Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương V (tiếp theo)

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V (tt) III. CÁC TÍN NGƯỠNG Các Purana – Sự thác sinh của vạn vật – Sự đầu thai của linh hồn – Luật quả báo – Khía cạnh triết lí của luật đó – Sống là khổ - Giải thoát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương V (tiếp theo) Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V (tt) III. CÁC TÍN NGƯỠNG Các Purana – Sự thác sinh của vạn vật – Sự đầu thai của linh hồn – Luật quả báo – Khía cạnh triết lí của luật đó – Sống là khổ - Giải thoát.Song song với thần học phức tạp còn có một thần thoại cũng phứctạp không kém, mặc dầu sâu sắc nhưng cũng chứa đầy những điềudị đoan. Các kinh Veda viết bằng tiếng Sancrit – một cổ ngữ sauthành tử ngữ – do đó mà cũng hoá ra mất sinh khí, mà phần siêuhình của các giáo phái Bà La Môn khó quá, dân chúng không hiểunổi; vì vậy Vyasa và vài nhà khác, trong khoảng một ngàn năm (từ500 trước Công nguyên tới 500 sau Công nguyên), viết mười támPurana, “truyện cổ”, gồm 400.000 thi đoạn để giảng cho tín đồnhững chân lí về sáng tạo, sự biến chuyển và sự huỷ diệt của thếgiới theo từng chu kì; họ còn lập một phổ-hệ của các vị thần vàchép lại chuyện thời đại anh hùng nữa. Các tác giả bộ đó không cóý làm văn, không trình bày theo một thứ tự hợp lí và không dè dặtchút nào cả khi đưa những con số; chẳng hạn họ cứ mạnh dạntuyên bố rằng cặp tình nhân – tình thần thì có phần đúng hơn –Urvashi và Pururavas, sống sáu mươi mốt ngàn năm trong cảnh vuivẻ hoan lạc. Nhưng nhờ ngôn ngữ sáng sủa, có nhiều ngụ ngôn líthú mà thuyết lại hợp với chính giáo, nên các Purana đó thành nhưThánh kinh thứ nhì của Ấn giáo, cái kho bảo tồn những dị đoan,thần thoại, cả triết lí của Ấn giáo nữa, chẳng hạn chúng ta thấytrong Vichnoupurana – nghĩa là Purana viết về thần Vichnou –thuyết rất cổ mà vẫn còn mới hoài trong tư tưởng Ấn Độ: Cái“ngã” của mỗi vật chỉ là ảo tưởng, và đời sống nào cũng đồng nhấtthể:Sau ngàn năm, Ribhu tớiChâu thành Nidagha ở để giảng cho Nidagha hiểu biết thêm.Ribhu gặp Nidagha ở ngoài châu thành.Đúng lúc nhà vua sắp vô thành, phía sau là một đám đông tuỳ tùnghộ giá;Nidagha đứng xa xa ở ngoài đám đông dân chúng,Cổ ngẳng ra vì nhịn đói lâu ngày, ông ta mới ở rừng về với ít cànhkhô và cỏ.Ribhu thấy ông ta, bèn lại gần, chào, hỏi:“Anh Bà La Môn, làm gì thơ thẩn một mình đó?”Nidagha đáp: “Ngó dân chúng đi coi nhà vua kìa,Nhà vua đương về thành. Vì vậy mà tôi đứng né ra đây”.Ribhu hỏi: “Người nào là vua?Và người nào không phải là vua?Anh chỉ giùm cho tôi, vì coi bộ anh thông thạo lắm”.Nidagha đáp: “Người ngồi trên lưng con voi to lớn kia, hiênngang như ngọn núi,Người đó là vua. Còn những người khác là bọn tuỳ tùng”.Ribhu bảo: “Anh nói tới hai “người”, ông vua và con voi.Mà không chỉ cho tôi cách phân biệt được người này với ngườikhác;Tôi muốn biết ai đâu là vua, ai đâu là voi”.Nidagha đáp: “Voi ở dưới, Vua cưỡi lên lưng voi;Ai mà chẳng biết rõ kẻ cưỡi và kẻ bị cưỡi, kẻ nào ở trên, kẻ nào ởdưới”Ribhu bảo: “Vậy xin anh chỉ cho tôi biếtNghĩa của những tiếng ở dưới và ở trên”.Tức thì Nidagha nhảy ngay lên lưng Guru[1] và bảo:“Đây, nghĩa những tiếng ấy như vầy:Tôi cưỡi ở trên như nhà vua đây nè, còn thầy ở dưới như con voiđấy.Thí dụ như vậy để cho thầy hiểu”.Ribhu bảo: “Ừ thì cho rằng anh ở địa vị nhà vua, còn tôi ở địa vịcon voi,Nhưng anh cho tôi biết thêm điều này nữa: hai chúng ta đây, ai làanh, ai là tôi?”Tức thì Nidagha vội tụt xuống, cúi rạp xuống ôm hôn chân Ribhu,bảo:“Bẩm chính thần là Ribhu, tôn sư của con…Nghe thầy nói, con hiểu rằng chính thầy, Guru của con đã tới”.Ribhu bảo: “Phải, ta tới để giảng cho con bài học đó,Vì con nhiệt tâm hầu hạ ta.Ta tên là Ribhu, ta lại đây tìm con,Và đã vắn tắt chỉ cho con,Cái tâm điểm của chân lí tối cao này: hoàn toàn không có nhịnguyên tính[2].Nói xong, Guru Ribhu biến mất.Từ đó, Nidagha, nhờ cách giảng dạy tượng trưng đó mà chăm chútìm hiểu sự Vô nhị nguyên.Từ đó ông ta không phân biệt vạn vật với ông ta nữa.Và ông ta thành một Brahman. Và đạt được vĩnh phúc.Chúng ta thấy một thuyết rất “kim thời”[3] về vũ trụ trong nhữngPurana và những sách tương tự ở thời Trung cổ Ấn; nhưng có sựSáng tạo ra vũ trụ: vũ trụ luôn luôn biến hoá, tan ra, sinh trưởng rồisuy tàn, như cây cỏ, cơ thể, hết chu kì này tới chu kì khác. Brahma– đúng hơn là Prajapati, vì các sách gọi Đức Sáng tạo là Prajapati –là năng lực vô hình nó giữ cho sự chuyển biến đó xảy ra bất tuyệt.Nếu vũ trụ có khởi nguyên thì chúng ta không biết khởi nguyên đóra sao; các Purana bảo có thể Brahma đã đẻ ra vũ trụ, như gà đẻtrứng, rồi ngồi lên vũ trụ để ấp cho nó nở; có thể vũ trụ này chỉ làhậu quả một sự lầm lẫn hoặc một trò đùa của Hoá công. Trong lịchsử thế giới, mỗi chu kì hay kalpa (kiếp) chia làm ngàn mahayugahay thời vận, mỗi thời vận 4.320.000 năm; rồi mỗi mahayuga lạigồm bốn yuga hay thời đại, trong đó nhân loại cứ mỗi ngày mỗisuy. Trong mahayuga chúng ta sống đây, đã qua ba yuga, tức3.888.888 năm rồi; thời đại chúng ...

Tài liệu được xem nhiều: