Danh mục

Làm tốt môn Văn với chiến thuật Rút xương cá

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.61 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết làm tốt môn văn với chiến thuật "rút xương cá", tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm tốt môn Văn với chiến thuật "Rút xương cá" Làm tốt môn Văn với chiến thuật Rút xương cá Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung - Giáo viên Ngữ Văn, trường THPTchuyên ngữ - Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội:-------------Tài liệu tham khảo ôn tập môn Văn hiện rất nhiều. Trong số đó, cónhững vấn đề còn gây tranh cãi như: Ngày sinh của nhà văn Nam Cao,vở kịch “Hồn trương Ba da hàng thịt” được viết năm nào... Nếu kiếnthức chưa thống nhất, thí sinh nên sử dụng số liệu từ sách giáo khoa.Điểm quan trọng nhất của môn Văn là nhớ được kiến thức, chỉ cần dựavào tác phẩm, nhớ tác phẩm là làm bài tốt.Học sinh có thể tham khảo phương pháp “rút xương cá”: Học Văntheo cách sơ đồ hóa. Mỗi bài, học sinh chỉ cần nhớ năm chữ và trongkhoảng 10 phút có thể nhớ hết toàn bộ kiến thức môn Văn.Ví dụ1 , khi phân tích tính sử thi của tác phẩm “Rừng xà nu”, theo tôi,các em chỉ cần nhớ bốn từ: Chủ - Cốt - Hình - Giọng (Chủ đề, cốttruyện, hình tượng và giọng điệu sử thi trong tác phẩm).Nếu vận dụng được phương pháp “rút xương cá” một cách hiệu quả, sẽkhông bị mất các ý môn Văn và việc đạt điểm 8, hay 9 không phải bấtkhả thi.Ví dụ2 , phân tích hình tượng sóng trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh,các em chỉ cần nhớ bốn chữ: “Phức - Trăn - Khắc - Khát” (tâm trạngphức tạp, trăn trở, khắc khoải và khát khao của người phụ nữa đangyêu). Từ đó, phát triển ý của bài văn.Thí sinh không nên dẫn dắt vòng vèo, lan man, mất thời gian và gây ứcchế cho người chấm. ================================================== =Kinh nghiệm làm bài môn Văn Cô Nguyễn Thị Phương Liên, nguyên giáo viên chuyên Văntrường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM),hiện đang tham gia giảng dạy tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM:Không nên học tủ------------- - Không nên căng thẳng quá và đặc biệt là không nên tin vàonhững tin đồn trên internet về đề thi, tránh học tủ, đoán mò, phải tậptrung tinh thần để có cảm hứng viết bài. Ngoài ra, không nên loại trừ đềthi trong ba năm gần đây, không nghiêng hẳn về một thể loại văn xuôihoặc thơ mà phải ôn tập cả hai. Đề thi có ba yêu cầu: nội dung, phương pháp và tư liệu. Khicầm đề thi, TS phải chú ý yêu cầu phân tích của đề về tác phẩm, tránhviết lan man. Nhiều TS học rất nhiều, ôm đồm kiến thức mà không biếtứng dụng nó vào trường hợp thực tế, dẫn đến tình trạng làm bài dưthừa, dài dòng. Nhiều trường hợp TS biến bài phân tích một đoạn trích,một khía cạnh của tác phẩm thành bài phân tích cả tác phẩm. Nhữngtrường hợp phăng ý không có cơ sở và chép nguyên si bài giảng củathầy cô trong lớp về các tác phẩm thường bị dưới điểm trung bình vìkhông bám sát đề. Cấu trúc đề thi thường có ba câu bao gồm: phần lý thuyết vàphần tự luận. Câu lý thuyết mang tính kiểm tra kiến thức, thường chiếm2 điểm. Hai câu còn lại kiểm tra sự cảm thụ tác phẩm, cách lập luận vàkỹ năng làm bài của TS. Yêu cầu chung với câu lý thuyết là trả lời đúngyêu cầu của đề thi, ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý. Với những câu tự luận,TS nên trình bày đúng bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bàinên chú ý lập luận chặt chẽ, rõ ràng, nên viết ra giấy nháp dàn ý đềcương phần thân bài, chia các ý lớn theo trình tự lập luận. Về cách trình bày, nên chú ý những lỗi chính tả (dấu hỏi, dấu ngã,các âm cuối), lỗi viết hoa... Chẳng hạn cách viết bài thơ Thu Điếu,Tràng Giang là sai, mà phải là Thu điếu, Tràng giang. Một điều không kém phần quan trọng mà nhiều TS thường bị mấtđiểm là không biết cách đưa dẫn chứng vào bài làm. Dẫn chứng đưavào bài phải chính xác (dẫn chứng đúng yêu cầu của luận điểm cầnchứng minh, phân tích), gọn (làm nổi bật luận điểm vấn đề cần phântích) và phải tiêu biểu. Đối với văn xuôi, TS có thể dẫn chứng nguyênvăn hoặc tóm lược dẫn chứng, nhưng không được kể chuyện. Tốt nhấtlà xen kẽ tóm lược dẫn chứng với những lời bình luận, phân tích. ================================================== === Thạc sĩ Lưu Văn Quyết, giảng viên Khoa Lịch sử,trường ĐH KHXH-NV TP.HCM:Lập dàn bài vào giấy nháp trước khi viết------------- Các thí sinh (TS) không nên nhồi nhét kiến thức, hãy nghỉ ngơi đểgiúp tinh thần thoải mái. Khi cầm đề thi nên đọc kỹ để xác định yêu cầu của đề là phântích, so sánh hay nhận định các sự kiện lịch sử, tránh làm lạc đề. Đặcbiệt, nên khoanh vùng thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra ở giaiđoạn/thời kỳ nào. Khi đọc đề, nên viết nhanh vào giấy nháp để khôngquên. Sau đó, lập đề cương trong giấy nháp khoảng 10-15 phút, vạch ranhững sự kiện chính và đánh dấu những cột mốc quan trọng để viết kỹhơn. Chỉ nên chọn những câu nào làm được thì làm trước, tạo tâm lýthoải mái, không nên chọn câu nhiều điểm và sa lầy vào mất nhiều thờigian. Phần mở bài không nên viết quá dài, chỉ chuyển ý ngắn gọn vàidòng rồi chuyển ngay vào trọng tâm để kịp thời gian. Về cách trình bày, sau khi hết một ý chính, một sự kiện nênxuống hàng và thụt ...

Tài liệu được xem nhiều: