Danh mục

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương II

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.92 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG II - KHỔNG TỬ 1. Một bậc hiền triết đi kiếm một nước để phục vụ Lúc sanh và tuổi thơ – Cưới vợ rồi li dị - Môn sinh và cách dạy – Hình dáng và đức độ - Một người đàn bà và con cọp – Thế nào là chính quyền tốt
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương II Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG II - KHỔNG TỬ1. Một bậc hiền triết đi kiếm một nước để phục vụLúc sanh và tuổi thơ – Cưới vợ rồi li dị - Môn sinh và cách dạy – Hình dángvà đức độ - Một người đàn bà và con cọp – Thế nào là chính quyền tốt –Khổng tử cầm quyền – Những năm chu du thiên hạ - Những niềm an ủi khivề giàKhổng Khâu, mà môn sinh gọi là Khổng phu tử, sanh năm 551 tr. T.L. ởhuyện Khúc Phụ, thời đó ở trong nước Lỗ, bây giờ thuộc tỉnh Sơn Đông.Truyền thuyết Trung Hoa cho biết thân mẫu ông nằm mê thấy gì[1] trướckhi sanh ra ông trong một cái hang, có rồng chầu ra sao, các nàng tiên làmcho không khí ngào ngạt hương thơm ra sao[2], những truyện đó ta không cócách nào bác bỏ được. Người ta bảo lưng ông như lưng rồng, môi như môibò [?], miệng rộng như biển. Giòng họ ông lâu đời nhất Trung Hoa, vì tổtiên ông là Hoàng Đế, và họ Khổng còn truyền lại bất tuyệt cho đến ngàynay. Cách đây một thế kỉ hậu duệ của ông, phái nam, không kể phái nữ đượcmười một ngàn người; quê hương ông ngày nay đa số gồm những người họKhổng, mà thời xưa Khổng tử chỉ có một người con trai [tức Khổng Lí]; mộtngười họ Khổng [Khổng Tường Hi][3] làm bộ trưởng tài chánh dưới thờiTưởng Giới Thạch ở Nam Kinh.Khi Khổng tử ra đời thì thân phụ đã bảy mươi tuổi; ba tuổi ông mồ côi cha.Lớn lên, ngoài những giờ học, ông phải giúp mẹ, và có lẽ ngay từ hồi nhỏ,ông đã có cái vẻ nghiêm trang mà ông giữ được suốt đời. Mặc dầu vậy ôngvẫn có thì giờ học môn bắn cung và âm nhạc; ông mê nhạc tới nỗi sau nàycó lần [ở Tề] nghe nhạc [thiều] thích quá, suốt ba tháng không ăn thịt [Luậnngữ - Thuật nhi -13]. Nietzche cho rằng triết gia không nên có vợ; Khổng tửmới đầu không nghĩ vậy, cho nên mười chín tuổi lập gia đình, nhưng haimươi ba tuổi li dị, và hình như sau đó không tục huyền.Ông bắt đầu dạy học hồi hai mươi hai tuổi, dùng ngay nhà ông làm trườnghọc, cha mẹ học trò muốn tặng lễ vật ít nhiều gì cũng được. Ông dạy về bamôn chính: sử, thơ và những qui tắc về chính sách (?)[4]. Ông thường bảo:“Tư cách người ta phát ra nhờ “thi”, ý chí vững vàng nhờ “lễ”, đức hạnhthành tựu được nhờ “nhạc”. Cũng như Socrate, ông dạy bằng lời chứ khôngbằng sách và chúng ta chỉ được biết học thuyết của ông nhờ môn đệ của ôngchép lại. Ông nêu một gương quí cho các triết gia – nhưng ít người theođược – là không bao giờ chỉ trích các nhà tư tưởng khác, không mất thì giờvào việc tranh biện[5]. Ông không dạy môn lí luận, nhưng ông mài giũa trítuệ của môn sinh bằng cách ôn tồn chỉ cho họ sự suy luận lầm lẫn ở đâu vàluôn luôn phải có tinh thần mẫn nhuệ. “Người nào chẳng tự hỏi: mình phảilàm [cái này] ra sao? Mình phải làm [cái đó] ra sao? thì ta cũng chẳng cócách nào chỉ bảo cho được [Luận ngữ - Vệ Linh Công – 51]. Kẻ nào khônghăng hái muốn hiểu thì ta không thể giúp họ hiểu được, kẻ nào không dám tỏý kiến thì ta không thể giúp cho phát biểu ý kiến được. Ta vén cho một gócmà chẳng chịu tìm ba góc kia thì ta không giảng thêm cho nữa” [Luận ngữ -Thuật nhi – 8]. Ông tin chắc rằng chỉ bậc đại ngu thì học mới không ích lợigì, còn những người khác học thì thế nào trí tuệ và tư cách cũng được cảithiện. “Không có người nào học ba năm mà không thấy khá hơn”[6].Mới đầu ông có ít học trò, nhưng chẳng bao lâu người ta thấy ông đức cao,học rộng, nên về cuối đời, ông có thể tự hào rằng có tới ba ngàn môn sinhnhờ ông dạy dỗ mà thành tài, có địa vị rực rỡ trong xã hội. Một số môn sinh– có thời được tới bảy chục[7] – sống với ông như các môn sinh Ấn Độ sốngvới guru (tôn sư), quí mến ông lắm, ngăn cản ông khi ông muốn làm cái gìcó hại cho ông, và phản đối dữ dội khi có ai nói xấu ông. Mặc dầu rấtnghiêm với môn sinh, ông cũng yêu vài người còn hơn con ông nữa; khi mộtmôn sinh, Nhan Hồi chết, ông khóc nức nở. Khi Lỗ Ai Công hỏi trong sốmôn sinh của ông có ai hiếu học, ông đáp: “Có Nhan Hồi hiếu học. Anh ấykhông giận lây, có lầm lỡ thì không tái phạm. Chẳng may anh ấy chết sớm,nay thì không còn ai nữa, tôi chưa nghe nói có ai hiếu học nữa” [Luận ngữ -Ung dã – 2]. Lần khác Khổng tử bảo: “Anh Hồi không giúp cho ta được gìcả [nghĩa là không giúp ta suy nghĩ, tìm hiểu thêm]. Vì[8] chẳng có điều gìta giảng mà anh ấy không vui lòng [nghĩa là hiểu ngay, làm theo ngay][Luận ngữ - Tiên tiến – 3]. Kẻ nào làm biếng thì trốn ông vì ông khôngkhoan hồng với họ, có lần ông đánh một tên biếng nhác, mắng cho tàn nhẫnrồi đuổi đi. “Kẻ nào cả ngày chỉ ăn no rồi ở không, chẳng dụng tâm làm việcgì thì khó mà sửa đổi được lắm” [Luận ngữ - Dương Hoá – 21]. Một lần ôngmắng Nguyên Nhưỡng, một người quen cũ: “Hồi nhỏ không biết kính trọngbậc huynh trưởng, lớn lên chẳng làm được việc gì đáng khen, già rồi màkhông chết đi, như vậy sống chỉ là phá hại thôi” [Luận ngữ - Hiến vấn – 46].Được thấy ông đứng trong lớp đương dạy học hoặc vừa đi ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều: