên dòng sông của số phận, cũng làcái dòng sông ranh giới giữa cõi sống và cõi chết, giữa thực tạivà hư vô. Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm ýtượng trưng về sự giã từ, sự giải thoát của Lorca... Lối viết nàykhông còn xa lạ đối với người đọc thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân Thu nhã tập hồi ThơMới. Nhưng, nó đã được Thanh Thảo dùng nhuần nhị và hài hòađể tạo ra cho thơ mình một cách nói hàm súc. Riêng cái câu giọtnước mắt vầng trăng trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếcthương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca mà lời thơkết hợp cả trượng trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ Mới: Không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếngcũng thấy được vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy được viếttheo lối nghệ thuật sắp đặt không, mà cứ đơn giản y như đặt haihình ảnh bên nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thế thôi ? Giữachúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tước bỏquan hệ từ lại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vìgiờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạora nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ đẳng lập : giọt nước mắt (và) vầngtrăng ; 2) quan hệ song song : giọt nước mắt (với) vầng trăng ; 3)quan hệ so sánh : giọt nước mắt (như) vầng trăng ; 4) quan hệ sởhữu : giọt nước mắt (của) vầng trăng ; 5) quan hệ đồng nhất : giọtnước mắt (là) vầng trăng... Người đọc có một thoáng phân vân :vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy sẽqua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 đề cương ôn thi đại họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 21 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Chuyên đề luyện thi ĐH phần đại số
7 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0