Danh mục

Kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động ngoại khóa có vị trí quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn. Với môn Ngữ văn, hoạt động này càng quan trọng và càng phát huy hết vai trò của mình. Bài viết đưa ra 4 hoạt động ngoại khóa đã được tập thể các nhà trường, Tổ bộ môn và các Đoàn thể cùng thống nhất thực hiện. Các hoạt động này thiết thực, bổ ích và đã phát huy nhiều tác dụng tích cực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sởKỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG”KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CHUNG: Bất kỳ môn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết vàthực hành. Đó là cách thức tốt nhất để học sinh tiếp thu các kiến thức, chuẩn bịhành trang cho bậc học cao hơn hoặc bước vào đời một cách tự tin. Nếu chỉ họclý thuyết suông trên lớp mà không thực hành thí nghiệm thì các môn: Vật lý,Hoá học, Sinh học khó mang lại cho người học điều gì bổ ích, thiết thực. Đốivới môn văn, thực hành lại càng có vai trò quan trọng. Bởi lẽ đây là môn học giữvị trí quan trọng đáng kể, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bản ngữ. Nóinăng có đúng cách, có trang nhã thì người nghe mới hiểu được ý của ta, mụcđích giao tiếp mới thực hiện được. Với ý nghĩa như thế, Chương trình Ngữ vănbậc THCS đã chú trọng nhiều đến tính chất thực hành, biểu hiện cụ thể là cáctiết thực hành được tăng cường. “Học đi đôi với hành” là một quan niệm đúngđắn, tiến bộ. Thực hành trong môn Ngữ văn hết sức phong phú, đa dạng mà hoạtđộng ngoại khoá là một phương thức thực hành hữu hiệu, thiết thực. Học sinhđược vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào trong cuộc sống thực tế mộtcách linh hoạt, gần gũi, cụ thể, sinh động theo kiểu “Vui để học”. Mục đíchchung của hoạt động ngoại khoá là nhằm giúp học sinh:  Tăng cường tính thực hành, học sinh luôn vận dụng những kiến thức đãhọc vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói. 117TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC  Rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học giúp học sinh ham thíchVăn học, yêu Văn hơn và tìm đến những giá trị nhân bản của con người.  Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng tiếng Việt  Giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm đẹp như: lòng yêu thươngcon người, quan tâm đến bạn bè (mọi người xung quanh), lòng yêu nước, yêuthiên nhiên và yêu dân tộc… góp phần giúp học sinh nhận ra giá trị đích thựccủa Văn học “Văn học là nhân học”.  Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư duy,năng lực khái quát.  Đưa lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.  Thông qua các hoạt động ngoại khoá để củng cố thêm những kiến thứctrên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống. Đối với học sinh THCS, các hoạt động ngoại khoá phải gắn liền với ýnghĩa giáo dục, phải tạo được sân chơi bổ ích, phải tạo ra động lực thúc đẩy thiđua sôi nổi giữa các khối lớp, giữa các học sinh và trong cả toàn trường. Hoạt động ngoại khoá luôn được sự đầu tư kỹ lưỡng về công tác thực hiệnnội dung hoạt động được sư thống nhất về nội dung chuyên môn để khỏi đi lệch“quỹ đạo” và mục đích tích cực của nó. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Nội dung tổ chức các hoạt động ngoại khoá vô cùng phong phú. Tuỳthuộc vào hoàn cảnh, điều kiện thực tế của từng địa phương mà các hoạt động 118KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG”này có thể diễn ra những hình thức khác nhau. Với nhiều năm thực hiện chươngtrình ngoại khoá, chúng tôi nhận thấy có thể thực hiện các hoạt động sau đây: 1. Hoạt động tập làm thơ: Đây là hoạt động hết sức thiết thực và nội dung hoạt động cũng là một nộidung trong phân môn Tập làm văn của chương trình Ngữ văn bậc THCS. Họcsinh tập hoạ theo các bài thơ, tập sáng tác các bài thơ theo các thể loại khácnhau. a. Mục đích, ý nghĩa:  Học sinh nắm vững các đặc điểm của từng thể thơi, vận dụng các đặcđiểm ấy để sáng tác, tập làm thơ.  Học sinh có hứng thú hơn với bộ môn vì các em được phát huy nhữngsáng kiến mới mẻ, độc đáo của mình. Các em có cảm giác trở thành “những nhàthơ nhỏ tuổi”.  Rèn luyện ở học sinh kỹ năng sưu tầm thơ.  Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ văn, khám phá ra vẻ đẹp của ngôn ngữ,hình ảnh thơ.  Biết sáng tác các bài thơ ngắn theo các thể thơ đã học, hiểu hơn các vănbản thơ được chọn học trong chương trình. b. Tổ chức thực hiện:  Tổ bộ môn bàn bạc, thống nhất nội dung, kế hoạch thực hiện cho các khốilớp (kế hoạch chung cho toàn trường – cụ thể cho từng khối). 119TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC  Học sinh sưu tầm các bài thơ theo các thể loại của từng khối, trao đổi,thảo luận theo từng nhóm, tổ.  Từng nhóm thảo luận đặc điểm của thể thơ được thể hiện trong các bàithơ đã sưu tầm rồi khái quát thành những đơn vị kiến thưc về đặc trưng của thểthơ ấy.  Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày kết quả thảo luận của tổ nhóm,giáo viên nhận xét, bổ sun ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: