Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I (tiếp theo)
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 349.07 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I (2) 4. Buổi đầu văn minh Trung Hoa Thời phong kiến – Một vị sư biểu – Tục lệ và pháp luật chống đối nhau – Văn hoá và sự hỗn loạn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I (2)4. Buổi đầu văn minh Trung HoaThời phong kiến – Một vị sư biểu – Tục lệ và pháp luật chống đối nhau –Văn hoá và sự hỗn loạn – Các bài thơ tình trong Kinh ThiCác tiểu quốc thời phong kiến ấy trong gần một ngàn năm tạo cho TrungHoa được một tổ chức chính trị đặc biệt. Chúng không phải do nhà Chu nhấtđán thành lập nên, mà lần lần thành hình từ lâu đời. Mới đầu trong nhữngcộng đồng canh tác thời sơ khai, có kẻ yếu người mạnh, một mặt kẻ mạnhmuốn nuốt lần kẻ yếu, mặt khác các bộ lạc phải họp nhau lại dưới sự chỉ huycủa một thủ lãnh, để bảo vệ đồng ruộng, khỏi bị các rợ xung quanh xâmchiếm. Có thời người ta đếm được một ngàn bảy trăm “nước nhỏ” như vậy,mỗi nước gồm một vòng thành chung quanh có đất trồng trọt, phía ngoài làmột vòng làng xóm có hào luỹ. Lần lần những nước nhỏ gom lại, còn nămmươi lăm nước chư hầu chiếm khu vực mà ngày nay là tỉnh Hà Nam và cácmiền lân cận thuộc các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông. Hai nước chưhầu mạnh nhất là Tề tạo được một chính thể đặc biệt cho Trung Hoa – vàTần sau này chiếm tất cả các nước chư hầu khác, thống nhất Trung Hoa, dođó mà Trung Hoa được phương Tây biết và gọi là nước Tần (Chine,China)[1].Nhà tổ chức đại tài của Tề là Quản Trọng, tướng quốc của Tề Hoàn Công.Mới đầu ông theo công tử Củ, anh hay em của Hoàn Công. Hai anh em tranhngôi nhau, trong một trận đánh, Quản Trọng suýt giết chết Hoàn Công.Nhưng sau Hoàn Công thắng, bắt được Quản Trọng [tha tội cho], và phonglàm Tướng quốc. Quản Trọng thay đổi cách chế tạo khí giới và dụng cụ,không dùng đồng đỏ mà dùng sắt[2] rồi ban lệnh chỉ quốc gia mới được khaithác các mỏ sắt và làm muối [Tề ở giáp biển, nên có muối], nhờ vậy mànước Tề mạnh lên. Ông ta lại đánh thuế cá, muối, tiền bạc, “để có tiền giúpngười nghèo và thưởng những người có tài, có công”. Trong thời gian cầmquyền khá dài của ông, Tề thành một nước thịnh trị, tiền tệ vững vàng, vănhóa phát triển. Khổng tử ít khi khen các chính trị gia[3], mà phải khen QuảnTrọng: “Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Khôngcó Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và cài áo bên tả [như người mọi rợrồi][4].Chính triều đình các nước đó đặt ra những thói lễ độ phong nhã đặc biệt củahạng trí thức Trung Hoa, lần lần thành một thứ điển chương, về tục lệ, lễnghi, danh dự rất nghiêm nhặt có thể thay thế được tôn giáo trong giớithượng lưu. Đồng thời họ lại lập cơ sở cho luật pháp và từ đó tục lệ trongdân chúng và luật lệ của triều đình bắt đầu xung đột nhau.Nước Trịnh và nước Tần (535 và 512 tr. T.L) ban bố những bộ luật [thời đógọi là hình thư] làm cho dân chúng bất bình, trù rằng quỉ thần sẽ trừng trịchính sách tàn bạo đó; và sự thực kinh đô nước Trịnh bị một hoả hoạn thiêuhuỷ gần hết. Những bộ luật ấy có lợi cho bọn quí tộc, không bắt họ phải chịuhình phạt, nếu họ biết tự xử lấy; chẳng hạn nếu họ giết người thì họ cóquyền được tự sát[5], đại khái cũng như hạng Samourai (quí phái) của NhậtBản sau này. Nhưng dân chúng bảo mình cũng có thể tự xử được, và ước aođược một vị bênh vực cho họ, để họ khỏi chịu sự bất công ấy. Sau cùngngười ta tìm ra giải pháp dung hoà, chỉ áp dụng luật pháp trong những việcquan trọng, liên quan tới quốc gia, còn trong những việc nhỏ giữa cá nhânvới nhau thì cứ theo tục lệ.Quốc gia được tổ chức lần lần và người ta cũng lần lần tìm ra được nhữngthể thức cho nó mà ghi lại trong bộ Chu Lễ, tương truyền là của Chu Công,chú và phụ chính của Thành Vương, ông vua thứ nhì đời Chu. Bộ ấy thấmnhuần tư tưởng Khổng tử, và Mạnh tử cho nên có lẽ được soạn vào cuối chứkhông phải đầu đời Chu, nó chi phối chính thể của Trung Hoa suốt hai ngànnăm. Chính thể này gồm một vị “Thiên tử” thay Trời trị dân, uy quyền đốivới dân do lòng đạo đức và lòng kính Trời mà có; một giới quí tộc giữnhững chức vụ quan trọng trong nước, mà chỉ có một là thế tập, dưới nữa làdân chúng chỉ lo cày ruộng chia thành nhiều gia đình phụ quyền, có quyềncông dân nhưng không được dự vào việc nước; sau cùng một nội các gồmsáu bộ[6] trông nom về: lo cho trai gái sớm có vợ chồng, về lễ, về chiếntranh, về tư pháp, về các công tác [tức bộ công chính ngày nay]. Thật là mộtbộ luật gần như lí tưởng, chắc chắn do một triết gia vô danh, không có mộtquyền hành nào đó tạo nên, chứ không do những suy tư của hạng người cầmquyền.Nhưng hiến pháp hoàn toàn tới mấy cũng không bao giờ diệt được hết cáixấu, cái ác được, nên đọc lịch sử thời phong kiến Trung Hoa chúng ta thấynhiều ác tập lộng quyền và cứ lâu lâu lại phải cải cách. Bọn quí tộc cànggiàu có thì càng hoá ra truỵ lạc, xa xỉ, cuồng bạo; mới đầu là triều đình cácvua chư hầu rồi sau tới cả kinh độ Lạc Dương của thiên tử nữa, đầy bọnnhạc sĩ, thích khách, kĩ nữ và triết gia. Không bao giờ dân chúng yên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I (2)4. Buổi đầu văn minh Trung HoaThời phong kiến – Một vị sư biểu – Tục lệ và pháp luật chống đối nhau –Văn hoá và sự hỗn loạn – Các bài thơ tình trong Kinh ThiCác tiểu quốc thời phong kiến ấy trong gần một ngàn năm tạo cho TrungHoa được một tổ chức chính trị đặc biệt. Chúng không phải do nhà Chu nhấtđán thành lập nên, mà lần lần thành hình từ lâu đời. Mới đầu trong nhữngcộng đồng canh tác thời sơ khai, có kẻ yếu người mạnh, một mặt kẻ mạnhmuốn nuốt lần kẻ yếu, mặt khác các bộ lạc phải họp nhau lại dưới sự chỉ huycủa một thủ lãnh, để bảo vệ đồng ruộng, khỏi bị các rợ xung quanh xâmchiếm. Có thời người ta đếm được một ngàn bảy trăm “nước nhỏ” như vậy,mỗi nước gồm một vòng thành chung quanh có đất trồng trọt, phía ngoài làmột vòng làng xóm có hào luỹ. Lần lần những nước nhỏ gom lại, còn nămmươi lăm nước chư hầu chiếm khu vực mà ngày nay là tỉnh Hà Nam và cácmiền lân cận thuộc các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông. Hai nước chưhầu mạnh nhất là Tề tạo được một chính thể đặc biệt cho Trung Hoa – vàTần sau này chiếm tất cả các nước chư hầu khác, thống nhất Trung Hoa, dođó mà Trung Hoa được phương Tây biết và gọi là nước Tần (Chine,China)[1].Nhà tổ chức đại tài của Tề là Quản Trọng, tướng quốc của Tề Hoàn Công.Mới đầu ông theo công tử Củ, anh hay em của Hoàn Công. Hai anh em tranhngôi nhau, trong một trận đánh, Quản Trọng suýt giết chết Hoàn Công.Nhưng sau Hoàn Công thắng, bắt được Quản Trọng [tha tội cho], và phonglàm Tướng quốc. Quản Trọng thay đổi cách chế tạo khí giới và dụng cụ,không dùng đồng đỏ mà dùng sắt[2] rồi ban lệnh chỉ quốc gia mới được khaithác các mỏ sắt và làm muối [Tề ở giáp biển, nên có muối], nhờ vậy mànước Tề mạnh lên. Ông ta lại đánh thuế cá, muối, tiền bạc, “để có tiền giúpngười nghèo và thưởng những người có tài, có công”. Trong thời gian cầmquyền khá dài của ông, Tề thành một nước thịnh trị, tiền tệ vững vàng, vănhóa phát triển. Khổng tử ít khi khen các chính trị gia[3], mà phải khen QuảnTrọng: “Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Khôngcó Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và cài áo bên tả [như người mọi rợrồi][4].Chính triều đình các nước đó đặt ra những thói lễ độ phong nhã đặc biệt củahạng trí thức Trung Hoa, lần lần thành một thứ điển chương, về tục lệ, lễnghi, danh dự rất nghiêm nhặt có thể thay thế được tôn giáo trong giớithượng lưu. Đồng thời họ lại lập cơ sở cho luật pháp và từ đó tục lệ trongdân chúng và luật lệ của triều đình bắt đầu xung đột nhau.Nước Trịnh và nước Tần (535 và 512 tr. T.L) ban bố những bộ luật [thời đógọi là hình thư] làm cho dân chúng bất bình, trù rằng quỉ thần sẽ trừng trịchính sách tàn bạo đó; và sự thực kinh đô nước Trịnh bị một hoả hoạn thiêuhuỷ gần hết. Những bộ luật ấy có lợi cho bọn quí tộc, không bắt họ phải chịuhình phạt, nếu họ biết tự xử lấy; chẳng hạn nếu họ giết người thì họ cóquyền được tự sát[5], đại khái cũng như hạng Samourai (quí phái) của NhậtBản sau này. Nhưng dân chúng bảo mình cũng có thể tự xử được, và ước aođược một vị bênh vực cho họ, để họ khỏi chịu sự bất công ấy. Sau cùngngười ta tìm ra giải pháp dung hoà, chỉ áp dụng luật pháp trong những việcquan trọng, liên quan tới quốc gia, còn trong những việc nhỏ giữa cá nhânvới nhau thì cứ theo tục lệ.Quốc gia được tổ chức lần lần và người ta cũng lần lần tìm ra được nhữngthể thức cho nó mà ghi lại trong bộ Chu Lễ, tương truyền là của Chu Công,chú và phụ chính của Thành Vương, ông vua thứ nhì đời Chu. Bộ ấy thấmnhuần tư tưởng Khổng tử, và Mạnh tử cho nên có lẽ được soạn vào cuối chứkhông phải đầu đời Chu, nó chi phối chính thể của Trung Hoa suốt hai ngànnăm. Chính thể này gồm một vị “Thiên tử” thay Trời trị dân, uy quyền đốivới dân do lòng đạo đức và lòng kính Trời mà có; một giới quí tộc giữnhững chức vụ quan trọng trong nước, mà chỉ có một là thế tập, dưới nữa làdân chúng chỉ lo cày ruộng chia thành nhiều gia đình phụ quyền, có quyềncông dân nhưng không được dự vào việc nước; sau cùng một nội các gồmsáu bộ[6] trông nom về: lo cho trai gái sớm có vợ chồng, về lễ, về chiếntranh, về tư pháp, về các công tác [tức bộ công chính ngày nay]. Thật là mộtbộ luật gần như lí tưởng, chắc chắn do một triết gia vô danh, không có mộtquyền hành nào đó tạo nên, chứ không do những suy tư của hạng người cầmquyền.Nhưng hiến pháp hoàn toàn tới mấy cũng không bao giờ diệt được hết cáixấu, cái ác được, nên đọc lịch sử thời phong kiến Trung Hoa chúng ta thấynhiều ác tập lộng quyền và cứ lâu lâu lại phải cải cách. Bọn quí tộc cànggiàu có thì càng hoá ra truỵ lạc, xa xỉ, cuồng bạo; mới đầu là triều đình cácvua chư hầu rồi sau tới cả kinh độ Lạc Dương của thiên tử nữa, đầy bọnnhạc sĩ, thích khách, kĩ nữ và triết gia. Không bao giờ dân chúng yên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử thế giới Tài liệu lịch sử thế giới Kiến thức về lịch sử thế giới Học lịch sử thế giới Lịch sử văn minh trung hoa Tài liệu lịch sử văn minh trung hoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 37 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 36 0 0 -
250 trang 32 1 0
-
27 trang 32 0 0
-
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 26 0 0 -
255 trang 26 1 0
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 26 1 0 -
274 trang 26 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 26 0 0