Danh mục

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương IV

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV - DÂN TỘC VÀ QUỐC GIA I. TỪ ĐỜI NGUYÊN ĐẾN ĐỜI THANH 1. Marco Polo đi thăm Hốt Tất Liệt Những nhà du lịch khó tưởng tượng được – Những cuộc mạo hiểm ở Trung Hoa của một người thành Venise
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương IV Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV - DÂN TỘC VÀ QUỐC GIA I. TỪ ĐỜI NGUYÊN ĐẾN ĐỜI THANH1. Marco Polo đi thăm Hốt Tất LiệtNhững nhà du lịch khó tưởng tượng được – Những cuộc mạo hiểm ở TrungHoa của một người thành Venise – Thắng cảnh và sự thịnh vượng ở HàngChâu – Cung điện Bắc Kinh – Cuộc xâm lăng của Mông Cổ - Thành Cát TưHãn – Hốt Tất Liệt, con người và chính sách hậu cung của ông ta – Nhữngsố triệu của Marco PoloVào khoảng 1295, nghĩa là vào thời thịnh nhất của Venise, hai ông già vàmột trung niên, vẻ mệt mỏi, lưng vác đẫy, quần áo rách rưới, đầy bụi, hỏithăm đường về nhà, vì theo lời họ thì họ đã xa quê hương từ hai mươi sáunăm trước, không còn nhớ đường nữa. Họ bảo đã vượt biển trong cơn dôngtố, leo những ngọn núi cao, những cao nguyên hiểm trở, băng qua những samạc đầy đạo tặc và bốn lần vượt Vạn lí trường thành; họ đã sống hai chụcnăm ở nước Cathay[1], đã làm quan, phục vụ ông vua hùng cường nhất thếgiới. Họ khen nước đó là một đế quốc rất lớn, có những thị trấn rất đôngđúc, và một ông vua rất giàu, hơn hết thảy các nước châu Âu; có những thứđá dùng để sưởi [tức than đá], những tờ giấy thay vàng [tức giấy bạc], vànhững trái hồ đào (noix) lớn hơn đầu người, lại có những xứ mà con gái còntrinh thì không ai cưới hỏi, những xứ mà khách lạ tới nhà được tự ý “sửdụng” vợ hoặc con gái của chủ nhà. Họ kể như vậy, không ai tin họ cả, vàdân Venise đặt tên cho gã trẻ nhất là “Marco triệu” vì họ thấy gã có vẻ nóidóc nhất trong câu chuyện đưa ra những con số lớn phi thường, không tưởngtượng nổi.Marco, thân phụ và chú [hay cậu] ông ta không lấy vậy làm buồn vì họ mangvề từ viễn phương rất nhiều bảo ngọc, từ nay hoá giàu, nhờ vậy sẽ được mộtđịa vị cao sang ở quê nhà. Năm 1298, Venise đánh nhau với Gênes, MarcoPolo chỉ huy một tàu chiến; bị bắt và bị giam trong một khám đường ởGênes; để khỏi buồn, ông ta đọc cho một thư kí chép một tập du kí nổi danhnhất từ trước tới nay. Ông ta kể lại bằng một giọng giản dị, thân phụ ông tênlà Nicolas, chú ông tên là Maffeo và ông, lúc đi mới mười bảy tuổi, đã rờiAcre ra sao, vượt qua xứ Liban, băng qua xứ Mésopotamie mà tới vịnh BaTư ra sao; rồi từ Ba Tư tới miền cao nguyên Pamir, tới Khorassan và xứBalkh; từ đây họ nhập bọn với đoàn thương nhân tiến chầm chậm tớiKashgar và Khotan; sau họ băng qua sa mạc tới Tangut, vượt qua Vạn lítrường thành để tới Shangtu nơi mà vị Đại Khả Hãn[2] tiếp họ như những sứthần tầm thường của phương Tây trẻ trung[3].Họ không có ý ở lại Trung Hoa quá một hay hai năm, nhưng thấy có cơ hộilàm ăn được, nhất là nhờ Hốt Tất Liệt [Nguyên Thái Tổ 1277-1295] che chởbuôn bán rất dễ dàng, nên họ ở luôn tới gần một phần tư thế kỉ. Marco thànhcông nhất vì ông ta được làm thái thú Hàng Châu. Ông yêu thị trấn này, catụng nó là tiến bộ hơn các thị trấn châu Âu nhiều: dinh thự, cầu cống đẹphơn, nhiều dưỡng đường hơn, những chỗ ăn chơi, trác táng nhiều hơn, các kĩnữ, ca nhi đẹp hơn, thị trấn được tổ chức khéo hơn và dân chúng lễ độ,phong nhã hơn. Ông ta bảo chu vi Hàng Châu tới một trăm dặm[4].Hệ thống đường phố và kinh [Hàng Châu] thật mênh mông; cả đường phốvà kinh đều rộng, xe cộ và thuyền qua lại dễ dàng để tiếp tế tất cả những thứcần thiết cho một thị trấn lớn. Cầu lớn và nhỏ, có tất cả 12.000 cây. Nhữngcây bắc qua các con kinh lớn, nối những đường phố lớn, được xây cất rấtđẹp; vòng cầu (arche) cao tới nỗi thuyền không phải hạ cột buồm mà cũngqua được. Vậy mà xe và các loài vật chở hàng vẫn leo lên cầu được vì cácđường đưa lên cầu đều xây lài lài, dài hay ngắn tính rất kĩ, tuỳ theo vòngcầu cao hay thấp… Trong thị trấn có mười cái chợ lớn, không kể vô số cửatiệm dọc theo các đường phố. Mỗi khu chợ đó vuông vức nửa dặm[5] mỗichiều, chung quanh là một đường chính rộng bốn chục bước chân[6], chạythẳng băng từ đầu này đến đầu kia thị trấn. Song song với con đường lớn ấylà một con kinh rất rộng, trên bờ cất những kho chứa hàng bằng đá, tiện lợicho các thương nhân từ Ấn Độ hay các nơi khác lại với hàng hoá và đồ đạc.Tiện như vậy, họ ở sát ngay chợ. Tại mỗi khu chợ, mỗi tuần có ba ngàyphiên, số người tụ họp lại đông tới bốn hay năm vạn…Con đường nào cũng lát đá hay gạch. Hai bên con đường chính đều lát trênmột khoảng rộng mười bước; ở giữa trải đá cuội nhỏ và có cống hình vòngcung để nước mưa thoát được xuống kinh, thành thử đường lúc nào cũngkhô ráo. Xe cộ, qua lại không ngớt trên khoảng giữa trải đá cuội ấy. Xe cóthùng dài và có mui, trong có màn và nệm lụa, có thể chứa sáu người. Đànông và đàn bà thường mướn loại xe đó để tình tự với nhau…Có rất nhiều thịt rừng đủ loại… từ biển cách xa thị trấn khoảng hai mươilăm cây số, người ta chở thuyền vô rất nhiều cá… Lần đầu tiên trông thấynhững đống cá ấy, người ta tự hỏi làm sao bán hết được; vậy mà chỉ vài giờsau, ...

Tài liệu được xem nhiều: