Danh mục

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 890.96 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nên quản lý lồng nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ để duy trì và nâng cao năng suất và lợi nhuận. Người nuôi cá nên theo dõi tất cả các đầu vào và đầu ra để có thể dễ dàng tính toán chi phí sản xuất, buôn bán, và thu nhập ròng qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế tổng thể của lồng nuôi cá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt SỔ GHI CHÉP CỦA NGƯỜI NUÔI CÁ KỸ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG NƯỚC NGỌT SỞ THỦY SẢN, THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ ITALIA TỔ CHỨC LƯƠNG NÔNG LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ-IMOLA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM GIỚI THIỆU VỀ NHÀ XUẤT BẢN VÀ CƠ SỞ CỦA SỔ GHI CHÉP NÔNG HỘ NÀY Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ven biển và đầm phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đang bị giảm sút nhanh chóng. Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bất hợp pháp, thiếu kiểm soát và không khai báo mỗi ngày một bành trướng, gây ra sự thoái hoá vùng bờ biển, giảm trữ lượng đánh bắt và dẫn đến tình trạng đói nghèo của nhiều xã đánh bắt cá ven biển. Các xã ngư nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng của thảm hoạ thiên tai và các tai hoạ khác đã nhận ra nhu cầu cần có quy hoạch quản lý tốt hơn và tiến hành các hoạt động khôn ngoan hơn phù hợp với hệ sinh thái và con người. Vào năm 1998, Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh miền Trung Việt Nam, đã yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) trong nỗ lực nhằm quản lý bền vững nguồn lợi thủy sinh của đầm phá Tam Giang. Vào năm 2005, thông qua hỗ trợ tài chính của chính phủ Italia, FAO bắt đầu triển khai dự án nhằm cải thiện sinh kế người dân sống phụ thuộc vào đầm phá Tam Giang thông qua đẩy mạnh quản lý bền vững có sự tham gia của người dân đối với các nguồn lợi thủy sinh học. Dựa vào hệ thống sản xuất và kinh tế-xã hội hiện có, và nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò về giới, Dự án nhằm mục đích cải thiện an toàn thực phẩm cho con người và giảm nghèo ở khu vực đầm phá. Dự án có tên là “Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên Huế” hoặc dự án IMOLA. Sổ ghi chép nông hộ đơn giản dựa vào thực tế này là một trong các đầu ra của Dự án IMOLA với mục tiêu hỗ trợ người nuôi cá địa phương ghi chép và theo dõi các điều kiện môi trường và kinh tế của các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững hơn. 2 TẠI SAO LẠI LƯU GIỮ SỔ SÁCH? Nên quản lý lồng nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ để duy trì và nâng cao năng suất và lợi nhuận. Người nuôi cá nên theo dõi tất cả các đầu vào và đầu ra để có thể dễ dàng tính toán chi phí sản xuất, buôn bán, và thu nhập ròng qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế tổng thể của lồng nuôi cá. Cũng nhằm duy trì năng suất, điều kiện môi trường cần phải được quản lý chặt chẽ để tránh gây ô nhiễm và bùng nổ dịch bệnh. Đây cũng là bài thực hành hữu ích nhằm duy trì các sổ sách quản lý nông hộ. Các sổ ghi chép cũng cần thiết nhằm phân tích các vấn đề trong môi trường lồng nuôi và sức khoẻ cá, giảm thiểu những áp lực sớm nhất có thể xảy ra trong chu kỳ nuôi. Lưu giữ sổ sách cũng giúp người nuôi cá rút ra bài học từ sai lầm trước đó, để có thể giảm rủi ro, các hiểm hoạ và chi phí sản xuất. Các sổ ghi chép còn bổ ích trong việc lên kế hoạch cho toàn bộ chu kỳ nuôi bao gồm mật độ thả cho mỗi lồng, trước khi bắt đầu chu kỳ nuôi. Các sổ ghi chép, về mặt lý tưởng mà nói, nên bao gồm tất cả thông tin chi tiết liên quan đến chuẩn bị lồng, giống và thả giống, quản lý thức ăn, các thông số chất lượng nước và việc quản lý chất lượng nước, quản lý đáy lồng, sức khoẻ cá và thu hoạch. Bằng việc rà soát lại các dữ liệu trong sổ ghi chép, người nuôi cá có thể quyết định các cách thức nâng cao sản lượng lồng cá của mình cho vụ tiếp theo, dựa vào các bài học kinh nghiệm từ chu kỳ nuôi trước. Cùng lúc đó, người nông dân có thể đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và mối quan hệ của chúng với hoạt động sản xuất của mình. Sổ ghi chép nông hộ đơn giản này có thể hỗ trợ người nuôi cá theo dõi các điều kiện kinh tế và môi trường liên quan đến hoạt động sản nuôi lồng cá của mình theo hướng đơn giản và dễ dàng. Sổ ghi chép này hữu ích nhất cho người nuôi có một vài lồng nuôi cá nước ngọt nhỏ (1-3). 3 MỤC TIÊU CHÍNH CỦA SỔ GHI CHÉP NÀY LÀ: ? Giúp người nông nuôi cá phát triển sản xuất theo hướng bền vững thân thiện với môi trường (thông qua việc quản lý môi trường nước và chất lượng nước của các lồng cá hằng ngày/ hằng tuần/ hằng năm), thí dụ, những hình thức thay đổi môi trường nào đang xảy ra trên khu vực sản xuất và đâu là những nguyên nhân tiềm ẩn? ? Giúp người nuôi cá hiểu rõ và chính xác hơn về điều kiện kinh tế của hoạt động nuôi của mình (lồng cá nước ngọt), thí dụ, chi phí bao nhiêu cho các hoạt động (vật liệu làm lồng, giống, thức ăn, phân bón, vôi, thuốc, v.v…), tiền bán, lãi ròng, v.v… mà sản xuất yêu cầu? ? Hỗ trợ người nuôi cá theo dõi lồng nuôi tốt hơn thông qua lưu giữ sổ sách liên quan đến các hoạt động nuôi hằng ngày/ tháng/ năm và các giao dịch trong một giai đoạn nuôi, giúp cho người nuôi đánh giá hiệu quả các hoạt động của mình, quyết định cách thức và phương tiện cải thiện điều kiện kinh tế và môi trường. ? Giúp người nuôi cá nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất và có thêm thu nhập trong lúc vẫn có thể duy trì các điều kiện môi trường. ? Cán bộ khuyến ngư nhà nước sử dụng sổ ghi chép nông hộ để quản lý các hoạt động nuôi lồng và hỗ trợ người nuôi cá . ? Duy trì sổ ghi chép sản xuất giúp tiếp cận tín dụng, tài chính nhỏ, hoặc các dịch vụ bảo hiểm từ các cơ quan tài chính (vì các cơ quan này thường yêu cầu các giấy tờ sản xuất, mà các thủ tục này không thể chuẩn bị trong vòng một đêm). ? Đảm bảo có thông tin liên quan đến sản phẩm - mặc dù hiện nay phần lớn các sản phẩm phục vụ thị trường địa phương, nhà chế biến và xuất khẩu gần đây vẫn có thể yêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: