Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương V (tiếp theo)
Số trang: 37
Loại file: pdf
Dung lượng: 442.81 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V (2) III. BẮT ĐẦU MỘT TRẬT TỰ MỚI Sự thay đổi ở làng mạc - Ở tỉnh thành – Nhà máy – Thương mại – Nghiệp đoàn công nhân – Tiền lương – Tổ chức chính quyền mới – Chủ nghĩa quốc gia và sự Âu hoá
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương V (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V (2) III. BẮT ĐẦU MỘT TRẬT TỰ MỚISự thay đổi ở làng mạc - Ở tỉnh thành – Nhà máy – Thương mại – Nghiệpđoàn công nhân – Tiền lương – Tổ chức chính quyền mới – Chủ nghĩa quốcgia và sự Âu hoá – Hạ bệ Khổng tử - Chống tôn giáo – Luân lí mới – Sự tiếntriển của hôn nhân – Hạn chế sinh dục – Văn hoá mới – Hồ Thích – Yếu tốphá hoại – Yếu tố hồi sinhTrước kia cái gì cũng thay đổi không ngừng, trừ phương Đông, ngày nay cáigì cũng thay đổi ở phương Đông. Dân tộc thủ cựu nhất trong lịch sử bỗngnhiên trở thành dân tộc cấp tiến nhất sau Nga, và phá huỷ hoàn toàn nhữngchế độ, tục lệ xưa cho là bất di bất dịch. Không phải chỉ là sự cáo chung củamột triều đại như năm 1644 [nhà Thanh thay nhà Minh], mà là sự biến đổicủa cả một nền văn minh.Thường thường thôn quê biến đổi sau hơn cả và ít nhất; ruộng đất khôngthích hợp với những sự canh tân mau lẹ mà các thế hệ mới cũng phải cày cấyrồi mới gặt được. Nhưng gần 12.000 cây số đường xe lửa chạy ngang dọctrên các cánh đồng, và mặc dầu mười năm bị bỏ bê, không được sửa chữa,lại thường bị nhà binh trưng dụng, những đường xe lửa ấy vẫn nối các làngmạc xa xôi với bờ biển và mỗi ngày trút vào nông thôn tất cả các sản phẩmtạp nhạp xấu xí của châu Âu. Ngày nay, khắp cõi Trung Hoa, đâu đâu ngườita cũng thấy dầu lửa, đèn dầu lửa, hộp quẹt, thuốc lá, cả bột Mĩ nữa vì cácphương tiện vận chuyển ở Trung Hoa còn kém quá, nên tại các thị trấn ở bờbiển mua một số sản phẩm của Mĩ, Úc còn lợi hơn là chở từ trong nội địa ra.Ai cũng biết rằng sự phát triển kinh tế tuỳ thuộc sự tiến bộ về phương tiệnchuyên chở. Cho nên người Trung Hoa đã làm trên 30.000 cây số đường sácòn lầy lội hoặc bụi bặm, trên đó sáu ngàn chiếc xe “ca” chạy không đúnggiờ - ở phương Đông đâu đâu cũng vậy – nhưng lúc nào cũng đầy nhóc hànhkhách và hàng hoá. Máy nổ nối làng nọ với làng kia đã thực hiện được mộttrong số những sự thay đổi lớn nhất ở Trung Hoa: làm cho mất nạn đói kém.Tại thị trấn, các tư tưởng Âu Tây còn truyền bá mau hơn nữa. Sản phẩmngoại quốc chế tạo bằng máy nên rẻ hơn, cạnh tranh mạnh với đồ nội địa, vàcác tiểu công nghệ phải dẹp lần lần, hàng triệu thợ thủ công nghệ phải đi làmcho các nhà máy mà người ngoại quốc và người Trung Hoa xây cất trongcác thị trấn trên bờ biển. Tiếng khung dệt bằng tay thỉnh thoảng còn đượcnghe thấy ở thôn quê, ở thị trấn bặt hẳn; đồ vải nhập cảng tràn ngập khắpnước; người Trung Hoa nghèo đói phải chịu làm nô lệ trong các nhà máydệt. Các lò luyện sắt mọc lên ở Hàng Châu, coi xấu xí, đáng ghét như ởphương Tây. Các xưởng chế đồ hộp, làm bánh bích-qui, các nhà máy ximăng, xưởng đóng giày, xưởng chế tạo sản phẩm hóa học, nhà nấu rượu,nhà gây rượu la-ve, nhà máy điện, các xưởng chế tạo thuỷ tinh, làm giấy,làm xà bông, làm nến, làm đường bây giờ mọc lên ở khắp nơi, biến ngườithợ thủ công làm việc ở nhà thành thợ nhà máy. Nhưng sự phát triển kĩ nghệhơi chậm vì các nhà tư bản ngoại quốc ngại các cuộc cách mạng, các hỗnloạn xã hội, nối tiếp nhau hoài; lại thêm mỗi việc chuyên chở vừa khó khăn,vừa đắt tiền; các nguyên liệu kiếm được tại chỗ không luôn luôn thích hợpvới nhu cầu chế tạo; mà người Trung Hoa lại có thói quen khả ái này là đặttình gia tộc lên trên cả, đưa bà con họ hàng vô làm trong xưởng, trong phònggiấy, mà bọn đó thường không đủ năng lực. Sau cùng, thương mại bị tê liệtvì các thứ thuế nội địa, thuế đoan, và tục hối lộ, tham nhũng; mặc dầu vậythương mại vẫn phát triển mau hơn kĩ nghệ và hiện nay đóng một vai trò cốtyếu trong sự biến đổi nền kinh tế Trung Hoa[1].Kĩ nghệ mới đã tiêu diệt các phường và gây sự xáo trộn trong các tươngquan giữa chủ và người làm công. Xưa kia phường định số lượng và giá cảsau khi có sự thoả thuận giữa chủ và thợ, mà không ai sợ có sự cạnh tranhtrong miền; nhưng từ khi sự chuyên chở tiện lợi hơn, thương mại phát triểnhơn, mà đâu đâu các hoá phẩm trong miền cũng bị đồ ngoại hoá cạnh tranhthì không thể kiểm soát giá cả, qui định tiền lương được nữa nếu không chịuphục tòng các nhà tư bản và các hãng cạnh tranh ngoại quốc. Các phường dođó suy sụp, và bị thay thế bằng các phòng thương mại và các nghiệp đoàncông nhân. Phòng thương mại viện ra những qui tắc trật tự, trung tín, kinh tếtự do, còn nghiệp đoàn thì viện lẽ đói. Các vụ đình công và tẩy chay ngoạihoá thường xảy ra nhưng những phong trào ấy bắt ngoại nhân phải nhượngbộ chính quyền Trung Hoa hơn là phải tăng lương cho thợ. Năm 1928, SởXã hội Trung Hoa ở Thượng Hải tính rằng tiền công trung bình mỗi tuần củathợ dệt vào khoảng từ 26 tới 42 quan Pháp (cũ) đối với đàn ông và từ 17 tới27 quan đối với đàn bà. Trong các xưởng xay bột đàn ông lãnh 29 quan mỗituần; trong xưởng xi măng, họ lãnh 26 quan; nhà máy thuỷ tinh: 27,6 quan;nhà máy làm hộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương V (tiếp theo) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V (2) III. BẮT ĐẦU MỘT TRẬT TỰ MỚISự thay đổi ở làng mạc - Ở tỉnh thành – Nhà máy – Thương mại – Nghiệpđoàn công nhân – Tiền lương – Tổ chức chính quyền mới – Chủ nghĩa quốcgia và sự Âu hoá – Hạ bệ Khổng tử - Chống tôn giáo – Luân lí mới – Sự tiếntriển của hôn nhân – Hạn chế sinh dục – Văn hoá mới – Hồ Thích – Yếu tốphá hoại – Yếu tố hồi sinhTrước kia cái gì cũng thay đổi không ngừng, trừ phương Đông, ngày nay cáigì cũng thay đổi ở phương Đông. Dân tộc thủ cựu nhất trong lịch sử bỗngnhiên trở thành dân tộc cấp tiến nhất sau Nga, và phá huỷ hoàn toàn nhữngchế độ, tục lệ xưa cho là bất di bất dịch. Không phải chỉ là sự cáo chung củamột triều đại như năm 1644 [nhà Thanh thay nhà Minh], mà là sự biến đổicủa cả một nền văn minh.Thường thường thôn quê biến đổi sau hơn cả và ít nhất; ruộng đất khôngthích hợp với những sự canh tân mau lẹ mà các thế hệ mới cũng phải cày cấyrồi mới gặt được. Nhưng gần 12.000 cây số đường xe lửa chạy ngang dọctrên các cánh đồng, và mặc dầu mười năm bị bỏ bê, không được sửa chữa,lại thường bị nhà binh trưng dụng, những đường xe lửa ấy vẫn nối các làngmạc xa xôi với bờ biển và mỗi ngày trút vào nông thôn tất cả các sản phẩmtạp nhạp xấu xí của châu Âu. Ngày nay, khắp cõi Trung Hoa, đâu đâu ngườita cũng thấy dầu lửa, đèn dầu lửa, hộp quẹt, thuốc lá, cả bột Mĩ nữa vì cácphương tiện vận chuyển ở Trung Hoa còn kém quá, nên tại các thị trấn ở bờbiển mua một số sản phẩm của Mĩ, Úc còn lợi hơn là chở từ trong nội địa ra.Ai cũng biết rằng sự phát triển kinh tế tuỳ thuộc sự tiến bộ về phương tiệnchuyên chở. Cho nên người Trung Hoa đã làm trên 30.000 cây số đường sácòn lầy lội hoặc bụi bặm, trên đó sáu ngàn chiếc xe “ca” chạy không đúnggiờ - ở phương Đông đâu đâu cũng vậy – nhưng lúc nào cũng đầy nhóc hànhkhách và hàng hoá. Máy nổ nối làng nọ với làng kia đã thực hiện được mộttrong số những sự thay đổi lớn nhất ở Trung Hoa: làm cho mất nạn đói kém.Tại thị trấn, các tư tưởng Âu Tây còn truyền bá mau hơn nữa. Sản phẩmngoại quốc chế tạo bằng máy nên rẻ hơn, cạnh tranh mạnh với đồ nội địa, vàcác tiểu công nghệ phải dẹp lần lần, hàng triệu thợ thủ công nghệ phải đi làmcho các nhà máy mà người ngoại quốc và người Trung Hoa xây cất trongcác thị trấn trên bờ biển. Tiếng khung dệt bằng tay thỉnh thoảng còn đượcnghe thấy ở thôn quê, ở thị trấn bặt hẳn; đồ vải nhập cảng tràn ngập khắpnước; người Trung Hoa nghèo đói phải chịu làm nô lệ trong các nhà máydệt. Các lò luyện sắt mọc lên ở Hàng Châu, coi xấu xí, đáng ghét như ởphương Tây. Các xưởng chế đồ hộp, làm bánh bích-qui, các nhà máy ximăng, xưởng đóng giày, xưởng chế tạo sản phẩm hóa học, nhà nấu rượu,nhà gây rượu la-ve, nhà máy điện, các xưởng chế tạo thuỷ tinh, làm giấy,làm xà bông, làm nến, làm đường bây giờ mọc lên ở khắp nơi, biến ngườithợ thủ công làm việc ở nhà thành thợ nhà máy. Nhưng sự phát triển kĩ nghệhơi chậm vì các nhà tư bản ngoại quốc ngại các cuộc cách mạng, các hỗnloạn xã hội, nối tiếp nhau hoài; lại thêm mỗi việc chuyên chở vừa khó khăn,vừa đắt tiền; các nguyên liệu kiếm được tại chỗ không luôn luôn thích hợpvới nhu cầu chế tạo; mà người Trung Hoa lại có thói quen khả ái này là đặttình gia tộc lên trên cả, đưa bà con họ hàng vô làm trong xưởng, trong phònggiấy, mà bọn đó thường không đủ năng lực. Sau cùng, thương mại bị tê liệtvì các thứ thuế nội địa, thuế đoan, và tục hối lộ, tham nhũng; mặc dầu vậythương mại vẫn phát triển mau hơn kĩ nghệ và hiện nay đóng một vai trò cốtyếu trong sự biến đổi nền kinh tế Trung Hoa[1].Kĩ nghệ mới đã tiêu diệt các phường và gây sự xáo trộn trong các tươngquan giữa chủ và người làm công. Xưa kia phường định số lượng và giá cảsau khi có sự thoả thuận giữa chủ và thợ, mà không ai sợ có sự cạnh tranhtrong miền; nhưng từ khi sự chuyên chở tiện lợi hơn, thương mại phát triểnhơn, mà đâu đâu các hoá phẩm trong miền cũng bị đồ ngoại hoá cạnh tranhthì không thể kiểm soát giá cả, qui định tiền lương được nữa nếu không chịuphục tòng các nhà tư bản và các hãng cạnh tranh ngoại quốc. Các phường dođó suy sụp, và bị thay thế bằng các phòng thương mại và các nghiệp đoàncông nhân. Phòng thương mại viện ra những qui tắc trật tự, trung tín, kinh tếtự do, còn nghiệp đoàn thì viện lẽ đói. Các vụ đình công và tẩy chay ngoạihoá thường xảy ra nhưng những phong trào ấy bắt ngoại nhân phải nhượngbộ chính quyền Trung Hoa hơn là phải tăng lương cho thợ. Năm 1928, SởXã hội Trung Hoa ở Thượng Hải tính rằng tiền công trung bình mỗi tuần củathợ dệt vào khoảng từ 26 tới 42 quan Pháp (cũ) đối với đàn ông và từ 17 tới27 quan đối với đàn bà. Trong các xưởng xay bột đàn ông lãnh 29 quan mỗituần; trong xưởng xi măng, họ lãnh 26 quan; nhà máy thuỷ tinh: 27,6 quan;nhà máy làm hộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử thế giới Tài liệu lịch sử thế giới Kiến thức về lịch sử thế giới Học lịch sử thế giới Lịch sử văn minh trung hoa Tài liệu lịch sử văn minh trung hoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 37 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 36 0 0 -
250 trang 32 1 0
-
27 trang 32 0 0
-
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 26 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 26 1 0 -
255 trang 26 1 0
-
274 trang 26 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 26 0 0