Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương IX

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.73 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IX ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO I. BỌN GIẶC BIỂN ĐẮC THẾ Người Âu tới Ấn – Anh chiếm Ấn – Cuộc khởi nghĩa Cipaye – Sự thống trị của Anh: lợi và hại. Về nhiều phương diện, nền văn minh Ấn Độ …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương IX Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IX ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO I. BỌN GIẶC BIỂN ĐẮC THẾ Người Âu tới Ấn – Anh chiếm Ấn – Cuộc khởi nghĩa Cipaye – Sự thống trị của Anh: lợi và hại.Về nhiều phương diện, nền văn minh Ấn Độ có thể coi như chết rồi khiClive và Warren Hastings thấy nguồn lợi phong phú của xứ đó. Triều đại rấtdài của Aureng-Zeb đã làm cho tinh thần dân tộc suy nhược nhiều; kế đó,loạn lạc và chiến tranh xảy ra làm cho Ấn như một trái chín mùi khi có ngoạixâm. Vậy chỉ còn có vấn đề này là số phận của nó sẽ lệ thuộc vào cườngquốc nào ở châu Âu đây. Người Pháp muốn lãnh vai trò đó, nhưng thất bạivà mất Ấn Độ ở trận Rossbach và trận Waterloo[1]. Người Anh thử vận vàthành công.Năm 1498, Vasco de Gama, khởi hành từ Lisbonne, sau mười một thánglênh đênh trên biển, thả neo ở Calicut, Rijah (vua) ở Malabar, giao cho ôngta một bức thư nhã nhặn để trình lên vua Bồ Đào Nha: “Ông Vasco deGama, một vị quí tộc ở triều đình Đại vương, đã lại yết kiến quả nhân và quảnhân lấy làm vui lắm. Tệ quốc có nhiều quế, đinh hương, hồ tiêu và bảongọc. Quả nhân muốn đổi lấy vàng, bạc, san hô và dạ đỏ của đại quốc”. VuaBồ Đào Nha hồi âm, buộc Ấn phải tự nhận là thuộc địa Bồ Đào Nha, viện ranhững lí lẽ mà Rajah lạc hậu quá không hiểu nổi. Để phá tan mọi sự hiểulầm, Bồ Đào Nha phái một hạm đội tới truyền bá Ki Tô giáo và gây chiếnvới Ấn. Thế kỉ XVII, người Hoà Lan tới đuổi Bồ Đào Nha đi; thế kỉ XVIII,Pháp và Anh tới, lại đuổi Hoà Lan đi. Họ giao chiến với nhau kịch liệt đểxem Chúa cho bên nào được cái vinh dự khai hoá Ấn Độ… và bắt người Ấnnộp thuế.Công ty Đông Ấn[2] thành lập ở Londres năm 1600 để mua rẻ tại chỗ nhữngthổ sản của Ấn và các xứ lân cận đem về châu Âu bán thật đắt[3]. Từ năm1868, công ty tuyên bố tính “lập ở Ấn một đế quốc Anh mênh mông, trườngcửu trên những cơ sở vững vàng”. Họ tạo nhiều thương quán ở Madras,Calcutta, Bombay, xây đắp thành luỹ, đưa quân đội tới, gây chiến, hối lộ,tham nhũng, tóm lại là thi hành chức vụ của một chính quyền. Clive thảnnhiên nhận của các tiểu vương Ấn những lễ vật tới ba triệu rưỡi quan, lại bắthọ nộp cống mỗi năm gần ba triệu quan nữa; bán cho Mir Jafar chức Nabab(tổng đốc Hồi giáo) xứ Bengale với giá một trăm hai chục triệu quan; xúibẩy các thủ lãnh bản xứ kình địch lẫn nhau, lần lần chiếm đất đai của họ màsáp nhập vào Công ty; ông ta hút thuốc phiện, bị đưa ra Quốc hội Anh xử [vìtội tham nhũng kinh khủng]; được trắng án [vì có nhiều công lao với triềuđình], sau cùng tự tử. Warren Hastings can đảm, có học thức, khéo léo, buộccác tiểu vương Ấn nộp thuế hai chục triệu quan cho vào quỹ Công ty; ôngbảo nộp đủ thì sẽ không đòi gì thêm nữa, nhưng rồi ông vẫn đòi thêm vànhững tiểu quốc không đủ sức nộp thì ông chiếm luôn; ông đem quân chiếmtỉnh Oudh rồi bán lại tỉnh đó cho một rajah lấy năm chục triệu quan; về cáithói tham tiền, vụ lợi thì kẻ thắng và kẻ bại chẳng ai thua ai. Trong nhữngmiền công ty đã chiếm được, họ đánh thuế điền thổ bằng nửa huê lợi, và vôsố sắc thuế khác nữa, nặng è cổ ra, tới nổi hai phần ba dân chúng chịu khôngnổi phải bỏ nhà bỏ cửa, dắt díu nhau đi nơi khác, kẻ nào ở lại thì phải đợ conđể có tiền nộp thuế. Macaulay viết: “Họ gây những sản nghiệp đồ sộ ởCalcutta trong khi ba chục triệu dân Ấn xác xơ, cùng khốn tột bực. Đànhrằng dân Ấn đã quen sống dưới một chế độ bạo tàn, nhưng chưa bao giờchịu một chế độ, một chế độ bạo tàn như vậy”.Khoảng 1857, chính sách tàn nhẫn đó của Công ty làm cho miền Đông BắcẤn nghèo quá đổi, dân chúng không chịu nổi nửa, phất cờ khởi nghĩa [tứccuộc khởi nghĩa của lính Cipaye][4]. Chính quyền Anh can thiệp, dẹp được,mua lại đất đai của Công ty với một giá cao, rồi bắt Ấn phải trả như mộtmón nợ của toàn thể dân Ấn; thế là đất đai của Công ty thành thuộc địa củaHoàng gia Anh. Đúng là một cuộc xâm chiếm không trá hình gì cả mà takhông nên phê phán theo những giới luật người ta tụng mỗi ngày ở phía Tâykinh Suez; phải phê phán theo những học thuyết của Darwin và Nietzche:một dân tộc đã mất khả năng tự cai trị lấy mình hoặc mất khả năng tự khaithác lấy những nguồn lợi thiên nhiên của mình thì nhất định phải làm mồicho những quốc gia quá tham lam và quá mạnh.Nhưng cuộc xâm lăng đó cũng có lợi đôi phần cho Ấn. Những người nhưBentinck, Canning, Munro, Elphinstone và Macaulay đã cai trị Ấn theo tinhthần rộng rãi, tự do nảy nở ở Anh năm 1832. Nhờ các nhà cải cách bản xứnhư Ram Mohun Roy giúp đỡ, có khi thúc đẩy nữa, Huân tước Bentinck bãibỏ tục suttee (hoả thiêu quả phụ) và cấm thói giết người tế thần của giáophái Thug. Sau một trăm mười một cuộc hành quân, hết thảy đều dùng línhẤn, tiền bạc của Ấn, người Anh chiếm trọn bán đảo, lập được cảnh bình trị,xây đường xe lửa, dựng xưởng máy, tr ...

Tài liệu được xem nhiều: