Danh mục

Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VIII (C)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.17 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VIII (C) 2. KIẾN TRÚC “THUỘC ĐỊA” Tích Lan – Java – Cao Miên – Dân tộc Khmer – Tôn giáo của họ - Angkor – Đế quốc Khmer sụp đổ – Xiêm – Miến Điện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VIII (C) Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VIII (C) 2. KIẾN TRÚC “THUỘC ĐỊA” Tích Lan – Java – Cao Miên – Dân tộc Khmer – Tôn giáo của họ - Angkor – Đế quốc Khmer sụp đổ – Xiêm – Miến Điện.Khi các tôn giáo Ấn Độ vượt biên giới và các eo biển mà truyền qua TíchLan, Java, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng, Khotan, Turkestan,Mông Cổ, Trung Hoa, thì nghệ thuật Ấn cũng lan tràn theo vào các xứ đó[1].“Ở châu Á, con đường nào cũng xuất phát từ Ấn Độ”[2]. Người Ấn từ thunglũng sông Gange tiến xuống chiếm đảo Tích Lan ở thế kỉ thứ V trước Côngnguyên. Hai trăm năm sau, vua Açoka sai một hoàng tử và một công chúaqua đó truyền bá đạo Phật. Mặc dầu phải chống cuộc xâm lăng của dân tộcTamil[3], trong mười lăm thế kỉ mà dân Tích Lan vẫn bảo tồn được nền vănminh phong phú của họ cho tới khi bị người Anh chiếm năm 1815.Về kiến trúc Tích Lan, mới đầu xây cất những dagoba, tức những điện thờmái tròn như các stupa ở phương Bắc, sau họ mới dựng những ngôi đền lớnnhư các đền hoang tàn tại cố đô của họ, Anuradhapura; họ cũng đục đượcnhững tượng Phật đẹp nhất và vô số nghệ phẩm khác. Sau công cuộc xây cất“Đền Răng Phật” ở Kandy, dưới triều đại vương cuối cùng của Tích Lan,vua Kirti Shri Raja Singha, họ không tạo được công trình nào lớn lao nữa.Kế đó họ mất độc lập, giới quí tộc suy tàn và không còn bọn người giàu có,hiểu nghệ thuật, khuyến khích, bảo hộ nghệ sĩ nữa.*Thật đáng lấy làm lạ, ngôi chùa Phật lớn nhất – có vài nhà chuyên môn còncho là ngôi đền lớn nhất thế giới nữa – không phải ở trên đất Ấn mà ở trênđảo Java. Thế kỉ thứ VIII, triều đại Shailendra ở Sumatra chiếm được đảoJava, đưa đạo Phật lên thành quốc giáo, bỏ tiền ra xây cất ngôi chùa vĩ đạiBorobudur (nghĩa là Chùa Nhiều Phật)[4]. Ngôi chùa chính nhỏ thôi, có mộtcách bố trí khá đặc biệt - ở giữa là một stupa nhỏ mái tròn, chung quanh cóbảy mươi hai cái topa sắp theo hình những vòng tròn đồng tâm. Nếu chỉ cóbấy nhiêu thì chùa Borobudur đã có gì là đáng kể? Nó vĩ đại là vì có cái bệmênh mông (mastaba), vuông vức, mỗi chiều một trăm hai chục thước, caobảy từng, càng lên cao càng hẹp lại. Đi tới mỗi góc lại thấy những tượngmới; có hết thảy 436 tượng Phật, mỗi tượng có những nét khác nhau. Rồithấy như vậy là chưa đủ, người Java còn đục trong vách đá của bảy từng, hếtthảy được năm cây số hình chạm nổi ghi lại đời Phật Tổ, từ khi Ngài sanhđến khi Ngài đắc đạo, nét đục rất tinh vi, khắp châu Á không nơi nào đẹpbằng. Ngôi chùa đó và các ngôi đền Bà La Môn ở Prambanam cũng gần đó,đánh dấu sự tiến bộ tột đỉnh của môn kiến trúc Java, sau đó bắt đầu ngaythời kì suy vi. Trong một thời gian, Java là một hải quốc hùng cường, sốngtrong cảnh giàu có, xa hoa, có cả một thi phái nữa. Nhưng năm 1479, ngườiHồi chiếm cảnh thiên đường ở miền nhiệt đới đó, và Java không còn sảnxuất được một công trình nghệ thuật nào cả. Năm 1595, người Hoà Lan ghévào bờ biển họ, và trong thế kỉ sau, bọn xâm lăng đó lần lần chiếm hết tỉnhnày tới tỉnh khác, rồi thống trị được toàn đảo.*Chỉ có mỗi một đền Ấn là vĩ đại hơn chùa Borobudur mà đền đó cũng ở xaẤn Độ, bị rừng rậm bao phủ, che lấp trong mấy thế kỉ. Năm 1858, một nhàthám hiểm Pháp ngược thung lũng sông Cửu Long, bỗng thấy lấp ló sau đámcây trong một khu rừng, một ngôi đền vĩ đại, uy nghi lạ lùng, bị cây cối vàdây leo che phủ hết; y như một ảo ảnh thần kì vậy. Cũng ngày hôm đó, ôngta tìm thấy được nhiều ngôi đền nữa, có ngôi đã bị rễ cây len lõi vô, làm chocác phiến đá rời ra, đổ xuống; ông ta có cảm tưởng tới đúng lúc để nhìn cáicảnh sức mạnh man rợ của thiên nhiên thắng công trình của loài người. Phảiđợi sau có nhiều du khách khác xác nhận, người ta mới tin lời của nhà thámhiểm Henri Mouhot đó; kế đó, có nhiều phái đoàn khoa học lại xem xét cácđền đài hẻo lánh giữa rừng, rồi trường Viễn Đông của Pháp trụ sở ở Hà Nộibắt đầu nghiên cứu cổ tích đó một cách có hệ thống. Bây giờ đền AngkorWat được coi là một kì quan trên thế giới[5].Đầu kỉ nguyên, miền của bán đảo Đông Dương mà ngày nay người ta gọi làCao Miên, gồm những thổ dân Khambuja (hoặc Khmer), gốc gác phần lớn làTrung Hoa, phần nhỏ là Tây Tạng. Khi Chu Đạt Quan (Tcheou-Ta-Kouan),sứ thần Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) lại kinh đô Khmer, tức Angkor Thom,thì thấy chính quyền xứ đó vững vàng, dân chúng sung túc nhờ siêng năngvà nhờ trồng lúa.Ông ta kể rằng vua Khmer có năm bà hoàng hậu: “một bà chính cung và bốnbà ở bốn cung: đông tây nam bắc”, thêm bốn ngàn cung tần mĩ nữ nữa hầuhạ trong các công việc khác. Vàng bạc, châu báu rất nhiều; du thuyền qua lạitrên hồ; phố xá ở kinh đô đầy xe cộ, kiệu phủ rèm, voi cưỡi trang sức rực rỡ,dân số tới một triệu. Đền nào cũng có nhà thương đủ y sĩ và nữ y tá.Mặc dầu dân gốc Trung Hoa mà văn minh lại gốc Ấn Độ. Mới đầu họ thờrắn thần Nag ...

Tài liệu được xem nhiều: