Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương III
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 271.14 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB I. CHANDRAGUPTA Vua Alexandre vô Ấn Độ - Nhà giải phóng: Chandragupta – Dân chúng – Đại học Taxila – Cung điện
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương III Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III - TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB I. CHANDRAGUPTA Vua Alexandre vô Ấn Độ - Nhà giải phóng: Chandragupta – Dân chúng – Đại học Taxila – Cung điện – Một ngày của một ông vua – Một Machiavel thời cổ - Tổ chức hành chánh – Luật pháp – Y tế - Giao thông và chuyên chở, đường sá – Cơ quan hành chánh ở các thành thịNăm 327 trước Công nguyên, Đại đế Hi Lạp Alexandre mới chiếmxong Ba Tư, xua quân qua đèo Hindoukouch tiến vô Ấn Độ. Trongmột năm ông xông pha trong các tiểu quốc trù phú ở Tây Bắc,trước kia thuộc đế quốc Ba Tư, tới đâu cũng bắt dân chúng cungcấp lương thực cho đại quân của ông và đóng thuế cho ông. Đầunăm -326, ông vượt sông Indus, vừa đánh vừa tiến từ từ xuốngphương Nam và phương Đông, qua các xứ Taxila và Rawalpindi.Ông gặp và đánh tan đạo quân của vua Porus gồm 30.000 bộ binh,4.000 kị binh, 300 chiến xa và 200 thớt voi, giết 12.000 quân củaPorus. Porus đã anh dũng chiến đấu tới cùng, cho nên khi ông tađầu hàng, Alexandre vừa phục sự can đảm, vừa khen vóc dáng tolớn, tướng mạo đường đường lẫm liệt của ông, hỏi ông muốn đượcđối xử ra sao. Vua Porus đáp: “Alexandre, ông nên đãi tôi vàohàng quân vương”. Alexandre đáp: “Đành rồi, đó là chuyện củatôi, nhưng ông cho tôi biết ông muốn gì hơn cả”. Porus bảoAlexandre hỏi như vậy là đủ cho mình mãn nguyện rồi, không đòigì nữa. Lời đáp đó làm cho Alexandre thích chí, và Alexandre choPorus làm vua trọn phần Ấn Độ mà ông mới chiếm được. Từ đó,Porus phải lệ thuộc xứ Macédoine (tổ quốc của Alexandre) nhưnglà đồng minh trung tín và cương nghị. Alexandre muốn tới biểnđông – tức vịnh Bengale – nhưng quân sĩ không chịu tiến thêmnữa. Thuyết phục rồi giận dỗi cũng vô hiệu, ông đành phải nhượngbộ, kéo đoàn quân kiệt quệ trở về, mới đầu dọc theo bờ sôngHydaspe rồi theo bờ biển, ngược lên Gédrosie và Béloutchistan.Trong cuộc lui binh đó, ông qua nhiều miền có những bộ lạc bấtqui phục và gần như ngày nào quân đội của ông cũng phải chiếnđấu. Sau hai mươi tháng rút quân như vậy, trở về tới Suse thì đạoquân ông xua vào Ấn Độ ba năm trước, nay xơ xác, thiểu não.Bảy năm sau Macédoine không còn giữ được chút quyền hành gì ởẤn Độ nữa. Sở dĩ có sự thay đổi hoàn toàn đó là nhờ hoạt động củamột nhân vật lãng mạn nhất trong lịch sử Ấn Độ, tài cầm quân kémAlexandre – dĩ nhiên – nhưng tài nội trị và ngoại giao thì vượt xaAlexandre: Chandragupta, vốn là một thanh niên quí tộc Kshatriya,bị quốc vương Nanda, có họ hàng với chàng, đày ra khỏi Magadha.Được Kautilya Chanakya, một người quỉ quyệt, giàu thủ đoạn, làmcố vấn, chàng tổ chức một đạo quân nhỏ, dẹp được hết các đồnquân Macédoine và tuyên bố Ấn Độ độc lập. Rồi chàng tiến vềPataliputra[1] kinh đô vương quốc Magadha, gây một cuộc cáchmạng, chiếm ngôi báu và sáng lập triều đại Mauryan, triều đại nàylàm chủ Hindoustan và A Phú Hãn trong một trăm ba mươi bảynăm. Vừa can đảm vừa biết dùng mánh khoé khôn khéo củaKautilya, Chandragupta làm cho triều đại của ông thành mạnh nhấtthời đó. Khi Mégasthènes, với tư cách là sứ thần của SeleucusNicator, vua Syrie, tới kinh đô Pataliputra, ông ngạc nhiên thấymột nền văn minh mà ông ta về khoe với các người Hi Lạp ngâythơ rằng không kém nền văn minh Hi Lạp chút nào – ta nên nhớvăn minh Hi Lạp thời đó toàn thịnh.Mégasthènes đã lưu lại nhiều trang ca tụng đời sống ở Ấn đươngthời, có lẽ ông ta hơi tô điểm một chút. Trước hết ông lấy làm lạrằng Ấn không có chế độ nô lệ[2], và dân chúng chia làm nhiều tậpcấp tuỳ theo nghề nghiệp, ông cho sự phân chia xã hội như vậy rấttự nhiên, hợp lí, chấp nhận được. Vị sứ thần đó bảo dân chúngsống sung sướng.Vì cách thức họ bình dị mà đời sống của họ đạm bạc. Không khinào họ uống rượu, trừ trong các buổi lễ tế thần… Luật pháp vàcách lập khế ước của họ rất giản dị, chứng cớ là gần như khôngbao giờ họ ra toà. Họ không kiện cáo nhau vì các tờ hợp đồnghoặc vì cho vay mượn, họ không cần dùng con dấu hoặc người làmchứng vì họ tin nhau… Họ trọng đạo đức và tính thành thực… Đasố đất đai đều cày cấy, mỗi năm hai mùa… Vì vậy người ta bảo ẤnĐộ chưa hề biết nạn đói kém, chưa bao giờ thiếu thức ăn cho dânchúng.Thời Chandragupta, Bắc Ấn có khoảng hai ngàn thị trấn, và thịtrấn cổ nhất là Taxila, cách thị trấn Rawalpindi hiện nay khoảng bachục cây số về phía Bắc. Arrien bảo thị trấn đó “lớn và thịnhvượng”, Strabon bảo nó rộng và có nhiều luật lệ rất tốt. Nó vừa làmột quân khu vừa là một đất văn vật vì nó có một địa vị rất quantrọng về phương diện chiến lược, ở trên con đường chính đưa sangTây Á, mà lại có trường đại học lớn nhất đương thời Ấn Độ. Sinhviên mọi nơi đổ xô lại Taxila cũng như thời Trung Cổ họ đổ xô lạiParis, ở đó có những giáo sư giỏi nhất dạy đủ các môn nghệ thuậtvà khoa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương III Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III - TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB I. CHANDRAGUPTA Vua Alexandre vô Ấn Độ - Nhà giải phóng: Chandragupta – Dân chúng – Đại học Taxila – Cung điện – Một ngày của một ông vua – Một Machiavel thời cổ - Tổ chức hành chánh – Luật pháp – Y tế - Giao thông và chuyên chở, đường sá – Cơ quan hành chánh ở các thành thịNăm 327 trước Công nguyên, Đại đế Hi Lạp Alexandre mới chiếmxong Ba Tư, xua quân qua đèo Hindoukouch tiến vô Ấn Độ. Trongmột năm ông xông pha trong các tiểu quốc trù phú ở Tây Bắc,trước kia thuộc đế quốc Ba Tư, tới đâu cũng bắt dân chúng cungcấp lương thực cho đại quân của ông và đóng thuế cho ông. Đầunăm -326, ông vượt sông Indus, vừa đánh vừa tiến từ từ xuốngphương Nam và phương Đông, qua các xứ Taxila và Rawalpindi.Ông gặp và đánh tan đạo quân của vua Porus gồm 30.000 bộ binh,4.000 kị binh, 300 chiến xa và 200 thớt voi, giết 12.000 quân củaPorus. Porus đã anh dũng chiến đấu tới cùng, cho nên khi ông tađầu hàng, Alexandre vừa phục sự can đảm, vừa khen vóc dáng tolớn, tướng mạo đường đường lẫm liệt của ông, hỏi ông muốn đượcđối xử ra sao. Vua Porus đáp: “Alexandre, ông nên đãi tôi vàohàng quân vương”. Alexandre đáp: “Đành rồi, đó là chuyện củatôi, nhưng ông cho tôi biết ông muốn gì hơn cả”. Porus bảoAlexandre hỏi như vậy là đủ cho mình mãn nguyện rồi, không đòigì nữa. Lời đáp đó làm cho Alexandre thích chí, và Alexandre choPorus làm vua trọn phần Ấn Độ mà ông mới chiếm được. Từ đó,Porus phải lệ thuộc xứ Macédoine (tổ quốc của Alexandre) nhưnglà đồng minh trung tín và cương nghị. Alexandre muốn tới biểnđông – tức vịnh Bengale – nhưng quân sĩ không chịu tiến thêmnữa. Thuyết phục rồi giận dỗi cũng vô hiệu, ông đành phải nhượngbộ, kéo đoàn quân kiệt quệ trở về, mới đầu dọc theo bờ sôngHydaspe rồi theo bờ biển, ngược lên Gédrosie và Béloutchistan.Trong cuộc lui binh đó, ông qua nhiều miền có những bộ lạc bấtqui phục và gần như ngày nào quân đội của ông cũng phải chiếnđấu. Sau hai mươi tháng rút quân như vậy, trở về tới Suse thì đạoquân ông xua vào Ấn Độ ba năm trước, nay xơ xác, thiểu não.Bảy năm sau Macédoine không còn giữ được chút quyền hành gì ởẤn Độ nữa. Sở dĩ có sự thay đổi hoàn toàn đó là nhờ hoạt động củamột nhân vật lãng mạn nhất trong lịch sử Ấn Độ, tài cầm quân kémAlexandre – dĩ nhiên – nhưng tài nội trị và ngoại giao thì vượt xaAlexandre: Chandragupta, vốn là một thanh niên quí tộc Kshatriya,bị quốc vương Nanda, có họ hàng với chàng, đày ra khỏi Magadha.Được Kautilya Chanakya, một người quỉ quyệt, giàu thủ đoạn, làmcố vấn, chàng tổ chức một đạo quân nhỏ, dẹp được hết các đồnquân Macédoine và tuyên bố Ấn Độ độc lập. Rồi chàng tiến vềPataliputra[1] kinh đô vương quốc Magadha, gây một cuộc cáchmạng, chiếm ngôi báu và sáng lập triều đại Mauryan, triều đại nàylàm chủ Hindoustan và A Phú Hãn trong một trăm ba mươi bảynăm. Vừa can đảm vừa biết dùng mánh khoé khôn khéo củaKautilya, Chandragupta làm cho triều đại của ông thành mạnh nhấtthời đó. Khi Mégasthènes, với tư cách là sứ thần của SeleucusNicator, vua Syrie, tới kinh đô Pataliputra, ông ngạc nhiên thấymột nền văn minh mà ông ta về khoe với các người Hi Lạp ngâythơ rằng không kém nền văn minh Hi Lạp chút nào – ta nên nhớvăn minh Hi Lạp thời đó toàn thịnh.Mégasthènes đã lưu lại nhiều trang ca tụng đời sống ở Ấn đươngthời, có lẽ ông ta hơi tô điểm một chút. Trước hết ông lấy làm lạrằng Ấn không có chế độ nô lệ[2], và dân chúng chia làm nhiều tậpcấp tuỳ theo nghề nghiệp, ông cho sự phân chia xã hội như vậy rấttự nhiên, hợp lí, chấp nhận được. Vị sứ thần đó bảo dân chúngsống sung sướng.Vì cách thức họ bình dị mà đời sống của họ đạm bạc. Không khinào họ uống rượu, trừ trong các buổi lễ tế thần… Luật pháp vàcách lập khế ước của họ rất giản dị, chứng cớ là gần như khôngbao giờ họ ra toà. Họ không kiện cáo nhau vì các tờ hợp đồnghoặc vì cho vay mượn, họ không cần dùng con dấu hoặc người làmchứng vì họ tin nhau… Họ trọng đạo đức và tính thành thực… Đasố đất đai đều cày cấy, mỗi năm hai mùa… Vì vậy người ta bảo ẤnĐộ chưa hề biết nạn đói kém, chưa bao giờ thiếu thức ăn cho dânchúng.Thời Chandragupta, Bắc Ấn có khoảng hai ngàn thị trấn, và thịtrấn cổ nhất là Taxila, cách thị trấn Rawalpindi hiện nay khoảng bachục cây số về phía Bắc. Arrien bảo thị trấn đó “lớn và thịnhvượng”, Strabon bảo nó rộng và có nhiều luật lệ rất tốt. Nó vừa làmột quân khu vừa là một đất văn vật vì nó có một địa vị rất quantrọng về phương diện chiến lược, ở trên con đường chính đưa sangTây Á, mà lại có trường đại học lớn nhất đương thời Ấn Độ. Sinhviên mọi nơi đổ xô lại Taxila cũng như thời Trung Cổ họ đổ xô lạiParis, ở đó có những giáo sư giỏi nhất dạy đủ các môn nghệ thuậtvà khoa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử thế giới Tài liệu lịch sử thế giới Kiến thức về lịch sử thế giới Học lịch sử thế giới Lịch sử văn minh Ấn Độ Tài liệu lịch sử văn minh Ấn ĐộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 37 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 36 0 0 -
250 trang 32 1 0
-
27 trang 32 0 0
-
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 26 0 0 -
255 trang 26 1 0
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 26 1 0 -
274 trang 26 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 26 0 0