Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VII (B)
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 288.89 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VII (B) IV. TUỒNG HÁT Nguồn gốc – “Chiếc xe đất sét” – Tính cách của tuồng hát Ấn Độ - Kalidasa – Truyện Shankuntala – Phê phán hí khúc Ấn Độ. Ta có thể nói ở Ấn Độ, …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VII (B) Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VII (B) IV. TUỒNG HÁT Nguồn gốc – “Chiếc xe đất sét” – Tính cách của tuồng hát Ấn Độ - Kalidasa – Truyện Shankuntala – Phê phán hí khúc Ấn Độ.Ta có thể nói ở Ấn Độ, tuồng hát cũng cổ như các kinh Veda, vì trong cácUpanishad, chúng ta đã thấy mầm sống của hí khúc. Lại thêm, đã từ lâu,trước khi các tác phẩm đó được soạn, thì các cuộc cúng tế, rước xách, hội hèvề tôn giáo đã có thể là nguồn cảm hứng phong phú cho hí khúc Ấn Độ rồi;sau cùng môn vũ – không phải cái thứ vũ để tiêu khiển, mà thứ vũ thuộc vềlễ nghi – diễn lại các hành động hoặc các đại sự trong đời sống của bộ lạc,cũng đã có thể là một nguồn gốc của hí khúc. Cũng có thể rằng hí khúc xuấthiện nhờ các người hát rong vừa kể lại các anh hùng trường ca vừa làm cácđiệu bộ mô tả các nhân vật. Mấy yếu tố đó đều dự phần vào việc sáng tác ratuồng hát Ấn Độ và có lẽ chính nguồn gốc đó làm cho tuồng Ấn có tính cáchtôn giáo cho tới thời đại cổ điển[1], nghĩa là đầu đề của hí kịch đều nghiêmtrang, hầu hết rút từ trong các kinh Veda hoặc các anh hùng trường ca, vàtrước mỗi buổi diễn, luôn luôn có làm một cuộc lễ tôn giáo.Tuy nhiên, có lẽ phải đợi tới sau cuộc xâm lăng của Alexandre, Ấn và HiLạp liên lạc với nhau rồi, tuồng hát Ấn mới được kích thích mà bắt đầu thựcsự xuất hiện. Không có một chút dấu vết gì về nghệ thuật hí khúc trước thờivua Açoka, mà trong thời đó chúng ta cũng chỉ còn biết được ít đoạn hí khúckhông được chắc chắn lắm. Những tuồng Ấn Độ cổ nhất mà hiện nay chúngta được biết là những bản viết tay lên lá gồi[2] mới phát kiến hồi gần đây ởmiền Tân Cương (Turkestan Chinois). Người ta đã tìm thấy ba hí kịch, mộthí kịch tên tác giả là Ashvaghosha, một nhà thần học danh tiếng ở triều đạiKanishka. Xét cách xây dựng kịch đó, thấy một vai hề giống với một môhình truyền thống của tuồng Ấn Độ, người ta kết luận rằng trước khiAshvaghosha ra đời, tuồng đã là một hình thức nghệ thuật có từ lâu ở Ấn Độrồi. Năm 1910, người ta tìm thấy ở Travancore mười ba vở viết bằng tiếngsanscrit mà người ta đoán là của Bhata (khoảng 350 trước Công nguyên),một nhà soạn kịch trước Kalidasa mà Kalidasa rất khen tài. Trong đoạn mởđầu vở Malavika, Kalidasa đã vô tình bày tỏ rất đúng rằng cái gì cũng tươngđối, khi xét về thời gian và… các hình dung từ. Ông ta tự hỏi: “Chúng ta saunày có coi thường tác phẩm của các danh sĩ Bhasa, Saumilla và Kaviputrakhông? Khán giả sau này có thể nào còn thích tác phẩm một thi sĩ hiện đại,chẳng hạn Kalidasa không?”.Cho tới thời mới đây, vở hí kịch cổ nhất của Ấn Độ mà chúng ta được biết làtuồng “Chiếc xe đất sét”. Trong vở có ghi – nhưng điều này chưa chắc đãđúng – rằng tác giả là một ông vua ít tiếng tăm, tên là Shudraka, hiểu rấtrộng về các kinh Veda, môn toán, mà cưỡi voi cũng tài, trong tình trườngcũng là một cao thủ. Dù sao thì ông vua đó quả là biết soạn tuồng. Vở củaông là vở thú vị nhất của Ấn Độ còn truyền lại cho ta. Kịch khéo xen lẩntruyền kì và tưởng tượng phóng túng, có những đoạn tả tài tình và nhữngđoạn thơ hay, giọng rất nhiệt thành.Muốn cho độc giả nhận thấy những nét căn bản của hí kịch Ấn, tôi nghĩ tómtắt tình tiết trong vở còn hơn là phê bình dài dòng. Ở màn I chúng ta thấyCharu-datta xuất hiện, chàng trước kia giàu có, rồi vì quá rộng rãi lại gặpvận rủi nên hoá nghèo. Bạn thân của chàng, gã Maitreya, một người Bà LaMôn ngốc nghếch, đóng vai hề trong suốt vở kịch. Charu bảo Maitreya làmlễ tế thần, nhưng gã từ chối: “Cúng tế làm quái gì, anh cầu nguyện thần linhmà thần linh có giúp cho anh được chút gì đâu?”. Rồi bỗng một thiếu nữ Ấn,con nhà sang trọng, rất giàu, chạy ùa vào sân nhà Charu để trốn một kẻ đeosát nàng, tên là Samsthanaka, em của ông vua đang trị vì. Charu hiền lương,từ thiện bao nhiêu thì Samsthanaka tàn ác bấy nhiêu. Charu che chở thiếunữ, đuổi Samsthanaka đi, hắn doạ dẫm, chàng chỉ cười. Thiếu nữ đó tên làVasanta-sena xin Charu giữ giùm cho một cái tráp chứa các đồ tế nhuyễn vìsợ kẻ thù muốn cướp giật của nàng; như vậy nàng có cơ hội thỉnh thoảng lạithăm ân nhân của mình. Chàng bằng lòng, nhận cái tráp, rồi đưa nàng về biệtthự của nàng.Màn II là một màn phụ khôi hài. Một con bạc bị hai con bạc khác đuổi, chạytrốn vào một ngôi đền. Khi tên vô sau tới đền thì tên thứ nhất đã ngồi theomột tư thế, y như pho tượng. Hai tên kia ngờ ngợ, véo thử xem có thựctượng đá hay không, không thấy nhúc nhích. Chúng bèn thôi không thử nữa,đánh thò lò với nhau ở dưới chân bàn thờ. Trò chơi thú quá tới nỗi “tượng”ta không nhịn được, ở trên bệ nhảy xuống đòi chơi, bị hai tên kia đánh chomột mẻ, co giò chạy một mạch, được nàng Vasanta-sena cứu thoát vì nhậnra hắn là tên đầy tớ cũ của Charu-datta.Màn III, Charu và Maitreya đi nghe hoà nhạc về. Một đứa ăn trộm tên l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VII (B) Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VII (B) IV. TUỒNG HÁT Nguồn gốc – “Chiếc xe đất sét” – Tính cách của tuồng hát Ấn Độ - Kalidasa – Truyện Shankuntala – Phê phán hí khúc Ấn Độ.Ta có thể nói ở Ấn Độ, tuồng hát cũng cổ như các kinh Veda, vì trong cácUpanishad, chúng ta đã thấy mầm sống của hí khúc. Lại thêm, đã từ lâu,trước khi các tác phẩm đó được soạn, thì các cuộc cúng tế, rước xách, hội hèvề tôn giáo đã có thể là nguồn cảm hứng phong phú cho hí khúc Ấn Độ rồi;sau cùng môn vũ – không phải cái thứ vũ để tiêu khiển, mà thứ vũ thuộc vềlễ nghi – diễn lại các hành động hoặc các đại sự trong đời sống của bộ lạc,cũng đã có thể là một nguồn gốc của hí khúc. Cũng có thể rằng hí khúc xuấthiện nhờ các người hát rong vừa kể lại các anh hùng trường ca vừa làm cácđiệu bộ mô tả các nhân vật. Mấy yếu tố đó đều dự phần vào việc sáng tác ratuồng hát Ấn Độ và có lẽ chính nguồn gốc đó làm cho tuồng Ấn có tính cáchtôn giáo cho tới thời đại cổ điển[1], nghĩa là đầu đề của hí kịch đều nghiêmtrang, hầu hết rút từ trong các kinh Veda hoặc các anh hùng trường ca, vàtrước mỗi buổi diễn, luôn luôn có làm một cuộc lễ tôn giáo.Tuy nhiên, có lẽ phải đợi tới sau cuộc xâm lăng của Alexandre, Ấn và HiLạp liên lạc với nhau rồi, tuồng hát Ấn mới được kích thích mà bắt đầu thựcsự xuất hiện. Không có một chút dấu vết gì về nghệ thuật hí khúc trước thờivua Açoka, mà trong thời đó chúng ta cũng chỉ còn biết được ít đoạn hí khúckhông được chắc chắn lắm. Những tuồng Ấn Độ cổ nhất mà hiện nay chúngta được biết là những bản viết tay lên lá gồi[2] mới phát kiến hồi gần đây ởmiền Tân Cương (Turkestan Chinois). Người ta đã tìm thấy ba hí kịch, mộthí kịch tên tác giả là Ashvaghosha, một nhà thần học danh tiếng ở triều đạiKanishka. Xét cách xây dựng kịch đó, thấy một vai hề giống với một môhình truyền thống của tuồng Ấn Độ, người ta kết luận rằng trước khiAshvaghosha ra đời, tuồng đã là một hình thức nghệ thuật có từ lâu ở Ấn Độrồi. Năm 1910, người ta tìm thấy ở Travancore mười ba vở viết bằng tiếngsanscrit mà người ta đoán là của Bhata (khoảng 350 trước Công nguyên),một nhà soạn kịch trước Kalidasa mà Kalidasa rất khen tài. Trong đoạn mởđầu vở Malavika, Kalidasa đã vô tình bày tỏ rất đúng rằng cái gì cũng tươngđối, khi xét về thời gian và… các hình dung từ. Ông ta tự hỏi: “Chúng ta saunày có coi thường tác phẩm của các danh sĩ Bhasa, Saumilla và Kaviputrakhông? Khán giả sau này có thể nào còn thích tác phẩm một thi sĩ hiện đại,chẳng hạn Kalidasa không?”.Cho tới thời mới đây, vở hí kịch cổ nhất của Ấn Độ mà chúng ta được biết làtuồng “Chiếc xe đất sét”. Trong vở có ghi – nhưng điều này chưa chắc đãđúng – rằng tác giả là một ông vua ít tiếng tăm, tên là Shudraka, hiểu rấtrộng về các kinh Veda, môn toán, mà cưỡi voi cũng tài, trong tình trườngcũng là một cao thủ. Dù sao thì ông vua đó quả là biết soạn tuồng. Vở củaông là vở thú vị nhất của Ấn Độ còn truyền lại cho ta. Kịch khéo xen lẩntruyền kì và tưởng tượng phóng túng, có những đoạn tả tài tình và nhữngđoạn thơ hay, giọng rất nhiệt thành.Muốn cho độc giả nhận thấy những nét căn bản của hí kịch Ấn, tôi nghĩ tómtắt tình tiết trong vở còn hơn là phê bình dài dòng. Ở màn I chúng ta thấyCharu-datta xuất hiện, chàng trước kia giàu có, rồi vì quá rộng rãi lại gặpvận rủi nên hoá nghèo. Bạn thân của chàng, gã Maitreya, một người Bà LaMôn ngốc nghếch, đóng vai hề trong suốt vở kịch. Charu bảo Maitreya làmlễ tế thần, nhưng gã từ chối: “Cúng tế làm quái gì, anh cầu nguyện thần linhmà thần linh có giúp cho anh được chút gì đâu?”. Rồi bỗng một thiếu nữ Ấn,con nhà sang trọng, rất giàu, chạy ùa vào sân nhà Charu để trốn một kẻ đeosát nàng, tên là Samsthanaka, em của ông vua đang trị vì. Charu hiền lương,từ thiện bao nhiêu thì Samsthanaka tàn ác bấy nhiêu. Charu che chở thiếunữ, đuổi Samsthanaka đi, hắn doạ dẫm, chàng chỉ cười. Thiếu nữ đó tên làVasanta-sena xin Charu giữ giùm cho một cái tráp chứa các đồ tế nhuyễn vìsợ kẻ thù muốn cướp giật của nàng; như vậy nàng có cơ hội thỉnh thoảng lạithăm ân nhân của mình. Chàng bằng lòng, nhận cái tráp, rồi đưa nàng về biệtthự của nàng.Màn II là một màn phụ khôi hài. Một con bạc bị hai con bạc khác đuổi, chạytrốn vào một ngôi đền. Khi tên vô sau tới đền thì tên thứ nhất đã ngồi theomột tư thế, y như pho tượng. Hai tên kia ngờ ngợ, véo thử xem có thựctượng đá hay không, không thấy nhúc nhích. Chúng bèn thôi không thử nữa,đánh thò lò với nhau ở dưới chân bàn thờ. Trò chơi thú quá tới nỗi “tượng”ta không nhịn được, ở trên bệ nhảy xuống đòi chơi, bị hai tên kia đánh chomột mẻ, co giò chạy một mạch, được nàng Vasanta-sena cứu thoát vì nhậnra hắn là tên đầy tớ cũ của Charu-datta.Màn III, Charu và Maitreya đi nghe hoà nhạc về. Một đứa ăn trộm tên l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử thế giới Tài liệu lịch sử thế giới Kiến thức về lịch sử thế giới Học lịch sử thế giới Lịch sử văn minh Ấn Độ Tài liệu lịch sử văn minh Ấn ĐộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 37 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 36 0 0 -
250 trang 32 1 0
-
27 trang 32 0 0
-
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 26 0 0 -
255 trang 26 1 0
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 26 1 0 -
274 trang 26 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 26 0 0