Danh mục

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ XỬ LÝ Y DỤNG CỤ SAU SỬ DỤNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.06 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định tỉ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, năm 2006. Phương pháp Tất cả 286 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu được chọn, và trả lời một bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền về kiến thức và thái độ liên quan đến xử lý y dụng cụ sau sử dụng. Một bảng kiểm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ XỬ LÝ Y DỤNG CỤ SAU SỬ DỤNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ XỬ LÝ Y DỤNG CỤ SAU SỬ DỤNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG TÓM TẮT Mục tiêu Xác định tỉ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, năm 2006. Phương pháp Tất cả 286 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu được chọn, và trả lời một bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền về kiến thức và thái độ liên quan đến xử lý y dụng cụ sau sử dụng. Một bảng kiểm được sử dụng để đánh giá thực hành. Kết quả Kiến thức và thực hành của điều dưỡng là chưa toàn diện, tuy nhiên, hầu hết có thái độ tích cực đối với việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành, với tỉ lệ thực hành đúng là cao hơn ở nhóm điều dưỡng có kiến thức đúng. Kết luận Để nâng cao chất lượng của việc xử lý y dụng cụ sau sử dụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tập huấn liên tục kèm với giám sát thực hành là cần thiết. ABSTRACT Objective To identify the proportion of nurses at Nguyen Tri Phuong hospital having correct knowledge, attitude, and practices in treating reusable medical equipments. Study design Descriptive cross-sectional study Setting Nguyen Tri Phuong hospital, 2006 Methods All 286 nurses working at the moment of study were selected. A self-administered questionnaire was used for collecting data on knowledge and attitude, while practices were assessed through observation with a checklist. Results Knowledge and practices were found not comprehensive, but most of nurses had positive attitude toward the necessity of treating reusable medical equipments. There was a significant association between knowledge and practices, with a higher proportion of proper practice found among the ones having correct knowledge. Conclusion Continuous training and supervision of practices are necessary in improving the quality of treatment of reusable medical equipments at Nguyen Tri Phuong hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Dụng cụ y tế tái sử dụng hiện nay vẫn còn phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ngay cả những nước tiên tiến. Việc xử lý và tiệt khuẩn dụng cụ y tế tái sử dụng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chất lượng của bệnh viện, đặc biệt trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng; theo nghiên cứu của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (Hoa Kỳ) có khoảng 5-10% bệnh nhân nhập viện mắc thêm nhiễm khuẩn bệnh viện trong quá trình nằm điều trị [1] [2] [6]. Điều quan trọng của nhiễm khuẩn bệnh viện không phải là điều trị thế nào cho hiệu quả mà là làm sao phòng ngừa hoặc hạ thấp tỉ lệ mắc, vì nhiễm khuẩn bệnh viện có tỉ lệ tử vong cao, và điều trị rất tốn kém. Nhiễm khuẩn bệnh viện do nhiều yếu tố cấu thành, trong đó yếu tố ngoại sinh từ bàn tay nhân viên y tế và các dụng cụ y tế tái sử dụng không đúng chiếm tỉ lệ đáng kể. Do tầm mức nguy hại của nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra bởi dụng cụ y tế, tại Việt Nam năm 1997 Bộ Y Tế đã ban hành những điều luật về chống nhiễm khuẩn, xây dựng những qui trình xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng [1] [2] [3] [4] [9]. Mỗi bệnh viện hay trung tâm y tế đều thực hiện công tác xử lý dụng cụ y tế và có chỉnh sửa để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng nơi. Điều dưỡng là những người thực hiện trực tiếp việc xử lý dụng cụ y tế, do đó, sự hiểu biết và thực hành đúng của họ là rất quan trọng góp phần hạn chế sự lây nhiễm cho nhân viên y tế, cho bệnh nhân, và hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong thực tế, nhiều nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương vẫn chưa thực hành đúng những yêu cầu chuẩn mực của qui trình xử lý y dụng cụ tái sử dụng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, thiếu kiến thức là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ trước đến nay, chưa có một khảo sát nào về kiến thức, thái độ, và thực hành của điều dưỡng trong lĩnh vực xử lý y dụng cụ, do đó, nghiên c ứu này được thực hiện với mục đích xác định tỉ lệ điều dưỡng của bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về xử lý y dụng cụ tái sử dụng. Kết quả của nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích trong việc giám sát, đánh giá chất lượng nói chung và trong phòng chống nhiễm khuẩn của bệnh viện nói riêng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên toàn bộ 286 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong năm 2006. Dữ kiện được thu thập với một bảng câu hỏi tự điền về kiến thức và thái độ, và một bảng kiểm để quan sát những thực hành. Kiến thức được khảo sát bao gồm kiến thức tổng quát, xử lý y dụng cụ, khử khuẩn, tiệt khuẩn, mức độ khử khuẩn, phân loại y cụ, tính chấ ...

Tài liệu được xem nhiều: