Danh mục

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY DÓ TRẦM (Aquilaria crassna Pierre)

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 28.29 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là cây gỗ lớn, thân thẳng, cao trung bình từ 18-25m, đường kính trung bình từ 40-45m (có cây cao tới 30-40m, đường kính đạt 70-80cm). Vỏ ngoài có mầu nâu bạc hay xám trắng, có nhiều sợi bền có thể bóc thành mảng lớn dọc theo thân cây. Rễ bàng phát triển mạnh ra bốn hướng, rễ cọc ăn sâu. Lá đơn, mọc cách, hình trứng hoặc trứng ngược, dài 8-12cm, rộng 3- 6cm, cuống lá dài 4-5cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, có lông. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, màu trắng, nhị 10, bầu thượng hai ô, mỗi ô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY DÓ TRẦM (Aquilaria crassna Pierre) KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY DÓ TRẦM (Aquilaria crassna Pierre) Tên khác: Trầm hương, Dó bầu, Trầm dó, Trà hương 1. Đặc điểm sinh học Là cây gỗ lớn, thân thẳng, cao trung bình từ 18-25m, đường kính trung bình từ 40-45m (có cây cao tới 30-40m, đường kính đạt 70-80cm). Vỏ ngoài có mầu nâu bạc hay xám trắng, có nhiều sợi bền có thể bóc thành mảng lớn dọc theo thân cây. Rễ bàng phát triển mạnh ra bốn hướng, rễ cọc ăn sâu. Lá đơn, mọc cách, hình trứng hoặc trứng ngược, dài 8-12cm, rộng 3- 6cm, cuống lá dài 4-5cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, có lông. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, màu trắng, nhị 10, bầu thượng hai ô, mỗi ô có một noãn, gốc đài có tuyến mật. Quả nang khô nẻ, hình lê, có lông, rộng 3-3.5cm, dài 4-5cm, vỏ quả có lông mềm ngắn, khi chín có màu vàng xám có mang đài, nứt thành 2 m ảnh. Quả chín vào tháng 6-7. Hạt hình trứng ngược, dài 1.2-1.5cm, rộng 0.5-0.7cm, phía trên vỏ hạt phát triển thành cuống dài. Gỗ có trầm (kỳ nam) là phần gỗ của Dó trầm có những điểm nhựa có hương thơm, cho vào nước thì chìm xuống nên có tên gọi là trầm h ương. Trầm hương có hình dáng và kích thước không nh ất định, th ường có v ết nhăn gồ ghề trông giống cánh chim ưng nên còn có tên gọi gỗ chim ưng. Cũng có khi là những cục hình trụ dài khoảng 10cm, rộng 2-4cm, hai đầu có vết nh ư dao cắt. Đôi khi lại giống miếng gỗ mục, mặt ngoài màu vàng nâu hoặc có những vết dọc sẫm màu, cứng và nặng, cắt ngang có th ể thấy nh ững đám nhựa màu đen hoặc nâu đen, có mùi thơn dễ chịu, khi đốt có mùi rất thơm. (Theo các tác giả trong Kỹ thuật trồng và khai thác đặc sản rừng, NXBLĐ-2006) 2. Công dụng Trầm hương là loài cây đặc sản quí, là loài cây gỗ lớn nửa rụng lá, hàng năm thay lá nhiều vào tháng 3, tháng tư mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam. Trên nhiều cây trầm hương có dạng nhựa tích tụ gọi là trầm kỳ. Kỳ Nam có giá tr ị trong y dược và là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. • Hương liệu mỹ phẩm: Làm chất định hương, điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm xà phòng tắm cao cấp dùng cho vua chúa thời trước. • Dược liệu: Là vị thuốc quý hiếm, có công dụng ch ữa b ệnh. Trong Đông Y trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông trầm trong nhà đ ể trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. Ở một vài vùng, nhất là vùng Phú Khánh, người ta th ường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ. - Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: Ở Campuchia, theo các bác sĩ Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi mài với nước l ạnh đ ể u ống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ. Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm Hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan , Sa nhơn, Can khương...trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau. Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm Kỳ ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện. Ngoài ra, theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống. Tuy nhiên: + Trầm Kỳ là thuốc trụy thai, nên phụ nữ có thai không nên uống ho ặc mang trong mình, có thể làm sảy thai. + Những người suy nhược và biếng ăn, suy gan…không nên dùng Trầm Kỳ. Trong Tây Y: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an th ần, tr ị mất ngủ, giảm đau, trấn tỉnh…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường tiết niệu (bí tiểu tiện)… Các lĩnh vực khác Sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao. • Tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờ…vào các dịp lễ đặc • biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến. Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: Tượng, vật cảnh, đồ trang trí… • Làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh…) • Ướp xác… • 3. Phân bố Trầm hương phân bố khá rộng từ Bắc vào Nam. Vùng phân bố tập trung bao gồm các tỉnh như: Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, Qu ảng Nam , Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hoà Bình. Tr ầm h ương th ường phân bố ở đai cao từ 250m - 1000m so với mực nước biển. Độ dốc có thể trên 350. 4. Đặc điểm sinh thái Trầm hương có khả năng sinh trưưỏng phát triển tốt ở những khu v ực có điều kiện khí hậu như sau: - Nhiệt độ bình quân năm 20-25oC - Lượng mưa hàng năm trên 1500 mm - Độ ẩm không khí trên 80%. Có thể trồng trầm trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đá vôi, đ ất cát, đất ngập úng). Độ dày tầng đất trên 50 cm, đất ẩm, thoát nước, đất nhi ều mùn (>3%), độ pHKCL từ 4-6. Các dạng trạng thái thực bì thích hợp với trồng Dó trầm là: Rừng th ứ sinh nghèo kiệt, rừng sau nương rẫy. 5. Kỹ thuật gây trồng 5.1. Thu hái, chế biến và bảo quản giống Chọn cây lấy giống ở rừng đã được chuyển hoá. Những nơi chưa có • rừng giống, có thể chọn cây mẹ từ những cây mọc phân tán, nh ưng ph ải tho ả mãn những điều kiện sau đây: - Phải đạt trên 12 tuổi - Sinh trưởng tốt, tán đều, thân thẳng - Cây không bị sây bệnh. Thu hái: Quả Trầm chín vào tháng 6 đến tháng 7. Khi thấy v ỏ qu ả • chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, nhân hạt phát triển đầy đủ và chuyển sang màu trắng là thu hái. - Phương pháp thu hái trực tiếp trên cây. Trèo lên cây thu hái hoặc dùng sào có móc để thu hái quả, tránh chặt cành để khai thác quả hoặc khai thác quả non. Chế biến: Cần ủ quả từ 2 đến 3 ng ...

Tài liệu được xem nhiều: