Danh mục

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương V

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.11 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. BẠCH HOẠ Sự xung đột giữa Á và Âu – Người Bồ Đào Nha – Người Y Pha Nho – Người Hoà Lan – Người Anh – Buôn bán thuốc phiện – Loạn Thái Bình thiên quốc – Trung Nhật chiến tranh – Tính qua phân Trung Hoa – Khai phóng môn hộ - Từ Hi thái hậu – Các cải cách của Quang Tự
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương V Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V - CÁCH MẠNG VÀ PHỤC SINHI. BẠCH HOẠSự xung đột giữa Á và Âu – Người Bồ Đào Nha – Người Y Pha Nho – NgườiHoà Lan – Người Anh – Buôn bán thuốc phiện – Loạn Thái Bình thiên quốc– Trung Nhật chiến tranh – Tính qua phân Trung Hoa – Khai phóng môn hộ- Từ Hi thái hậu – Các cải cách của Quang Tự - Quang Tự mất quyền – Bọnquyền phỉ - Bồi khoảnSức mạnh khốc liệt đó là sức mạnh của cách mạng kĩ nghệ. Châu Âu nhờ sựphát minh ra sức mạnh cơ giới và áp dụng nó vào sự chế tạo hết máy nàyđến máy khác, bất tuyệt, mà canh tân, hùng cường lên, có thể sản xuất đượcrẻ hơn các dân tộc còn dùng sức cánh tay con người trong kĩ nghệ; chẳngbao lâu sản phẩm của họ, dân chúng trong nước không tiêu thụ hết, họ bắtbuộc phải kiếm thị trường để bán chỗ còn thừa, do đó họ không thể khôngbành trướng mà chiếm thế giới được, và thế kỉ XIX thấy được sự xung độtgiữa các nước văn minh cổ, mệt mỏi, của một châu Á ngưng trệ vì phươngpháp sản xuất cũ bằng tay, với những nước văn minh đã hồi xuân, đầy nhuệkhí của một châu Âu kĩ nghệ hoá.Cuộc cách mạng thương mại ở thời Christophe Colomb đã mở đường chocuộc cách mạng kĩ nghệ. Các cuộc thám hiểm thế giới đã tìm lại được nhữngđất bị bỏ quên, mở những đường thông thương mới, phát lộ cho các nướcvăn minh cũ biết những sản phẩm mới và những tư tưởng của phương Tây.Ngay từ đầu thế kỉ XVI, bọn giang hồ mạo hiểm Bồ Đào Nha sau khi địnhtrú ở Ấn Độ, chiếm Malacca rồi đi bán đảo Mã Lai và tới Quảng Châu(1517) với những chiếc tàu đẹp đẽ và những khẩu đại bác ghê gớm của họ.“Tàn bạo, không thừa nhận một pháp luật nào cả, coi tất cả các dân tộcphương Tây[1] như những con mồi ngon, họ quả là bọn ăn cướp”, và thổdân coi họ là bọn ăn cướp. Mới đầu các đại diện của họ bị nhốt khám, đềnghị thương mại của họ bị từ chối, và các cơ sở, kiến thiết của họ cứ lâu lâulại bị tàn phá vì người Trung Hoa vừa sợ vừa tức giận về thái độ, hành vi củahọ. Nhưng họ cũng giúp Trung Hoa diệt được các bọn ăn cướp khác, nêntriều đình Bắc Kinh thưởng công họ, năm 1557 cho họ được tự do ở Áo Môn(Ma Cao), muốn tổ chức gì ở đó tuỳ ý. Họ xây cất ở đó nhiều xưởng lớn nấuthuốc phiện, dùng đàn ông, đàn bà và cả trẻ con Trung Hoa; chỉ một trongnhững xưởng ấy mà đã phải nộp cho chính quyền Bồ Đào Nha Ma Cao mộtsố thuế mỗi năm gần ba chục triệu quan [cũ] Pháp.Rồi tới người Y Pha Nho chiếm Phi Luật Tân (1571) và đồng thời lập nghiệpở Đài Loan; tiếp theo là người Hoà Lan; sau cùng, năm 1673, năm chiếc tàuAnh đi ngược dòng sông Quảng Châu, người Trung Hoa nổ súng ngăn chặn,họ có hoả lực mạnh hơn, dẹp hết sức chống đối của Trung Hoa mà đem hànghoá vô bán. Người Bồ Đào Nha dạy cho người Trung Hoa hút thuốc lá vàđầu thế kỉ XVIII đem thuốc phiện Ấn Độ nhập cảng Trung Hoa. Chínhquyền Trung Hoa cấm ngặt, nhưng số người hút vẫn tăng lên mạnh tới nỗinăm 1795, họ đã tiêu thụ tới 4.000 thùng.Chính năm đó, triều đình Trung Hoa cấm nhập cảng thuốc phiện; năm 1800,nhắc lại lệnh ấy và đồng thời năn nỉ cả các nhà nhập cảng lẫn dân chúngnghĩ tới cái hại của thuốc phiện, nhưng thuốc phiện vẫn phát đạt rất mau;người Trung Hoa càng hăng mua, người Âu châu càng hăng hái bán và bọnquan lại địa phương vui vẻ cảm ơn những kẻ hối lộ, sau khi bỏ túi nhữngmón tiền “nhẩm sà”.Năm 1838, triều đình Bắc Kinh quyết định phải cấm cho được việc nhậpcảng thuốc phiện, muốn ra sao thì ra; một viên quan cương quyết, Lâm TắcTừ, ra lệnh cho các nhà nhập cảng ngoại quốc ở Quảng Châu phải đem nộptất cả số thuốc phiện tích trữ. Bọn ngoại nhân không chịu, ông cho quân línhđến bức, họ bắt buộc phải đem ra 20.000 thùng [mỗi thùng nặng hai mươicân], ông long trọng đem đốt hết đổ xuống biển. Người Anh bèn rút vềHương Cảng và “chiến tranh nha phiến” lần đầu tiên bắt đầu. Anh tuyên bốrằng phải tấn công không phải vì mất hết thuốc phiện, mà vì chính phủTrung Hoa vênh váo, xấc láo tiếp – hay không chịu tiếp – phái đoàn Anh, vàcố ý đánh thuế quá nặng, đưa ra những luật lệ cấm chỉ, để làm trở ngại việcmậu dịch. Rồi Anh dùng đại bác trên tàu nhả đạn vào các thị trấn TrungHoa, chiếm Ching kiang (Chấn Giang?)[2] trên Vận Hà[3], bắt Thanh đìnhphải xin hoà. Hoà ước Nam Kinh không nhắc một chữ tới nha phiến; Thanhđình phải nhường cho Anh đảo Hương Cảng, hạ quan thuế xuống còn nămphần trăm, mở làm thương khẩu các nơi: Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu,Ninh Ba [tức Định Hải] và Thượng Hải, lại phải bồi thường quân phí cùngsố nha phiến đã thiêu huỷ; sau cùng gặp những trường hợp khó khăn, phạmluật thì người Anh chỉ bị toà án lãnh sự Anh xử thôi. Các nước khác nhưPháp, Mĩ cũng theo gót Anh, đòi cho thương nhân của họ được những đặcquyền như người Anh.Từ đó chế độ cũ không thể cứu vãn được nữa rồi. Thanh đình đã “mất mặt”trong các việc thương lượng với ngoại nhân. Trước kia khinh bỉ họ, rồi tháchđố ...

Tài liệu được xem nhiều: