Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương IV

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.08 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV ĐỜI SỐNG DÂN CHÚNG I. NGUỒN LỢI Rừng – Canh nông – Mỏ - Tiểu công nghệ - Thương mại – Tiền tệ - Thuế má – Nạn đói – Giàu và nghèo Đất đai Ấn Độ không thích hợp cho sự phát sinh một nền văn minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương IV Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV ĐỜI SỐNG DÂN CHÚNG I. NGUỒN LỢI Rừng – Canh nông – Mỏ - Tiểu công nghệ - Thương mại – Tiền tệ - Thuế má – Nạn đói – Giàu và nghèoĐất đai Ấn Độ không thích hợp cho sự phát sinh một nền văn minh. Mộtphần lớn là sơn lâm mà chúa tể là sư tử, cọp, voi, rắn; có một số ít người thìđều là bọn tinh thần cá nhân rất mạnh, ẩn cư, khinh văn minh có phần cònhơn Jean Jacques Rousseau. Về phương diện sinh sống, Ấn Độ phải chiếnđấu với các mãnh thú hằng mấy thế kỉ, trong khi đó xảy thêm nhiều bi kịchvề kinh tế và chính trị. Akbar đã phải giết cọp ở chung quanh Mathura và bắtvoi rừng ở những nơi mà hiện nay khó kiếm ra được một con. Thời Veda, đitrên đường bất kì nơi nào ở Bắc Ấn và Trung Ấn cũng có thể đụng đầu vớisư tử, ngày nay giống đó cơ hồ đã bị diệt hết trên bán đảo rồi. Nhưng ngườiẤn vẫn phải chiến đấu hoài với rắn và sâu bọ; năm 1926 khoảng hai ngànngười Ấn bị thú dữ vồ (trong số thú dữ đó có 875 con cọp)[1] và hai chụcngàn người chết vì rắn cắn.Người chiếm được đất, đuổi được thú dữ, đi tới đâu thì khai phá ngay tới đó;trồng lúa, đậu, kê, rau và cây trái. Trong một phần lớn lịch sử, dân Ấn đãsống thanh đạm bằng rau mà để thịt, cá, gà cho hạng tiện dân[2] và cácngười giàu có[3]. Để gia vị mà có lẽ cũng để tráng dương, họ dùng nhiều càri, gừng, đinh hương, hồi hương, quế và các thứ hương liệu khác. Và chínhvì người Âu cũng thích những hương liệu ấy, muốn đến tận nơi sản xuất đểkiếm cho nhiều, nên vô tình tìm ra được một lục địa: châu Mĩ. Thời Veda,đất đai thuộc về dân chúng, nhưng từ hồi Chandragupta Maurya, các vuachúa quen thói đòi làm chủ toàn thể đất đai trong nước và người dân nàomuốn cày cấy trồng trọt thì phải đóng thuế hàng năm. Thường thường triềuđình làm những công việc dẫn thuỷ nhập điền. Một trong số nhiều cái đập doChandragupta xây cất, còn dùng được mãi tới năm 150 trước Công nguyên;ngày nay chúng ta còn thấy gần khắp mọi nơi di tích những con kinh cũ; còncả di tích mà Raj Sing, Rana Rajupte ở Mewar cho đào để chứa nước dùngvào việc dẫn thuỷ nhập điền (1661), chung quanh hồ có một bức tường cẩmthạch dài hai chục cây số.Có thể rằng người Ấn là dân tộc đầu tiên khai thác các mỏ vàng. Hérodotevà Mégasthènes kể rằng: “Có những loài kiến khổng lồ nhỏ hơn loài chó mộtchút nhưng lớn hơn loài chồn” cào cát và giúp người Ấn tìm vàng[4]. Phầnlớn số vàng lưu hành trong đế quốc Ba Tư ở thế kỉ thứ V trước Công nguyênlà từ Ấn Độ qua; một ngàn rưỡi năm trước Công nguyên, Ấn còn khai thácbạc, đồng, chì, kẽm, thiếc và sắt nữa. Kĩ thuật nấu và trui sắt xuất hiện ở Ấntừ lâu rồi châu Âu mới được biết; chẳng hạn Vikramaditya dựng ở Delhi vàokhoảng 380 sau công nguyên một cột trụ lớn bằng sắt, hiện nay sau mườilăm thế kỉ vẫn còn nguyên vẹn, và khoa dạ kim ngày nay vẫn chưa biết nhờđâu mà cột đó sau bao nhiêu thế kỉ mưa gió vẫn không sét: nhờ sắt tốt haynhờ một bí thuật nấu, pha nào đó. Trước khi người Âu tới, nghề nấu sắt bằngnhững cái lò nhỏ đốt than cây là một trong những kĩ nghệ chính của Ấn Độ.Cuộc cách mạng kĩ nghệ đã giúp cho Âu châu nấu sắt rẻ hơn, nhiều hơn vàkĩ nghệ Ấn không thể cạnh tranh nổi, người Ấn đành phải nhập cảng sắt củaphương Tây. Mãi đến thời đại chúng ta, các mỏ ở Ấn mới được khai thác trởlại.Sự trồng bông vải cũng xuất hiện ở Ấn Độ sớm hơn các nơi khác; nền vănminh Mohenjo-daro hình như đã dùng sợi bông để dệt vải. Hérodote là sửgia cổ nhất nói tới bông, chép một cách ngây thơ rằng: “Vài thứ cây mọchoang trong rừng không có trái mà lại có len, thứ len đó đẹp hơn, tốt hơn thứlen ở lông cừu; người Ấn dùng những cây đó để dệt áo”. Chính trong nhữngchiến tranh xâm lăng ở Cận Đông mà người La Mã biết thứ len ở trên câyđó. Những người Ả Rập qua Ấn thế kỉ thứ IX kể rằng: “Ở xứ đó người ta dệtnhững thứ vải tuyệt hảo, không đâu bằng, mịn và nhẹ tới nỗi cuốn lại choluồn qua một chiếc vòng nhỏ được”. Người Ả Rập thời Trung cổ học đượccủa người Ấn nghệ thuật đó, và tiếng Ả Rập quttan là nguồn gốc tiếng coton(bông vải) của Pháp[5]. Tiếng mousseline mới đầu trỏ những hàng dệt rấtmịn tại Mosoul, theo phương pháp Ấn Độ; vải calicot (vải chúc bâu) sở dĩcó tên đó là vì những mẫu đầu tiên nhập cảng vô châu Âu năm 1631 do châuthành Calicut sản xuất, mà châu thành này nằm trên bờ biển Tây Nam Ấn.Marco Polo viết về tỉnh Gujerat năm 1293 như sau: “Đồ thêu ở đây đẹp nhấtthế giới”. Còn thứ khăn “san” ở Cachemire, và những tấm nệm ở Ấn, hiệnnay vẫn còn nổi danh vì dệt đẹp, màu sắc rực rỡ, khéo léo. Nhưng nghề dệtchỉ là một trong vô số tiểu công nghệ Ấn Độ thời xưa, và phường thợ dệt chỉlà một trong nhiều phường của họ. Châu Âu thời đó phục sự khéo léo củathợ Ấn trong mọi ngành: đồ mộc, đồ đồng, vàng, bạc, đồ ngà, đồ ...

Tài liệu được xem nhiều: