Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.33 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC TRIẾT GIA I. BUỔI ĐẦU 1. Các lời phê phán về dân tộc Trung Hoa Sự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là công của thế kỉ XVIII, “thế kỉ ánh sáng”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC TRIẾT GIA I. BUỔI ĐẦU1. Các lời phê phán về dân tộc Trung HoaSự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là công của thế kỉ XVIII, “thế kỉ ánhsáng”. Diderot viết về người Trung Hoa như sau: “Mọi người đều công nhậnrằng dân tộc ấy văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở châu Á: lịch sử họcổ hơn, tinh thần, nghệ thuật tiến bộ hơn, họ minh triết hơn, thích triết lí,chính trị của họ hoàn hảo hơn; và vài tác giả còn bảo rằng về tất cả cácphương diện ấy, họ không kém các xứ văn minh nhất châu Âu”[1]. VàVoltaire cũng bảo: “Chúng ta nhận thấy rằng quốc gia ấy tồn tại một cáchrực rỡ từ trên bốn ngàn năm rồi mà luật pháp, phong tục, ngôn ngữ, cách ănmặc vẫn không thay đổi bao nhiêu…[2] Người Trung Hoa hơn hẳn các dântộc khác trong hoàn vũ”. Khi người ta biết kĩ Trung Hoa hơn thì lòng hâmmộ ấy vẫn không giảm, và một số nhà quan sát hiện đại còn tỏ vẻ cảm phục,tôn kính dân tộc đó nữa. Trong một cuốn vào hạng bổ ích nhất, gợi ý nhấtcủa thời đại chúng ta, Keyserling kết luận rằng:Chính ở Trung Hoa thời thượng cổ người ta đã tạo ra được cái mẫu mựcnhân loại thông thường hoàn toàn nhất… Trung Quốc đã tạo được một nềnvăn hóa cao nhất từ trước tới nay… Tôi càng ngày càng ngạc nhiên, cảmkích về sự cao quí của Trung Quốc. Những danh nhân xứ đó có kiến thức,giáo dục hơn danh nhân của chúng ta nhiều… Những ông quan đó[3] có tưcách thật cao, khiến chúng ta phải phục… Giới trí thức Trung Hoa thật làcực kì nhã nhặn, lễ độ!... Không còn nghi ngờ gì nữa, họ hơn hết thảy cácdân tộc khác về hình thức, lễ nghi… Người Trung Hoa có lẽ là người thâmtrầm nhất[4].Người Trung Hoa không muốn từ chối những lời khen tặng ấy và cho tớiđầu thế kỉ hiện tại họ vẫn đồng thanh gọi người Âu Mỹ là dã man, chắc hiệnnay một số vẫn còn giữ ý kiến ấy. Tới năm 1860, trong các công văn, ngườiTrung Hoa vẫn còn dùng chữ “di” (mọi rợ) để trỏ ngoại nhân, và các “Tâydi” (rợ phương Tây) phải ghi rõ trong các hoà ước kí năm ấy rằng TrungHoa phải bỏ lối dịch “ngoại nhân” ra “di” đi[5].Như hầu hết các dân tộc khác, “người Trung Hoa tự cho mình là dân tộcthuần phong mỹ tục nhất, văn minh nhất thế giới”. Có lẽ họ có lý, mặc dầutính cách lạc hậu của khoa học, cùng các thói tệ trong kĩ nghệ của họ, mặcdầu các thị trấn của họ hôi hám, đồng ruộng đầy rác rưởi, mặc dầu lụt tànphá đất đai, gây những vụ đói kém, mặc dầu họ tàn ác, thản nhiên tới vôtình, sống cực khổ, tin dị đoan, sanh sản nhiều, nội loạn lắm, đôi khi tàn sátlẫn nhau, mà lại hèn nhát, nhục nhã. Vì người ngoại quốc chỉ thấy bề ngoàiđó thôi, biết đâu rằng phía sau là một trong những nền văn minh cổ nhất,phong phú phất mà chúng ta được biết, là những truyền thống thi ca đã có từ1.700 năm trước T.L., những triết thuyết có tính cách vừa lí tưởng vừa thựctế, thâm thuý mà lại dễ hiểu; là cái tài sản vô song trong nghệ thuật hoạ vàđồ gốm; cái ý thức toàn mĩ trong các tiểu nghệ thuật mà chỉ có người Nhậtmới sánh được, là một nền luân lí hiệu nghiệm nhất thế giới từ trước tới nay,một tổ chức xã hội bền vững nhất kết hợp được một số dân đông nhất chưatừng thấy trong lịch sử, một chính thể mà các triết gia cho là lí tưởng, cho tớikhi bị cách mạng lật đổ; một xã hội đã văn minh rồi khi mà người Hy Lạpcòn dã man, xã hội đó đã thấy thời thịnh rồi suy của Babylonie, Assyrie, BaTư, Judée, Athène và Rome, Venice và Y Pha Nho, và chưa biết chừng nó sẽcòn tồn tại khi mà cái bán đảo nhỏ mà chúng ta gọi là châu Âu kia trở vềtrạng thái dã man, ngu độn, tối tăm. Vậy đâu là bí quyết của sự bất biến vềchính thể, sự khéo léo về tay chân và sự quân bình, thâm thuý về tâm hồnđó?2. Trung HoaĐất đai – Nòi giống – Thời tiền sửNếu chúng ta coi Nga là một cường quốc Á châu – cho tới thời Đại đế Pierre[1672-1725], nó như vậy thật, và sau này nó có thể lại thành như vậy – nếubỏ Nga ra thì châu Âu chỉ còn là một hải giác nhô ra của châu Á, là tiền đồnkĩ nghệ của một nội địa trồng trọt mênh mông, là cái vòi của một lục địakhổng lồ. Trung Quốc lớn và đông dân bằng châu Âu, chiếm ưu thế trên lụcđịa ấy. Suốt một thời gian lớn nhất trong lịch sử của nó, Trung Quốc sống côlập: một bên là biển cả, một bên là những dãy núi rất cao và một sa mạc vàobực rộng nhất thế giới; nhờ vậy nó được an toàn, ổn định, thành một xứkhông có gì thay đổi. Cho nên người Trung Quốc không gọi nước họ là Tần(Chine) mà gọi là “Thiên hạ”, hoặc “Tứ hải” hoặc “Trung Quốc”, nước ởgiữa; hoặc “Trung Hoa quốc”, nước tươi tốt, nở hoa[6], và từ hồi cách mạngTân Hợi, thì gọi là Trung Hoa dân quốc. Hoa thì rất nhiều mà cảnh thì cũngđủ loại: núi non hiểm trở, sông nước mênh mông, ghềnh thác ào ào, ải đạothăm thẳm, nắng sương hoà hợp với nhau để tô điểm thiên nhiên. Miền Namphì nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC TRIẾT GIA I. BUỔI ĐẦU1. Các lời phê phán về dân tộc Trung HoaSự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là công của thế kỉ XVIII, “thế kỉ ánhsáng”. Diderot viết về người Trung Hoa như sau: “Mọi người đều công nhậnrằng dân tộc ấy văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở châu Á: lịch sử họcổ hơn, tinh thần, nghệ thuật tiến bộ hơn, họ minh triết hơn, thích triết lí,chính trị của họ hoàn hảo hơn; và vài tác giả còn bảo rằng về tất cả cácphương diện ấy, họ không kém các xứ văn minh nhất châu Âu”[1]. VàVoltaire cũng bảo: “Chúng ta nhận thấy rằng quốc gia ấy tồn tại một cáchrực rỡ từ trên bốn ngàn năm rồi mà luật pháp, phong tục, ngôn ngữ, cách ănmặc vẫn không thay đổi bao nhiêu…[2] Người Trung Hoa hơn hẳn các dântộc khác trong hoàn vũ”. Khi người ta biết kĩ Trung Hoa hơn thì lòng hâmmộ ấy vẫn không giảm, và một số nhà quan sát hiện đại còn tỏ vẻ cảm phục,tôn kính dân tộc đó nữa. Trong một cuốn vào hạng bổ ích nhất, gợi ý nhấtcủa thời đại chúng ta, Keyserling kết luận rằng:Chính ở Trung Hoa thời thượng cổ người ta đã tạo ra được cái mẫu mựcnhân loại thông thường hoàn toàn nhất… Trung Quốc đã tạo được một nềnvăn hóa cao nhất từ trước tới nay… Tôi càng ngày càng ngạc nhiên, cảmkích về sự cao quí của Trung Quốc. Những danh nhân xứ đó có kiến thức,giáo dục hơn danh nhân của chúng ta nhiều… Những ông quan đó[3] có tưcách thật cao, khiến chúng ta phải phục… Giới trí thức Trung Hoa thật làcực kì nhã nhặn, lễ độ!... Không còn nghi ngờ gì nữa, họ hơn hết thảy cácdân tộc khác về hình thức, lễ nghi… Người Trung Hoa có lẽ là người thâmtrầm nhất[4].Người Trung Hoa không muốn từ chối những lời khen tặng ấy và cho tớiđầu thế kỉ hiện tại họ vẫn đồng thanh gọi người Âu Mỹ là dã man, chắc hiệnnay một số vẫn còn giữ ý kiến ấy. Tới năm 1860, trong các công văn, ngườiTrung Hoa vẫn còn dùng chữ “di” (mọi rợ) để trỏ ngoại nhân, và các “Tâydi” (rợ phương Tây) phải ghi rõ trong các hoà ước kí năm ấy rằng TrungHoa phải bỏ lối dịch “ngoại nhân” ra “di” đi[5].Như hầu hết các dân tộc khác, “người Trung Hoa tự cho mình là dân tộcthuần phong mỹ tục nhất, văn minh nhất thế giới”. Có lẽ họ có lý, mặc dầutính cách lạc hậu của khoa học, cùng các thói tệ trong kĩ nghệ của họ, mặcdầu các thị trấn của họ hôi hám, đồng ruộng đầy rác rưởi, mặc dầu lụt tànphá đất đai, gây những vụ đói kém, mặc dầu họ tàn ác, thản nhiên tới vôtình, sống cực khổ, tin dị đoan, sanh sản nhiều, nội loạn lắm, đôi khi tàn sátlẫn nhau, mà lại hèn nhát, nhục nhã. Vì người ngoại quốc chỉ thấy bề ngoàiđó thôi, biết đâu rằng phía sau là một trong những nền văn minh cổ nhất,phong phú phất mà chúng ta được biết, là những truyền thống thi ca đã có từ1.700 năm trước T.L., những triết thuyết có tính cách vừa lí tưởng vừa thựctế, thâm thuý mà lại dễ hiểu; là cái tài sản vô song trong nghệ thuật hoạ vàđồ gốm; cái ý thức toàn mĩ trong các tiểu nghệ thuật mà chỉ có người Nhậtmới sánh được, là một nền luân lí hiệu nghiệm nhất thế giới từ trước tới nay,một tổ chức xã hội bền vững nhất kết hợp được một số dân đông nhất chưatừng thấy trong lịch sử, một chính thể mà các triết gia cho là lí tưởng, cho tớikhi bị cách mạng lật đổ; một xã hội đã văn minh rồi khi mà người Hy Lạpcòn dã man, xã hội đó đã thấy thời thịnh rồi suy của Babylonie, Assyrie, BaTư, Judée, Athène và Rome, Venice và Y Pha Nho, và chưa biết chừng nó sẽcòn tồn tại khi mà cái bán đảo nhỏ mà chúng ta gọi là châu Âu kia trở vềtrạng thái dã man, ngu độn, tối tăm. Vậy đâu là bí quyết của sự bất biến vềchính thể, sự khéo léo về tay chân và sự quân bình, thâm thuý về tâm hồnđó?2. Trung HoaĐất đai – Nòi giống – Thời tiền sửNếu chúng ta coi Nga là một cường quốc Á châu – cho tới thời Đại đế Pierre[1672-1725], nó như vậy thật, và sau này nó có thể lại thành như vậy – nếubỏ Nga ra thì châu Âu chỉ còn là một hải giác nhô ra của châu Á, là tiền đồnkĩ nghệ của một nội địa trồng trọt mênh mông, là cái vòi của một lục địakhổng lồ. Trung Quốc lớn và đông dân bằng châu Âu, chiếm ưu thế trên lụcđịa ấy. Suốt một thời gian lớn nhất trong lịch sử của nó, Trung Quốc sống côlập: một bên là biển cả, một bên là những dãy núi rất cao và một sa mạc vàobực rộng nhất thế giới; nhờ vậy nó được an toàn, ổn định, thành một xứkhông có gì thay đổi. Cho nên người Trung Quốc không gọi nước họ là Tần(Chine) mà gọi là “Thiên hạ”, hoặc “Tứ hải” hoặc “Trung Quốc”, nước ởgiữa; hoặc “Trung Hoa quốc”, nước tươi tốt, nở hoa[6], và từ hồi cách mạngTân Hợi, thì gọi là Trung Hoa dân quốc. Hoa thì rất nhiều mà cảnh thì cũngđủ loại: núi non hiểm trở, sông nước mênh mông, ghềnh thác ào ào, ải đạothăm thẳm, nắng sương hoà hợp với nhau để tô điểm thiên nhiên. Miền Namphì nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử thế giới Tài liệu lịch sử thế giới Kiến thức về lịch sử thế giới Học lịch sử thế giới Lịch sử văn minh trung hoa Tài liệu lịch sử văn minh trung hoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 37 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 36 0 0 -
250 trang 32 1 0
-
27 trang 32 0 0
-
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 26 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 26 1 0 -
255 trang 26 1 0
-
274 trang 26 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 26 0 0