Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VII

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.69 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VII VĂN HỌC ẤN ĐỘ I. CÁC NGÔN NGỮ CỦA ẤN Tiếng Sanscrit – Các thổ ngữ - Ngữ pháp. Ở châu Âu thời Trung cổ, các tác phẩm triết học và đa số các tác phẩm văn học đều viết bằng một tử ngữ, …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VII Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VII VĂN HỌC ẤN ĐỘ I. CÁC NGÔN NGỮ CỦA ẤN Tiếng Sanscrit – Các thổ ngữ - Ngữ pháp.Ở châu Âu thời Trung cổ, các tác phẩm triết học và đa số các tác phẩm vănhọc đều viết bằng một tử ngữ, quần chúng không hiểu, thì ở Ấn cũng vậy,các tác phẩm triết học và văn học thời cổ điển đều viết bằng tiếng Sanscrit,một ngôn ngữ đã từ lâu lắm không ai nói, nhưng vẫn còn được dùng nhưmột espéranto (thế giới ngữ) trong giới các học giả để trao đổi tư tưởng vớinhau[1]. Vì không còn liên hệ tới đời sống của dân tộc, thứ ngôn ngữ vănchương đó lần lần hoá ra cực cầu kì, cổ hủ, rởm; nó không thu nhận nhữngtừ ngữ do dân chúng tự nhiên tạo ra, mà muốn thoả mãn nhu cầu dạy giáo lí,nó phải nguỵ tạo thêm dụng ngữ, tới nỗi rốt cuộc tiếng Sanscrit của các triếtgia mất hết sự giản dị hùng tráng trong các thánh ca của các kinh Veda màthành một thứ tiếng kì quái có những từ (mot) dài vô tận y như những consán ghê tởm trườn hết hàng trên xuống đến hàng dưới[2].Nhưng vào khoảng thế kỉ thứ V trước Công nguyên, dân chúng miền Bắc ẤnĐộ đã biến đổi tiếng Sanscrit thành tiếng Prakrit, cũng gần như người Ýbiến đổi tiếng La Tinh thành tiếng Ý; tiếng Prakrit được dùng trong một thờigian để truyền bá đạo Phật và đạo Jaïn, rồi lại biến đổi để thành tiếng Pali,những kinh, sách cổ nhất của đạo Phật hiện nay chúng ta còn giữ được viếtbằng tiếng Pali đó. Khoảng cuối thế kỉ thứ X sau Công nguyên, những “Ấnngữ chuyển tiếp” đó phát sinh ra nhiều thổ ngữ mà thổ ngữ quan trọng nhấtlà tiếng Hindi. Tới thế kỉ XII, tiếng Hindi chuyển thành tiếng Hindoustanimà nửa Ấn Độ ở miền Bắc đều dùng. Sau cùng bọn xâm lăng Hồi đưa vàotiếng Hindoustani rất nhiều từ ngữ Ba Tư và biến nó thành một thổ ngữ mới,thổ ngữ Urdu. Tất cả những ngôn ngữ đó đều là những ngôn ngữ “Ấn - Nhậtnhĩ man” không lan ra khỏi miền Indoustan (miền Bắc); miền Deccan ở cựcNam bán đảo vẫn giữ những cổ ngữ của dân tộc Dravidien như tiếngTamul[3], Telugu, Kanarese, Malayalam, nhưng tiếng Tamul mới chính làngôn ngữ văn chương của miền Nam. Thế kỉ XIX, ở Bengale, tiếng Bengalithay tiếng Sanscrit mà thành ngôn ngữ văn chương; nhà kể truyệnChatterjee là Boccace của miền Bengale, còn thi sĩ Rabindranath Tagore làPétrarque[4] của miền đó. Hiện nay ở Ấn còn cả trăm ngôn ngữ khác nhau.Còn phong trào Swaraj[5] thì dùng ngôn ngữ của bọn xâm lăng.Ngay từ sớm lắm, người Ấn đã nghiên cứu về nguồn gốc, diên cách[6], sựliên quan và cách tổ hợp các từ ngữ. Từ thế kỉ thứ IV trước Công nguyên, họđã tạo ra môn ngữ pháp[7], và Panini có lẽ là nhà ngữ pháp vĩ đại nhất củamọi thời. Các công trình nghiên cứu của Panini, của Patanjali (khoảng 150sau Công nguyên) và của Bhartrihari (khoảng 650) đã đặt nền tảng cho ngônngữ học; và môn học rất thích thú về cách thức các từ ngữ sinh ra lẫn nhau,sở dĩ xuất hiện được phần lớn là nhờ một sự phát kiến mới về tiếng Sanscrithồi tương đối gần đây.Như chúng tôi đã nói, thời Veda, người Ấn ít dùng chữ viết. Thứ cổ tựKharosthi xuất hiện khoảng thế kỉ thứ V trước Công nguyên và phỏng theochữ Sémitique [của các dân tộc cổ ở Syrie, Mésopotamie]. Trong các thiênanh hùng ca và các kinh sách đạo Phật đã thấy nhắc tới những người chuyênlàm nghề viết chữ[8]. Thời đó họ viết trên lá cây[9] hay vỏ cây, bút là mộtcây sắt đầu nhọn; trước hết người ta phải dùng một cách làm cho vỏ cây hoádai hơn, rồi dùng đầu cây sắt người ta vạch thành chữ chìm lên vỏ cây, saucùng đổ một thứ mực lên, một lát sau, người ta chùi một lượt, mực chỉ cònthấm vào các nét gạch lên vỏ cây, tức các nét chữ. Chính người Hồi đã dunhập giấy viết vào Ấn, vào khoảng 1.000 sau Công nguyên, nhưng mãi tớithế kỉ XVII, giấy mới hoàn toàn thay thế vỏ cây. Người ta lấy dây xâu vàonhững trang bằng vỏ cây đó, đóng thành những cuốn sách cất trong các thưviện mà người Ấn gọi là “kho tàng của nữ thần Ngôn ngữ”. Có những tùngthư vĩ đại bằng vỏ cây đó thoát được sự tàn phá của chiến tranh và thời gianmà lưu truyền tới ngày nay[10].II. GIÁO DỤCCác trường học – Các phương pháp dạy học – Các đại học – Sự giáo dụccủa người Hồi – Quan niệm của một hoàng đế về giáo dục.Cho tới thế kỉ XIX, chữ viết đóng một vai trò rất nhỏ nhoi, vô nghĩa. Có lẽcác tu sĩ nghĩ rằng để cho đại đa số tín đồ đọc được các Thánh kinh, là điềukhông có lợi cho họ [tức các tu sĩ]. Đọc sử Ấn Độ, đi ngược thời gian, chúngta thấy từ hồi nào, sự giáo dục luôn luôn do các tu sĩ đảm nhiệm. Mới đầutrường chỉ mở để dạy con trai các Bà La Môn, lần lần cho thêm trẻ các tậpcấp khác vô học, tập cấp cao được thu nhận trước, và hiện nay tập cấp “tiệndân” vẫn chưa được thu nhận. Mỗi làng có một ông thầy do quĩ công đài thọ;trước khi người Anh tới, riêng miền Bengale có khoảng 80.000 trường “b ...

Tài liệu được xem nhiều: