Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương IV (tiếp theo)
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 380.59 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
1. Ở thôn quê Cảnh nghèo của nông dân – Các phương pháp canh tác – Gặt - Trà – Rau và cây ăn trái – Tính khắc khổ, kiên nhẫn của nông dân Tất cả nền văn học cực đa dạng của Trung Hoa, tất cả những tư tưởng tế nhị của họ và tất cả những cái tô điểm đời sống của họ đều nhờ đất đai …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương IV (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV - (2)III. ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY1. Ở thôn quêCảnh nghèo của nông dân – Các phương pháp canh tác – Gặt - Trà – Rauvà cây ăn trái – Tính khắc khổ, kiên nhẫn của nông dânTất cả nền văn học cực đa dạng của Trung Hoa, tất cả những tư tưởng tế nhịcủa họ và tất cả những cái tô điểm đời sống của họ đều nhờ đất đai phì nhiêucủa họ cả. Nói như vầy có lẽ đúng hơn: nhờ sức lao động của họ, vì sự phìnhiêu của đất đai là nhờ sức người chứ không phải tự nhiên mà có. Trongnhiều thế kỉ, những người sống đầu tiên sống trên đất Trung Hoa đã phảichiến đấu với rừng rú, với thú dữ, sâu bọ, lụt lội, hạn hán, với muối, phèn, vàbăng giá, rồi mới biến đổi được những miền hoang vu mênh mông ấy thànhruộng vườn tươi tốt. Cuộc chinh phục thiên nhiên cứ phải diễn lại hoài; chỉđốn rừng bậy bạ trong một thế kỉ là một miền biến thành sa mạc[1]; chỉ vàinăm bỏ bê là đồng biến thành rừng rậm. Cuộc chiến đấu khó nhọc và nguyhiểm; lúc nào các rợ ở chung quanh cũng có thể xâm lăng, chiếm các miềnkhó nhọc lắm mới khai phá xong. Chính vì vậy mà nông dân không sốngtrong những trại cách xa nhau mà ngay từ buổi đầu đã tụ họp nhau thànhxóm nhỏ, đắp một bức tường chung quanh, ban ngày ra đồng làm ruộng, cókhi ngủ trọn đêm ở ngoài đồng để canh trộm nữa.Phương pháp canh tác của họ rất giản dị, ngày nay cũng không khác ngàyxưa bao nhiêu. Đôi khi họ dùng cày – mới đầu bằng gỗ, rồi bằng đá, saucùng bằng sắt – nhưng thường thường họ xới đất rất kĩ bằng cây cuốc. Họbón ruộng bằng đủ các thứ phân họ kiếm được, kể cả phân người, phân chó.Từ một thời rất xa xăm, họ đã đào rất nhiều kinh dẫn nước sông vào ruộngkê; họ đào cả qua miền núi đá những đường nước sâu để tìm một ngọn suốingầm rồi dẫn nó tới một cánh đồng khô cạn. Họ không biết cách luân canh[năm này trồng giống này, năm sau trồng giống khác], không biết phân nhântạo, nhiều khi không có cả trâu bò, mà cũng làm được hai hay ba mùa mỗinăm – trên một nửa đất đai trồng trọt được của họ - và họ đã bắt đất phải sảnxuất nhiều thực phẩm cho họ, hơn bất kì một dân tộc nào khác trong lịch sử.Họ trồng nhiều nhất là lúa và kê, rồi tới lúa tiểu mạch (lúa mì), lúa đại mạch(orge). Lúa không những để ăn mà còn để cất rượu, nhưng nông dân ít khiđược uống nhiều rượu. Họ thích nhất là trà; sau lúa là trà chiếm nhiều đấttrồng trọt nhất. Mới đầu trà chỉ dùng làm thuốc trị bệnh, rồi mỗi ngày nó phổbiến, tới đời Đường thì nó đã được xuất cảng và được các thi nhân ngâmvịnh. Thế kỉ XV, cả Đông Á thích cái thú thanh nhã uống trà; người ta ganhđua nhau tìm những giống trà tốt hơn, và có những cuộc thi xem thứ trà nàongon nhất. Trung Hoa còn sản xuất nhiều rau mà vài thứ như đậu nành vàmăng rất bổ; còn những loại gia vị cay, nồng như hành, tỏi, và cả ngàn thứtrái cây. Không có đồng cỏ, nên trâu bò ít, chỉ dùng để kéo cày; còn để ănthịt thì chỉ có heo và gà vịt. Một số đông dân sống nhờ đánh cá ở sông biển.Gạo, mì ống, miến, rau và một vài con cá, đó là thức ăn chính của hạngngười thường; hạng phong lưu thì ăn thêm thịt heo, thịt gà; còn hạng giàu cóthì rất thích thịt vịt[2]. Trong các bữa yến tiệc ở Bắc Kinh, đôi khi người tadọn ra cả trăm món nấu bằng thịt vịt. Sữa bò rất hiếm, trứng gà cũng vậy màlại ít khi tươi; người ta làm một thứ sữa đậu nành và một thứ đậu phụ [tàuhũ] tựa như phó mát [phô mai]. Nấu ăn đã thành một nghệ thuật và người talàm đủ các món súp hải tần [?] với yến sào; có những món rất ngon làmbằng vi cá và ruột cá, bằng châu chấu, bằng con trùng, con nhộng; người taăn thịt ngựa, thịt la, thịt chuột, thịt rắn, thịt mèo, thịt chó. Người Trung Hoathích ăn; trên bàn ăn của nhà giàu thường thấy bày tuần tự bốn chục món,thực khách ăn rất mạnh, ba bốn giờ mới xong bữa.Người nghèo không cần ăn lâu như vậy. Nông dân phải làm tối tăm mặt mũi,mà chỉ trừ vài trường hợp rất hiếm, còn thì ít ai tin chắc được rằng không cólúc phải chết đói. Như ở mọi xứ khác, kẻ nào mạnh và khôn lanh cũng gâydựng nổi những cơ đồ lớn lao; tài sản trong nước tập trung vào trong tay mộtsố ít người. Lâu lâu, như dưới triều Tần Thuỷ Hoàng, người ta chia ruộngcho người cày, nhưng rồi chẳng bao lâu đất đai lại tập trung vào một sốngười vì luôn luôn có kẻ khôn, người dại. Đa số nông dân làm chủ khoảnhđất của mình, nhưng dân số tăng lên mau hơn diện tích đất khai phá, thànhthử khoảnh đất của họ cứ mỗi ngày một nhỏ đi. Rốt cuộc họ nghèo mạt,không hơn gì bọn cùng dân ở Ấn Độ. Lợi tức một gia đình nông dân trungbình không quá 1.200 quan (cũ) mỗi năm[3], nhiều kẻ chỉ sống bằng vài xumỗi ngày, và năm nào cũng có hằng triệu người chết đói. Từ hai ngàn nămnay, mỗi năm Trung Hoa có ít nhất là một cơn đói kém; một phần vì họ sinhsản mau quá, đất đai không nuôi nổi; một phần cũng vì phương tiện chuyênchở vừa ít vừa đắt. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương IV (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV - (2)III. ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY1. Ở thôn quêCảnh nghèo của nông dân – Các phương pháp canh tác – Gặt - Trà – Rauvà cây ăn trái – Tính khắc khổ, kiên nhẫn của nông dânTất cả nền văn học cực đa dạng của Trung Hoa, tất cả những tư tưởng tế nhịcủa họ và tất cả những cái tô điểm đời sống của họ đều nhờ đất đai phì nhiêucủa họ cả. Nói như vầy có lẽ đúng hơn: nhờ sức lao động của họ, vì sự phìnhiêu của đất đai là nhờ sức người chứ không phải tự nhiên mà có. Trongnhiều thế kỉ, những người sống đầu tiên sống trên đất Trung Hoa đã phảichiến đấu với rừng rú, với thú dữ, sâu bọ, lụt lội, hạn hán, với muối, phèn, vàbăng giá, rồi mới biến đổi được những miền hoang vu mênh mông ấy thànhruộng vườn tươi tốt. Cuộc chinh phục thiên nhiên cứ phải diễn lại hoài; chỉđốn rừng bậy bạ trong một thế kỉ là một miền biến thành sa mạc[1]; chỉ vàinăm bỏ bê là đồng biến thành rừng rậm. Cuộc chiến đấu khó nhọc và nguyhiểm; lúc nào các rợ ở chung quanh cũng có thể xâm lăng, chiếm các miềnkhó nhọc lắm mới khai phá xong. Chính vì vậy mà nông dân không sốngtrong những trại cách xa nhau mà ngay từ buổi đầu đã tụ họp nhau thànhxóm nhỏ, đắp một bức tường chung quanh, ban ngày ra đồng làm ruộng, cókhi ngủ trọn đêm ở ngoài đồng để canh trộm nữa.Phương pháp canh tác của họ rất giản dị, ngày nay cũng không khác ngàyxưa bao nhiêu. Đôi khi họ dùng cày – mới đầu bằng gỗ, rồi bằng đá, saucùng bằng sắt – nhưng thường thường họ xới đất rất kĩ bằng cây cuốc. Họbón ruộng bằng đủ các thứ phân họ kiếm được, kể cả phân người, phân chó.Từ một thời rất xa xăm, họ đã đào rất nhiều kinh dẫn nước sông vào ruộngkê; họ đào cả qua miền núi đá những đường nước sâu để tìm một ngọn suốingầm rồi dẫn nó tới một cánh đồng khô cạn. Họ không biết cách luân canh[năm này trồng giống này, năm sau trồng giống khác], không biết phân nhântạo, nhiều khi không có cả trâu bò, mà cũng làm được hai hay ba mùa mỗinăm – trên một nửa đất đai trồng trọt được của họ - và họ đã bắt đất phải sảnxuất nhiều thực phẩm cho họ, hơn bất kì một dân tộc nào khác trong lịch sử.Họ trồng nhiều nhất là lúa và kê, rồi tới lúa tiểu mạch (lúa mì), lúa đại mạch(orge). Lúa không những để ăn mà còn để cất rượu, nhưng nông dân ít khiđược uống nhiều rượu. Họ thích nhất là trà; sau lúa là trà chiếm nhiều đấttrồng trọt nhất. Mới đầu trà chỉ dùng làm thuốc trị bệnh, rồi mỗi ngày nó phổbiến, tới đời Đường thì nó đã được xuất cảng và được các thi nhân ngâmvịnh. Thế kỉ XV, cả Đông Á thích cái thú thanh nhã uống trà; người ta ganhđua nhau tìm những giống trà tốt hơn, và có những cuộc thi xem thứ trà nàongon nhất. Trung Hoa còn sản xuất nhiều rau mà vài thứ như đậu nành vàmăng rất bổ; còn những loại gia vị cay, nồng như hành, tỏi, và cả ngàn thứtrái cây. Không có đồng cỏ, nên trâu bò ít, chỉ dùng để kéo cày; còn để ănthịt thì chỉ có heo và gà vịt. Một số đông dân sống nhờ đánh cá ở sông biển.Gạo, mì ống, miến, rau và một vài con cá, đó là thức ăn chính của hạngngười thường; hạng phong lưu thì ăn thêm thịt heo, thịt gà; còn hạng giàu cóthì rất thích thịt vịt[2]. Trong các bữa yến tiệc ở Bắc Kinh, đôi khi người tadọn ra cả trăm món nấu bằng thịt vịt. Sữa bò rất hiếm, trứng gà cũng vậy màlại ít khi tươi; người ta làm một thứ sữa đậu nành và một thứ đậu phụ [tàuhũ] tựa như phó mát [phô mai]. Nấu ăn đã thành một nghệ thuật và người talàm đủ các món súp hải tần [?] với yến sào; có những món rất ngon làmbằng vi cá và ruột cá, bằng châu chấu, bằng con trùng, con nhộng; người taăn thịt ngựa, thịt la, thịt chuột, thịt rắn, thịt mèo, thịt chó. Người Trung Hoathích ăn; trên bàn ăn của nhà giàu thường thấy bày tuần tự bốn chục món,thực khách ăn rất mạnh, ba bốn giờ mới xong bữa.Người nghèo không cần ăn lâu như vậy. Nông dân phải làm tối tăm mặt mũi,mà chỉ trừ vài trường hợp rất hiếm, còn thì ít ai tin chắc được rằng không cólúc phải chết đói. Như ở mọi xứ khác, kẻ nào mạnh và khôn lanh cũng gâydựng nổi những cơ đồ lớn lao; tài sản trong nước tập trung vào trong tay mộtsố ít người. Lâu lâu, như dưới triều Tần Thuỷ Hoàng, người ta chia ruộngcho người cày, nhưng rồi chẳng bao lâu đất đai lại tập trung vào một sốngười vì luôn luôn có kẻ khôn, người dại. Đa số nông dân làm chủ khoảnhđất của mình, nhưng dân số tăng lên mau hơn diện tích đất khai phá, thànhthử khoảnh đất của họ cứ mỗi ngày một nhỏ đi. Rốt cuộc họ nghèo mạt,không hơn gì bọn cùng dân ở Ấn Độ. Lợi tức một gia đình nông dân trungbình không quá 1.200 quan (cũ) mỗi năm[3], nhiều kẻ chỉ sống bằng vài xumỗi ngày, và năm nào cũng có hằng triệu người chết đói. Từ hai ngàn nămnay, mỗi năm Trung Hoa có ít nhất là một cơn đói kém; một phần vì họ sinhsản mau quá, đất đai không nuôi nổi; một phần cũng vì phương tiện chuyênchở vừa ít vừa đắt. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử thế giới Tài liệu lịch sử thế giới Kiến thức về lịch sử thế giới Học lịch sử thế giới Lịch sử văn minh trung hoa Tài liệu lịch sử văn minh trung hoaTài liệu liên quan:
-
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
27 trang 35 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 31 0 0 -
255 trang 30 1 0
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 29 1 0 -
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 28 0 0 -
274 trang 27 0 0