Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương IX (B)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.70 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IX (B) V. PHONG TRÀO QUỐC GIA Các sinh viên Âu hoá – Thần linh hoàn tục – Quốc dân hội nghị. Năm 1923 có trên ngàn người Ấn du học ở Anh;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương IX (B) Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IX (B) V. PHONG TRÀO QUỐC GIA Các sinh viên Âu hoá – Thần linh hoàn tục – Quốc dân hội nghịNăm 1923 có trên ngàn người Ấn du học ở Anh; có thể đoán phỏng chừngrằng ở Mĩ số sinh viên Ấn cũng xấp xỉ như vậy, và rải rác khắp các nướckhác cũng có một số tương đương. Họ lấy làm ngạc nhiên rằng công dân mạthạng ở Tây Âu và Mĩ cũng có được đủ các quyền lợi; họ học về các cuộccách mạng Pháp và Mĩ, vùi đầu đọc các sách viết về các cuộc cải cách và cảcác cuộc nổi loạn nữa; họ say mê nghiên cứu bản Tuyên ngôn nhân quyền,bản Tuyên ngôn độc lập của Huê kì và Hiến pháp Huê kì; họ trở về nướctruyền bá những ý tưởng dân chủ và tự do mà họ quí như lời trong Thánhkinh. Những ý tưởng đó được hoan nghênh nhiệt liệt nhờ những tấn bộ củaphương Tây về kĩ nghệ và khoa học, nhờ sự thắng trân của Đồng minh trongthế chiến [thứ nhất]; chẳng bao lâu mỗi sinh viên ở ngoại quốc về đó đềucho tiếng “tự do” là lời hô hào xung phong. Người Ấn hấp thụ tinh thần tựdo trong các trường học Anh và Mĩ.Những sinh viên phương Đông sống ở phương Tây đó chẳng phải chỉ chấpnhận một lí tưởng chính trị nào đó mà thôi, họ còn mất cả tín ngưỡng tôngiáo nữa. Trong đời sống một cá nhân cũng như trong lịch sử một dân tộc,hai sự tiến hoá đó thường đi đôi với nhau. Bọn thanh niên đó, khi mới đặtchân lên châu Âu còn rất kính tín, còn thờ phụng các thần Krishna, Shiva,Vichnou, Kali, Rama…, nhưng rồi tiếp xúc với khoa học, các tín ngưỡng cổtruyền của họ sụp đổ hết ráo. Tín ngưỡng tôn giáo đó là linh hồn của dântộc, bọn người Ấn Âu hoá không còn tín ngưỡng nữa, nay trở về nước, vừabuồn rầu vừa mất hết ảo tưởng: đối với họ thì các thần linh đã chết và rớt từtrên trời xuống[1]. Như vậy thì làm sao một thế giới không tưởng chẳng thaythế giới thần linh, quan niệm dân chủ chẳng thay quan niệm Niết Bàn, thầnTự Do chẳng tiếm ngôi Thượng Đế? Phong trào tư tưởng mới đã xảy ra ởchâu Âu giữa thế kỉ XVIII, bây giờ đang diễn lại ở phương Đông.Tuy nhiên các tư tưởng mới đó truyền bá không lấy gì làm mau. Năm 1855vài người Ấn trong giai cấp lãnh đạo họp nhau ở Bombay, thành lập “Quốcdân hội nghị Ấn”, nhưng lúc đó có lẽ họ chưa nghĩ tới cái chuyện đòi độclập. Vì Huân tước Curfon dùng chính sách chia xứ Bengale (nghĩa là phá sựthống nhất mà làm suy nhược miền tấn bộ nhất của Ấn về phương diệnchính trị), nên các nhà ái quốc nổi dây và phong trào của họ có tính cách gâyloạn. Trong cuộc hội nghị năm 1905, Tilak cương quyết, không chịu nhượngbộ đòi được chính thể Swaraj. Ông ta dùng những ngữ căn sancrit tạo ra từngữ mới đó mà người Anh dịch là “seft rule” (tự trị). Cũng trong năm cónhiều biến cố đó, Nhật thắng Nga và phương Đông từ một thế kỉ rồi, sống sợsệt dưới cái ách của phương Tây, bây giờ bắt đầu nghĩ tới sự giải phóngchâu Á. Sau đó, Trung Hoa đứng sau Tôn Dật Tiên cầm khí giới, bắt tay vớiNhật[2]. Ấn Độ không có khí giới, quân đội, bầu một nhân vật kì dị nhấttrong lịch sử làm thủ lãnh, và thế giới được mục kích một cảnh chưa từngxảy ra, cảnh một cuộc cách mạng do một vị thánh lãnh đạo, chẳng cần súngống gì cả.VI. MAHATMA GANDHIChân dung một vị thánh – Nhà tu hành khổ hạnh – Tín đồ Ki Tô giáo – Cuộcnổi loạn năm 1921 – “Tôi là con người” – Những năm ở tù – “Tân Ấn Độ”– Cuộc cách mạng bằng guồng quay sợi – Sự nghiệp của Gandhi.Xin độc giả thử tưởng tượng con người xấu xí, ốm o, yếu ớt nhất châu Á,mặt và mình mẩy như đồng đen, tóc hoa râm nhưng đầu cạo trọc, lưỡngquyền nhô, cặp mắt nhỏ, màu nâu, hiền từ, miệng rộng, móm, gần rụng hếtrăng, tai như tai voi, mũi cực to, tay chân lòng khòng; rồi tưởng tượng conngười loắt choắt đó chỉ quấn mỗi chiếc sà-rông, đứng trước mặt một thẩmphán Anh, trả lời cuộc chất vấn về tội hô hào đồng bào “bất hợp tác” vớiAnh. Rồi bạn lại rán tưởng tượng thêm nữa con người đó ngồi trên mộtchiếc thảm nhỏ trong một phòng hoàn toàn trống của trườngSatyagrahashram – Trường Chân lí – của ông ở Almedabad; hai ống chânkhẳng khiu quặp lại theo kiểu ngồi kiết già, tay quay một cái guồng quaysợi, mặt nhăn nheo, má hóp vì lo lắng về trách nhiệm nặng nề của mình, tríóc lúc nào cũng nghĩ cách đối đáp cho mau và thích đáng hết thảy những aimuốn tìm sự tự do. Từ năm 1920[3], người thợ dệt gầy gò, cực khổ đó làmthủ lãnh tinh thần và cả chính trị nữa của 320 triệu người Ấn. Khi ông ta ratrước quần chúng thiên hạ chen lấn chung quanh ông để được rờ cái sà-rôngcủa ông, hôn bàn chân ông.Mỗi ngày bốn giờ, ông dệt thứ vải thô khaddar, hy vọng thuyết phục đượcđồng bào noi gương mình dùng thứ vải nội hoá đó, tẩy chay các hàng Anhđã làm chết ngành dệt Ấn. Tất cả của cải của ông chỉ gồm ba cái khăn vảithô, hai cái để thay đổi quấn mình, một cái để thay giường và nệm. Trướckia ông là một luật sư giàu có, sau phân phát hết ...

Tài liệu được xem nhiều: