Danh mục

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương III (tiếp theo)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.36 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuân tử, nhà thực tế Tính ác – Sự cần thiết của luật pháp Triết lí của Mạnh tử có nhược điểm và các nhà đồng thời với ông hoan hỉ đánh vào chỗ yếu đó. Tính con người có thực là thiện không, có thực là vì chế độ xấu xa nên con người mới làm điều ác không, …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương III (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III (2)4. Tuân tử, nhà thực tếTính ác – Sự cần thiết của luật phápTriết lí của Mạnh tử có nhược điểm và các nhà đồng thời với ông hoan hỉđánh vào chỗ yếu đó. Tính con người có thực là thiện không, có thực là vìchế độ xấu xa nên con người mới làm điều ác không, hay trái lại chính vìtính con người vốn ác nên xã hội mới xấu xa? Có lẽ lần này là lần đầu sựxung đột dữ dội từ thời nào tới giờ giữa hai phái canh tân và thủ cựu mớiđược nêu ra một cách minh bạch như vậy. Sự phát triển giáo dục có làm chotội ác bớt đi, đạo đức tăng lên không, và có giúp cho nhà cầm quyền dắt dẫncon người tới cảnh cực lạc ảo tưởng, tới hoàng kim thời đại không? Bọnhiền triết có tư cách cầm quyền không, hay là trái lại áp dụng lí thuyết củahọ thì chỉ làm cho xã hội hỗn loạn thêm thôi, chứ không bớt đi như họtưởng?Người phản đối Mạnh tử, vừa cương quyết vừa tài giỏi nhất là một côngchức [quan lệnh ở Lan Lăng, nước Sở], tên là Tuân Huống, tự là Khanh,sanh ở nước Triệu, mất vào khoảng 235 trước T.L., hồi bảy chục tuổi. Mạnhtử cho rằng mọi người sinh ra vốn tính thiện, Tuân tử trái lại bảo họ vốn tínhác; ngay như vua Nghiêu, vua Thuấn sanh ra cũng có những bản năng xấuxa.Trong cuốn Tuân tử, chúng ta thấy giọng ông không khác gì giọng củaHobbes sau này:Tính con người vốn ác, cái gì thiện là do con người đặt ra[1]. Tính conngười sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhaumà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kị, thuận theo tính đó thì thành ratàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra có lòng muốn của tai mắt, cólòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễnghĩa, văn lí không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tínhcủa người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào quyền lợi của nhau, làm loạncái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy có phép để cải hoá (cáitính) đi, có lễ nghĩa để dắt dẫn nó, rồi sau mới có từ nhượng, hợp văn lí vàthành ra trị. [Tính ác].Đời xưa thánh nhân biết tính người là ác… cho nên khởi xướng ra lễ nghĩavà chế định ra pháp độ để uốn nắn cái tính của người ta mà chính lại đểnuôi hoá cái tính tình của người ta mà dắt dẫn, khiến cho theo cái trị, hợpvới cái đạo. [Tính ác].Tuân tử kết luận như Tourgueniev [một văn sĩ Nga ở thế kỉ XI] rằng thiênnhiên không phải là một đền thờ mà là một cái xưởng, nó cho ta nguyên liệurồi trí tuệ của ta phải chế tạo ra hết. Ông nghĩ rằng khéo dạy dỗ thì có thểlàm cho kẻ ác thành ông thánh. Và vì ông cũng là một thi sĩ nên đem tưtưởng của Francis Bacon[2] đặt thành vè[3]:Tôn trọng trời [thiên nhiên] mà mến trời thì sau bằng để cho vật súc tíchnhiều, ta tài chế nó mà dùng? Theo trời mà ngợi khen trời thì sao bằng tàichế cái mệnh trời mà dùng? Trong mong thời [tiết] mà đợi thời thì sao bằngứng thời mà điều khiển thời? Nhân những vật đã có sẵn mà mong cho nónhiều ra thì sao bằng dùng tài trí của mình mà biến hoá ra cho nhiều?[Thiên luận].4. Trang tử, nhà duy tâmTtở về thiên nhiên – Một xã hội không có chính quyền – Đạo trời – Giới hạncủa tri thức – Sự tiến hoá của loài người – Thợ đúc lớn (tức tạo hoá) – Ảnhhưởng triết học Trung Hoa tới châu ÂuKhó mà tả được cái ý trở về thiên nhiên, vì thời đó cũng như mọi thời khác,bao giờ cũng có những người bênh vực nó; và do một sự ngẫu nhiên lạ lùng,chính triết gia bênh vực nó thời Chiến Quốc cũng là nhà văn có tài nhấtđương thời.Trang tử yêu thiên nhiên như yêu một cô tình nhân duy nhất vào tuổi và lúcnào cũng sẵn sàng đón ông dù ông có lúc tình phụ nàng[4]; tác phẩm triết lícủa ông có cái giọng vừa lãng mạng nên thơ như Rousseau, vừa trào phúngcay độc như Voltaire (…) Trang tử vừa là một triết gia vừa là một văn hào.Ông sanh ở nước Tống, mới đầu làm một chức lại (quan nhỏ) ở Tất Viên.Ông cũng lại triều đình các vua chư hầu như Mạnh tử nhưng trong các tácphẩm của Mạnh và Trang lưu lại, không thấy người nào nhắc tới người kia;có lẽ họ quí nhau cũng như thói thường các người sống cùng thời vậy![Trang tử kém Mạnh tử khoảng mười tuổi].Sử chép ông hai lần từ chối những chức vụ quan trọng khi vua Nguỵ vời ônglàm tể tướng, ông đuổi sứ giả của nhà vua về mà giọng xẵng như giọng mộtvăn sĩ bị người ta quấy rầy trong lúc đang mơ mộng: “Dông đi, đừng làmbẩn mắt tôi nữa. Thà ta lết trong một cái rãnh đầy bùn và rác; còn hơn làchịu những lễ nghi bó buộc của triều đình”[5].Lần khác ông đương câu cá, hai vị đại phu nước Sở đem lễ vật mời ông ralàm quan. Chính ông kể lại[6] rằng ông cứ thản nhiên tiếp tục câu, khôngthèm quay đầu lại đáp: “Ta nghe nói vua Sở có một con rùa thần chết đã bangàn năm, vua quí nó lắm, cất nó ở trong miếu đường, trong một cái giỏ cóphủ tấm lụa. Con rùa ấy thích chết để cái mai được kính trọng ...

Tài liệu được xem nhiều: